I.- Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:
Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, với nhiệm vụ tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá cảnh; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”. Một số nhiệm vụ cụ thể đã tập trung thực hiện như sau:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 169/QĐ-BNN-KH ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 16/QĐ-SNN-VP ngày 16 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2012 của Sở).
- Tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 về thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp-nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X. Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố theo Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008 về thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố năm 2012 đạt chỉ tiêu đề ra.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015, các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 đã được phê duyệt.
- Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã và phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
II.- Tình hình sản xuất nông nghiệp:
1.- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 9 tháng đầu năm 2012:
Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 9 năm 2012 ước đạt 359,3 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 2.473,8 tỷ đồng, tăng 6,0% so với cùng kỳ 2011, trong đó:
+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 668,5 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ.
+ Chăn nuôi: giá trị sản xuất ước đạt 753 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ.
+ Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 21 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.
+ Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 856,3 tỷ đồng, tăng 9,8% cùng kỳ.
+ Dịch vụ nông nghiệp: đạt 175 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.
+ Dịch vụ thủy sản: đạt 22,8 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ.
2.- Trồng trọt:
2.1.- Rau: Diện tích gieo trồng đến nay ước đạt 12.424 ha, tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó rau an toàn là 12.176 ha, tăng 6,1 so cùng kỳ (Trong đó, vụ Đông Xuân ước 5.977 ha, tăng 16,9% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu ước đạt 3.979 ha, tăng 4,7% so với cùng kỳ; vụ Mùa tính đến nay ước đạt 2.468 ha, bằng 88,4% so với cùng kỳ).
2.2.- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng đến nay là 1.443 ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ; trong đó mai: 483 ha, bằng 98,1% so cùng kỳ; lan: 210 ha, tăng 5% so cùng kỳ; hoa nền: 400 ha, tăng 14,3%; kiểng, bonsai: 350 ha, xấp xỉ cùng kỳ.
2.3.- Lúa: Diện tích gieo trồng đến nay ước đạt 14.236 ha, giảm 14,8% so với cùng kỳ.
2.4.- Cây cao su: Tổng diện tích cao su đến nay là 3.945 ha, tăng 12,7% so cùng kỳ.
2.5.- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái đến nay ước 10.000 ha, tăng 2% so với cùng kỳ.
3. Chăn nuôi:
3.1. Gia súc:
- Bò: Tổng đàn 112.187 con, tăng 5,4% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 88.487 con, tăng 8,8% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 45.950 con, tăng 8,6% so cùng kỳ. Năng suất sữa 15,1 kg/con/ngày, tăng 0,6% so với năm 2011. Sản lượng sữa bò tươi trong 9 tháng đầu năm đạt 187.338 tấn, tăng 9,4% so cùng kỳ.
- Trâu: Tổng đàn 5.549 con, giảm 6,2% so với cùng kỳ.
- Heo: Tổng đàn 354.796 con, tăng 10,6% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 49.904 con, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
3.2. Chăn nuôi khác:
- Chim Yến: Sản lượng tổ Yến trong 9 tháng đầu năm 2012 đạt 900 kg, tăng 38,5% so với cùng kỳ.
- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 167.500 con, giảm 9,5% so cùng kỳ.
4. Về thủy sản:
- Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 9 ước đạt 6.755 tấn, lũy kế 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 39.762 tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó:
+ Sản lượng nuôi trồng: 21.242 tấn, tăng 13,2% so cùng kỳ.
+ Sản lượng đánh bắt: 18.520 tấn, tăng 7,4% so cùng kỳ.
+ Cá cảnh: 55 triệu con, tăng 5,8% so cùng kỳ.
5.- Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:
Các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2012 từ nguồn vốn ngân sách thành phố và vốn viện trợ phát triển (ODA) theo các Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 (đợt 1) và Quyết định số 4191/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 (đợt 2). Trong đó:
- Các chủ đầu tư trực thuộc Sở: gồm 8 công trình chuyển tiếp, 02 công trình chuẩn bị thực hiện dự án, 01 công trình chuẩn bị đầu tư với tổng kinh phí: 273.500 triệu đồng;
- Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý Khai thác Dịch vụ thủy lợi được ghi vốn 04 công trình chuyển tiếp và 04 công trình khởi công mới, với tổng kinh phí là 160.000 triệu đồng.
Theo báo cáo của các chủ đầu tư đến ngày 30/8/2012, kết quả thực hiện như sau:
- Các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giá trị khối lượng thực hiện: 185.000 triệu đồng; đã giải ngân tính đến tháng 30/8/2012 là 182.682/ 273.500 triệu đồng, đạt 66,8% kế hoạch, trong đó riêng đền bù là 136.558 triệu đồng; ước giải ngân đến ngày 30/9/2012 là 183.970/ 273.500 triệu đồng, đạt 67,2% kế hoạch; cụ thể như sau:
+ Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình: Giá trị khối lượng đã giải ngân đến ngày 30/8/2012 là 71.994/ 155.000 triệu đồng, đạt 46,44% kế hoạch; ước thực hiện đến ngày 30/9/2012 là 75.000 triệu đồng, đạt 48,38% kế hoạch.
Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 3974/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 về chuyển Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố. Ngày 28/8/2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển và Phát triển nông thôn và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố đã tổ chức bàn giao chính thức.
+ Trung tâm Công nghệ Sinh học: Giá trị khối lượng đã giải ngân tính đến ngày 30/8/2012 là 5.664/ 7.000 triệu đồng, đạt 81% kế hoạch; ước thực hiện đến ngày 30/9/2012 là 6.000/7.000 triệu đồng, đạt 85,71% kế hoạch.
+ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn: Giá trị khối lượng đã giải ngân tính đến ngày 30/8/2012 là 5.050/ 6.000 triệu đồng, đạt 84% kế hoạch; ước thực hiện đến ngày 30/9/2012 là 5.500/ 6.000 triệu đồng, đạt 91,66% kế hoạch.
+ Ban quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố: 97.000/ 97.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
+ Ban Quản lý dự án QSEAP: 270/ 1.500 triệu đồng, đạt 18% kế hoạch; ước thực hiện đến ngày 30/9/2012 là 470/ 1.500 triệu đồng, đạt 31,33% kế hoạch.
- Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi: Giá trị khối lượng đã giải ngân tính đến 30/8/2012 là 83.194 triệu đồng, đạt 51,8% kế hoạch; ước thực hiện đến ngày 30/9/2012 là 87.000/ 160.000 triệu đồng, đạt 54,37% kế hoạch.
III.- Kết quả hoạt động một số lĩnh vực chuyên ngành:
1.- Lĩnh vực chăn nuôi – thú y:
- Triển khai thực hiện Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Công điện số 218/CĐ-TTg ngày 20/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch cúm A (H5N1); Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/7/2012 về kiểm soát, ngăn chặn tình trạng xâm nhập và lây lan nguồn dịch từ các nước qua con đường nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản: Chỉ thị số 395/CT-BNN-TY ngày 22/02/2012 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm; Quyết định số 647/QĐ-BNN-TY ngày 28/3/2012 của về việc phê duyệt Kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012; Công điện khẩn số 06/CĐ-BNN-TY ngày 05/4/2012 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh; Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/07/2012 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y; Công văn số 3201/UBND-CNN ngày 05/7/2012 về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố; Công văn 4228/UBND-CNN ngày 21/8/2012 về việc triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố.
- Kết quả tiêm phòng đợt I/2012: bệnh lở mồm long móng trên bò 90% tổng đàn bò; bệnh lở mồm long móng trên heo: 88% tổng đàn; dịch tả heo: 88% tổng đàn; tụ huyết trùng trâu bò: 72% tổng đàn, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc thành phố.
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố về kinh phí tiêm phòng vắc xin heo tai xanh (PRRS) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng đợt II/2012 cho đàn gia súc trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục triển khai mô hình điểm quản lý thực phẩm theo "Chuỗi thực phẩm an toàn - Chuỗi thịt heo, thịt gà và trứng gà" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1325/TTg-KGVX ngày 04/8/2011 về Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo Chuỗi thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục phối hợp lực lượng các đoàn tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép; tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền và kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi nhập cư, nhất là tại các xã giáp ranh với các tỉnh; quản lý tình hình nhập xuất đàn gia súc - gia cầm. Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, xét nghiệm, đánh giá chất tồn dư beta-agonist trong nước tiểu, thức ăn, thịt tại các cơ sở chăn nuôi heo, cơ sở giết mổ heo và trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
- Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, Chi cục Thú y đã phối hợp tốt với đoàn liên ngành và lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, phát hiện một số trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch với số lượng lớn; toàn bộ các lô hàng nói trên đã được xử lý theo quy định. Từ đầu năm đến nay, số trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trên toàn địa bàn thành phố là 3.621 trường hợp (tăng 6,59% so cùng kỳ năm 2011), tổng số tiền phạt là 3.832.350.000 đồng (tăng 26,61% so cùng kỳ), với số lượng gồm: 1.430.975 con heo hơi, 631.902 con heo bên, 13.204.135 con gia cầm sống, 12.014.820 con gia cầm tươi, 885.119.292 quả trứng gia cầm. Trong đó, riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã xử phạt vi phạm hành chính 358 trường hợp (tăng 49,17% so cùng kỳ) với tổng số tiền phạt là 750.250.000 đồng (tăng 57,95% so cùng kỳ).
- Trong thời gian qua, thành phố đã thực hiện tốt Đề án chiến lược phát triển chăn nuôi tạo nguồn bình ổn giá, từ năm 2008 đến 2011, các doanh nghiệp đã cung ứng cho thị trường trên 1,5 triệu con heo thịt, tương ứng 137.000 tấn; 50,8 triệu quả trứng gia cầm, góp phần chủ động bình ổn giá cả thị trường tại thành phố.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các tỉnh thực hiện chương trình hợp tác về kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay đã ký kết trực tiếp với 18 tỉnh (Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bình Thuận, Đồng Tháp, Vĩnh Long). Dự kiến sau khi triển khai thực hiện các bản thỏa thuận hợp tác với các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh sẽ kiểm soát được khoảng 71.500 tấn rau, quả/tháng, tương đương 69% tổng sản lượng rau cung ứng từ các tỉnh nhập về tiêu thụ tại thành phố; 13.603 tấn thịt heo/tháng (chiếm 78,85% so với tổng nhu cầu tiêu thụ thịt heo của thành phố), 4.976 tấn thịt gà/tháng (chiếm 86,54% so với tổng nhu cầu tiêu thụ thịt gà của thành phố); 76,9 triệu trứng gia cầm/tháng (chiếm 71,06% so với tổng nhu cầu tiêu thụ trứng gà của thành phố); 16.721 tấn thủy sản /tháng (chiếm khoảng 75,3%).
2.- Lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật:
- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Mùa năm 2012. Chi cục Bảo vệ thực vật tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả.
- Tiếp tục tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây lâm nghiệp và tập huấn chuyên môn bảo vệ thực vật và trang bị dụng cụ cho nhân viên phục vụ công tác điều ra phát hiện và dự tính dự báo tình hình sinh vật hại năm 2012.
- Về công tác kiểm dịch thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật đang tổ chức điều tra sinh vật ngoại lai khu vực nội thành; tiến hành kiểm tra giống cây trồng sau nhập khẩu.
- Về công tác thanh tra chuyên ngành: Trong 9 tháng đầu năm đã tiến hành thanh, kiểm tra 158 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và kiểm tra chất lượng 60 mẫu thuốc bảo vệ thực vật; kết quả phát hiện có 01 cơ sở vi phạm và 01 mẫu thuốc không đạt yêu cầu. Về công tác thanh, kiểm tra các hộ nông dân đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, từ đầu năm đến nay đã tiến hành thanh, kiểm tra 152 hộ nông dân về sử dụng thuốc; kết quả chưa phát hiện có hộ nào vi phạm.
- Về công tác phát triển vùng sản xuất rau an toàn: Tính đến nay đã có 3.824 hộ nông dân trồng rau ký Bản cam kết.
- Về công tác kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp phân tích nhanh GT-TestKit: Từ đầu năm đến nay đã kiểm tra 4.790 mẫu (trong đó, 520 mẫu tại vùng sản xuất và 4.270 mẫu tại 03 chợ đầu mối kinh doanh nông sản), kết quả có 32 mẫu dương tính. Các mẫu dương tính này đã được kiểm tra định lượng, kết quả dư lượng đều dưới mức cho phép.
- Tình hình hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012: diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 ước khoảng 1.177,1 ha, tăng 4,93% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa lan, bonsai, cây kiểng và hoa nền.
Ước sản lượng hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán năm 2012 khoảng 470 ngàn chậu bonsai và kiểng cổ (tăng 17,5% so với cùng kỳ); 2,5 triệu chậu lan (tăng 8,7% so với cùng kỳ); 3 triệu cành lan (tăng 11,1% so với cùng kỳ); 6,4 triệu chậu hoa nền (tăng 3,2% so với cùng kỳ) và 1,5 triệu chậu mai (không tăng so với cùng kỳ).
3. Lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm:
- Tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.493 ha, độ che phủ rừng 18,76%. Tính đến nay, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh trên địa bàn thành phố là 39,38%, tăng so cùng kỳ 2011.
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/2012/CT-UBND ngày 13/3/2012 của UBND thành phố về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2012; chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại văn bản số 1772/VP-CNN ngày 14/3/2012 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chi cục Lâm nghiệp đã tổ chức điều tra cây trồng phân tán tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố để xây dựng kế hoạch và dự toán cung cấp cây phân tán năm 2012; tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cây giống phân tán năm 2012 là 300.000 cây các loại phục vụ nhu cầu trồng cây phân tán của các đơn vị trên địa bàn thành phố; đến nay đã gieo ươm, chăm sóc 80.000 cây bóng mát (37 loài), 81.000 cây mọc nhanh (03 loài) và 139.000 cây kiểng. Chi cục đã cung cấp 285.759 cây phân tán các loại cho 64 đơn vị trồng.
- Thực hiện Đề án trồng rừng và cây xanh thành phố giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 03/02/ 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch trồng rừng và cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2012 (văn bản số 2234/UBND-CNN ngày 17/5/2012). Đến nay đã trồng 402.000 cây.
- Thực hiện kế hoạch trồng chuyển hóa và chăm sóc rừng: Tiếp tục thực hiện công tác trồng chuyển hóa và chăm sóc rừng tại các ấp 3, 6, 7 xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Tại Khu công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, Chi cục Lâm nghiệp tiếp tục tổ chức chăm sóc 6.037 cây trồng cảnh quan Đền Hùng (đã trồng dặm 197 cây) và 100 cây Sưa do đồng chí Trương Tấn Sang tặng; triển khai khảo sát, xây dựng Dự án trồng mới và chuyển hóa 22 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong Khu Công viên – Lịch sử Văn hóa Dân tộc. Triển khai thực hiện công tác xây dựng khu sưu tập thân gỗ và sinh cảnh Vườn Thực vật Củ Chi năm 2012; hiện nay đang tiếp tục chăm sóc 8.597 cây tại các phân khu; trồng mới 2.116 cây/ 2.814 cây theo kế hoạch năm 2012. Đến nay đã trồng được 402.000 cây.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện Củ Chi để tiếp nhận đất rừng cao su lập dự án đầu tư mở rộng Vườn Thực vật Củ Chi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Văn bản số 418/UBND-CNN ngày 03/02/2012. Hiện đang thuê đơn vị tư vấn khảo sát lập bản vẽ hiện trạng vị trí giao thuê đất để lập dự án. Tiếp nhận 82,54 ha từ Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh để xây dựng dự án trồng rừng quản lý theo quy chế rừng phòng hộ môi trường.
- Về công tác trồng 500.000 cây xanh ven sông, rạch, Chi cục Lâm nghiệp đã cung cấp cây cho các Quận - Huyện Đoàn trồng; đến nay đã trồng được 101.450 cây ở các quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè.
- Thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã, trong 9 tháng đầu năm Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền cho 11.019 lượt người; cung cấp 1.286 bộ văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; vận động hộ dân sống trong rừng ký 586 bản cam kết bảo vệ rừng.
- Chi cục Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ rừng về công tác bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi chặt phá cây rừng, đào bắt địa sâm, săn bắt thú rừng trong rừng phòng hộ môi trường Cần Giờ. Trong 9 tháng đầu năm 2012, Chi cục đã tổ chức 721 lượt tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã; phối hợp với chủ rừng thực hiện 191 lượt tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn; kiểm tra công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng 439 lượt; phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 75 lượt .
- Về công tác kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã, từ đầu năm 2012 đến nay Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 1.331 lượt với 1.072 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh gỗ, lâm sản và kiểm tra 108 lượt buôn bán động vật hoang dã trái phép. Kết quả, đã lập biên bản 101 vụ vi phạm và đã xử phạt vi phạm hành chính 77 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước 662.867.500 đồng, bằng 60,55% so cùng kỳ năm 2011.
- Về công tác cứu hộ động vật hoang dã, hiện nay, tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi có 131 cá thể thuộc 28 loài đang được chăm sóc cứu hộ.
4.- Lĩnh vực Thủy sản – Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của TTCP về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (Tờ trình số 1126/SNN-TS ngày 13/7/2012).
- Tiếp tục phối hợp các sở - ngành, quận - huyện triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gồm các nội dung: Quy hoạch vùng và công nhận cho các hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định; triển khai Chương trình hỗ trợ khai thác xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và DK1. Phối hợp Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn trong công tác huy động tàu thuyền, nhân lực sẵn sàng tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 28/2011/TT-BNNPTNT về quy định việc chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu; Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT về Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển; Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản; Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT về ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thới hạn trong năm; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
- Tiếp tục triển khai Chương trình giám sát dịch bệnh cá cảnh và Chương trình nuôi tốt cá cảnh giai đoạn 2011 – 2015; điều tra giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục phối hợp với Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các hoạt động nghề cá trên vùng biển thành phố Hồ Chí Minh. Trong 9 tháng đầu năm 2012, Chi cục đã tổ chức thực hiện 06 đợt tuần tra, kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa (huyện Cần Giờ), tiến hành kiểm tra 302 phương tiện; trong đó đã phát hiện 44 vụ vi phạm và đã xử lý 30 vụ; tổng số tiền thu phạt là 8.750.000 đồng. Đồng thời, tham gia liên kiểm bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Chi cục Thuỷ sản các tỉnh Đồng Nai, Long An và Thanh tra Thuỷ sản các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, tiến hành kiểm tra 77 phương tiện, trong đó phát hiện 18 vụ vi phạm.
- Thực hiện công tác quản lý chất lượng thủy sản tại chợ đầu mối Bình Điền, trong tháng, từ đầu năm đến nay Chi cục đã thực hiện kiểm tra ngoại quan, cảm quan sản phẩm thủy sản tươi ướp đá với số lượng 75.400 tấn; kết quả đều đảm bảo độ tươi, không lẫn tạp chất để làm thực phẩm.
- Về công tác thanh kiểm tra các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thủy sản: Chi cục đã tiến hành kiểm tra 10 cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản và lấy 12 mẫu thức ăn phân tích định lượng tại các phòng kiểm nghiệm. Kết quả chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm.
- Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố hiện nay là 1.738 chiếc, với tổng số thuyền viên là 6.883 người; trong đó, tổng số tàu thuyền có công suất lớn hơn 90 CV là 138 chiếc, với tổng số thuyền viên là 1.353 người; tổng số tàu thuyền có công suất từ 20 CV đến 90 CV là 780 chiếc, với tổng số thuyền viên là 3.021 người; tổng số tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20 CV là 820 chiếc, với tổng số thuyền viên là 2.509 người. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền nói trên, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền đang hoạt động trên Biển Đông để xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.
5.- Lĩnh vực thủy lợi – phòng chống lụt bão:
- Triển khai các biện pháp đối phó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kiểm tra thực địa tình hình quản lý, vận hành công trình thủy lợi trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2011 – 2012. Trình Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển huyện Cần Giờ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Về công tác xây dựng mốc chỉ giới công trình thủy lợi năm 2012: đến nay đã hoàn thành cắm 590 mốc giai đoạn 1. Còn lại 240 mốc sẽ thực hiện trong giai đoạn 2.
- Triển khai Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn; xác định phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, bờ sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn quận, huyện triển khai thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại phường - xã - thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn thành phố. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2012/CT-UBND ngày 29/02/2012 và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2012. Tổ chức trực ban để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, triều cường nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
- Về công tác cảnh báo thời tiết nguy hiểm, áp thấp nhiệt đới, bão: Trong tháng 8/2012, trên biển Đông đã xuất hiện 1 đợt thời tiết nguy hiểm và các cơn bão số 5, 6 (không ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố). Để chủ động phòng, chống, ứng phó và giảm thiểu tối đa các thiệt hại, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, bão, kịp thời thông tin đến các sở, ngành, quận, huyện liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó. Kết quả : Tình hình tàu thuyền đánh bắt xa bờ của thành phố vẫn đảm bảo an toàn trước diễn biến của thời tiết nguy hiểm, bão.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 đợt mưa giông và lốc xoáy tại ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ trong ngày 17/7/2012 làm sập hoàn toàn 01 căn nhà, làm tốc mái và hư hỏng một phần của 15 căn nhà khác. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cần Giờ đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện và Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông huy động các tổ chức, đoàn thể phối hợp lực lượng xung kích của địa phương tiến hành tháo dỡ, dọn dẹp căn nhà bị sập hoàn toàn và sửa chữa lại các căn nhà bị tốc mái và chằng chống lại nhà xiêu vẹo, hư hỏng.
- Về kết quả thực hiện các công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước: Đến nay đã hoàn thành 279/ 319 công trình với tổng chiều dài là 312 km; các công trình này đã phát huy hiệu quả trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho khoảng 10.710 ha đất sản xuất nông nghiệp; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 17.360 hộ dân (trong đó có 133/ 135 công trình theo Công văn số 4358/UBND-CNN ngày 10/7/2008; 122/ 125 công trình theo Công văn số 3777/UBND-CNN ngày 29/7/2009 và 24/ 59 công trình theo Công văn số 1082/UBND-CNN ngày 14/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố).
- Tiếp tục tham gia Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”. Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011.
6.- Lĩnh vực phát triển nông thôn:
- Về kinh tế tập thể: Tính đến tháng 9/2012, trên địa bàn thành phố có 54 Hợp tác xã và 220 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức triển khai công tác vận động, tư vấn xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã; đồng thời, phối hợp với Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức cho ban quản lý, ban quản trị và kế toán Hợp tác xã, Tổ hợp tác với tổng số 35 học viên.
- Về thực hiện chính sách: Tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Trong 9 tháng năm 2012, có 305 phương án được phê duyệt theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND, gồm 1.819 hộ vay vốn với tổng vốn đầu tư là 1.055 tỷ đồng, trong đó tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 482 tỷ đồng. Lũy kế từ khi triển khai Quyết định 36/2011/QĐ-UBND đến nay đã có 589 phương án, 3.398 hộ, tổng vốn đầu tư 1.917 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 1.025 tỷ đồng. Về việc tham mưu điều chỉnh Quyết định 36, đến nay, văn bản dự thảo đã được sự thống nhất của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính/Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố và Sở Tư pháp; đã trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
- Về phát triển ngành nghề nông thôn: Xây dựng “Đề án Bảo tồn và Phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020”. Tiếp tục triển khai Hội thi “An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn” lần thứ VI – năm 2012. Trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn năm 2012.
- Về diêm nghiệp, tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ muối trên địa bàn thành phố. Đến nay, trên địa bàn huyện Cần Giờ có 673 hộ tham gia sản xuất muối với tổng diện tích là 1.532,2 ha, trong đó có 162 ha muối trải bạt; bao gồm xã Lý Nhơn 860 ha, Long Hoà 202,2 ha, Thạnh An 400 ha và thị trấn Cần Thạnh 70 ha. Sản lượng thu hoạch là 48.111 tấn, trong đó có 5.384 tấn muối trải bạt; đến nay đã tiêu thụ 28.200 tấn, trong đó có 4.800 tấn muối trải bạt. Giá muối mua tại ruộng: muối trắng 1.600 đồng/kg, muối vàng 1.500 đồng/kg, muối bạt 1.750 đồng/kg.
- Về công tác di dân - định cư: Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án “Quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020”. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ lập dự án di dời các hộ phòng tránh bão tại xã đảo Thạnh An theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.- Chương trình xây dựng nông thôn mới:
7.1. Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm:
- Xã Tân Thông Hội (xã điểm do Trung ương chọn): Khi xây dựng đề án đạt 9/19 tiêu chí, đến tháng 9 năm 2012 đạt 18/19 tiêu chí. Còn tiêu chí số 5 (Cơ sở vật chất trường học), hiện đang thi công (còn Trường Trung học cơ sở) tiến độ đạt 75%. Dự kiến đưa vào khai giảng năm học 2012 – 2013. Đang thực hiện kế hoạch duy trì, phân kỳ tiến độ thực hiện, nâng chất các tiêu chí đạt được trong giai đoạn 2012 – 2015.
- Thái Mỹ: khi xây dựng đề án đạt 8/19 tiêu chí, đến tháng 9/2012 đạt 17/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2012 đạt chuẩn 02 tiêu chí còn lại (gồm các Tiêu chí: 07: Chợ nông thôn; 10: Thu nhập).
- Xã Xuân Thới Thượng: khi xây dựng đề án đạt 6/19 tiêu chí, đến tháng 9/2012 đạt 16/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2012 đạt chuẩn 03 tiêu chí còn lại (gồm các Tiêu chí: 5: Trường học; Tiêu chí 16 : Văn hóa; Tiêu chí 17: Môi trường).
- Xã Tân Nhựt: khi xây dựng đề án đạt 5/19 tiêu chí, đến tháng 9/2012 đạt 15/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2012 đạt chuẩn 04 tiêu chí còn lại (gồm các TC: 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 5: Trường học; 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Xã Nhơn Đức: khi xây dựng đề án đạt 5/19 tiêu chí, đến tháng 9/2012 đạt 14/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2012 đạt chuẩn 05 tiêu chí còn lại (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 5: Trường học; 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 7: Chợ nông thôn).
- Lý Nhơn: khi xây dựng đề án đạt 6/19 tiêu chí, đến tháng 9/2012 đạt 13/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2012 đạt chuẩn 06 tiêu chí còn lại (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 5: Trường học; 7: Chợ nông thôn; 10: Thu nhập; 12: Cơ cấu lao động; 14: Giáo dục).
Hiện nay, đang chuẩn bị thực hiện các nội dung để tổng kết đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới do Thành phố chỉ đạo trực tiếp (dự báo tổ chức Hội nghị tổng kết vào cuối tháng 12/2012).
7.2. Kết quả thực hiện tại 51 xã nhân rộng:
7.2.1. Đối với 22 xã nhân rộng – Giai đoạn 1 (gồm huyện Củ Chi: 09 xã; Hóc Môn: 05 xã; Bình Chánh: 04 xã; Nhà Bè: 02 xã; Cần Giờ: 02 xã):
Ban Quản lý Xây dựng nông thôn mới các xã đã khảo sát, hoàn thành đề án, trình Ban Chỉ đạo huyện. Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã góp ý (cuối năm 2011) và tiến hành đợt khảo sát thực tế các công trình hạ tầng dự kiến đầu tư (kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2012). Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã đang rà soát hoàn chỉnh theo định hướng các tiêu chí phù hợp với đặc thù vùng nông thôn thành phố:
- Đợt 1: 05 xã:
Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã tiến hành khảo sát thực tế các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thẩm định đề án 5 xã xây dựng nông thôn mới: xã Tân Phú Trung – huyện Củ Chi; xã Nhị Bình – huyện Hóc Môn; xã Bình Chánh – huyện Bình Chánh; xã Phước Lộc – huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh – huyện Cần Giờ. Hiện nay, các xã đã hoàn chỉnh theo định hướng các tiêu chí đề xuất phù hợp với đặc thù vùng nông thôn và góp ý của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố
- Đợt 2: 17 xã:
Thường trực Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố (Chi cục Phát triển nông thôn) đang hướng dẫn các xã điều chỉnh theo định hướng các tiêu chí đề xuất phù hợp với đặc thù vùng nông thôn thành phố. Đến nay, Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố và đại diện các Sở, Ngành liên quan đã tiến hành khảo sát thực tế hạng mục các công trình tại tất cả các xã.
7.2.2. Đối với 29 xã còn lại (trừ xã Bình Hưng – huyện Bình Chánh đã đô thị hóa): hiện nay tại các xã đã hoàn thành khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng Đề án nông thôn mới; lấy ý kiến của toàn thể Đảng viên, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tại các ấp, trình Ban Chỉ đạo huyện. Cụ thể:
- Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố (gồm các Sở ngành liên quan) sẽ khảo sát thực tế các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng (theo chỉ đạo của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố) hoàn tất thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt trong Quý 4 năm 2012.
7.3. Các công tác khác:
Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền:
- Kết quả tổ chức hưởng ứng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và hưởng ứng cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động:
+ Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã tổ chức Hội nghị Phát động Phong trào thi đua vào ngày 18/6/2011 với sự tham dự của các quận huyện trên địa bàn thành phố; 05/05 huyện trên địa bàn thành phố đã tổ chức Lễ phát động thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 5785/KH-UBND ngày 21/11/2011 tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”. Từ năm 2011, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã có văn bản hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thuộc thành phố phối hợp với các địa phương triển khai cuộc vận động “ Nâng cao chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với xây dựng nông thôn mới.
+ Đặc biệt, Bộ Tư lệnh thành phố đã phát động, ban hành kế hoạch số 125/KH-PCT ngày 29/02/2012 về tổ chức thực hiện Phong trào Thi đua “Lực lượng vũ trang thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”; phân công cụ thể các đơn vị trực thuộc tham gia thực hiện các nhóm nội dung, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới tại từng xã với các chỉ tiêu cụ thể.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 05 lớp bồi dưỡng ngắn hạn về văn hóa; Trung tâm Văn hóa thành phố kết hợp với Trung tâm Thông tin - Triển lãm thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở với 158 học viên và phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa của xã, ấp với 6 chuyên đề, 80 tiết.
- Công tác tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên và trong nhân dân về xây dựng NTM: Thường trực Thành ủy đã có các Nghị quyết, văn bản (Nghị quyết số 04-NQ/TU, CV 74-CV/TU, CV 166-CV/TU...) chỉ đạo các chi bộ thuộc Đảng ủy các xã đưa nội dung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới vào sinh hoạt định kỳ; đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan thông tấn tại thành phố (phát thanh, truyền hình, báo chí..) đã phối hợp với các địa phương thường xuyên đưa các tin bài về xây dựng nông thôn mới (bình quân mỗi tuần có 3- 4 kỳ có các chuyên đề về nông nghiệp – nông dân – nông thôn trên mỗi phương tiện truyền thông).
Ngoài tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên tại các địa phương, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố là đơn vị chủ trì (đơn vị thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện và Ban Quản lý Xây dựng nông thôn mới các xã) đã tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới và các Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp – nông thôn.v.v.., thực hiện tập huấn tập trung tại 6 xã điểm, các xã nhân rộng và 5 huyện (thành phần bao gồm: cán bộ các ngành huyện, xã; cán bộ Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các nhân tố nòng cốt trong nhân dân) với 71 cuộc tập trung, hơn 5.850 lượt người tham dự. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ Hội ở huyện, xã về vai trò Phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới...
Tiếp tục triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới. Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ II vào ngày 14/8/2012.
- Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới: Tổ chức lớp học Bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới, tại Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II, cho cán bộ quản lý nhà nước cấp cơ sở thuộc các xã, huyện ngoại thành, từ đầu năm đến nay đã tổ chức 02 đợt cho 237 học viên: đợt 1 từ ngày 07 đến ngày 10/5/2012 với 87 học viên, đợt 2 từ ngày 21 đến ngày 24/5/2012 với 150 học viên.
8.- Hoạt động khuyến nông:
- Trong 9 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức 19 lớp huấn luyện với 360 lượt người tham dự, đã cấp 210 giấy chứng nhận tham gia huấn luyện cho các học viên đạt yêu cầu; 80 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng rau theo quy trình VietGAP, chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP, nuôi cá cảnh, chăn nuôi kết hợp với thuỷ sản với khoảng 2.000 lượt người tham dự; tổ chức 25 chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình tiên tiến cho 1.100 lượt nông dân đi thăm và học tập các mô hình trong và ngoài thành phố; tổ chức 13 cuộc hội thảo với 360 người tham dự về các nội dung: Vệ sinh an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, hiệu quả sử dụng hệ thống tưới phun trên vườn rau, biện pháp phòng ngừa bệnh lở mồm long móng trên bò sữa; xây dựng 80 mô hình với 595 hộ nông dân tham gia về trồng rau ăn củ quả theo quy trình VietGAP, trồng Lan cắt cành, trồng hoa nền, trồng cỏ thức ăn chăn nuôi. Hỗ trợ hệ thống máy vắt sữa: 55 máy, lũy kế đến nay là 226 máy, góp phần hạn chế, giảm tình trạng viêm vú bò sữa, nâng cao chất lượng sữa tươi; hỗ trợ đầu tư 43 máy làm đất mini cho canh tác rau, máy phun thuốc bảo vệ thực vật giúp cơ giới hóa khâu làm đất, giảm nhẹ công lao động canh tác rau. Thực hiện 60 chương trình phát thanh khuyến nông trên sóng AM – Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, mỗi tuần 2 lần vào ngày thứ năm và thứ bảy, với các nội dung, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, đã tổ chức lượng giá 69 mô hình; nhìn chung, các mô hình nói trên đều có kết quả khá tốt, mang lại hiệu quả kinh tế, được nông dân hưởng ứng và đánh giá cao.
- Tiếp tục duy trì Bản tin thị trường, tập san, trang web, mô hình cà phê khuyến nông.
9.- Lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:
- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 307.717 nhân khẩu của 54.509 hộ dân ngoại thành. Trong 9 tháng đầu năm 2012, Trung tâm đã lắp đặt thêm 1.914 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng. Đến nay, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh là 98%.
- Về chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm đang triển khai nghiệm thu số liệu cập nhật thông tin Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2012; thực hiện việc cấp phát hỗ trợ lãi suất cho người dân tham gia xây dựng nhà vệ sinh giai đoạn 2008 – 2011. Tiếp tục phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai mô hình giảm thiểu ô nhiễm thông qua thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
10.- Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:
- Về hoạt động xúc tiến thương mại, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp có một số hoạt động nổi bật sau đây: Tổ chức hội nghị Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố gặp gỡ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với hơn 120 đơn vị tham dự; tổ chức đưa đoàn Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố đi tham quan các mô hình nông thôn mới để sáng tác về đề tài nông thôn mới; tổ chức giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh rau, nấm trên địa bàn thành phố với sự tham của 63 tổ chức, cá nhân; tổ chức Chợ Hoa Tết Nhâm Thìn năm 2012 tại Công viên 23/9; tổ chức tham gia khu gian hàng của thành phố trong ngày hội Tam Nông tại Công viên Lê Văn Tám; tổ chức tham gia triển lãm tại Festival làng nghề Lâm Đồng; tổ chức tham gia Hội chợ mua sắm Tết năm 2012 tại Nhà thi đấu Phú Thọ; tham gia sự kiện Triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra tại Cần Thơ; tham dự Hội chợ - Triển lãm Nông nghiệp - Thương mại Đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra tại thành phố Vĩnh Long; phối hợp tổ chức thành công Hội thi Trái ngon – An toàn Nam bộ lần thứ 4, năm 2012. Khảo sát địa điểm ở các quận Tân Phú, 12 để chọn địa điểm xây dựng chợ cá cảnh và địa điểm tổ chức hội chợ cá cảnh.
- Thực hiện Chương trình “Mỗi nhà nông một website”, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đang hỗ trợ xây dựng website cho 07 đơn vị mới; tính từ đầu chương trình đến nay, Trung tâm đã bàn giao 43 website cho các đơn vị; đồng thời tiếp tục hỗ trợ nâng cấp website cho các đơn vị.
- Về hoạt động thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu cho thêm 15 đơn vị; lũy kế từ đầu chương trình đến nay là 43 đơn vị. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thiết kế tờ gấp cho 09 đơn vị.
- Thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập”, trong tháng đã phát sóng chương trình “Giới thiệu mô hình nuôi cá thịt đạt hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh” và hỗ trợ quay bản tin nông nghiệp về “Hội thi tìm hiểu chương trình xây dựng nông thôn mới” ở Nhà Bè; lũy kế từ đầu năm đến nay đã phát sóng được 12 chương trình.
- Về kết quả chứng nhận VietGAP: Từ đầu năm đến nay đã chứng nhận cho 91 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 29,836 ha, tương đương 133,36 ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 3.502 tấn/năm (trong đó, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 69 tổ chức, cá nhân với diện tích là 24,41 ha, sản lượng dự kiến 2.032 tấn/năm; Mô hình dự án CIDA gồm 22 hộ sản xuất và 02 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 5,426 ha, sản lượng dự kiến 1.470 tấn/năm). Lũy kế từ năm 2009 đến nay đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 182 tổ chức, cá nhân (là xã viên của 5 Hợp tác xã: Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt, Phước An, Liên tổ Tân Trung; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích là 90,16 ha, tương đương 403,01 ha diện tích gieo trồng; tổng sản lượng thu hoạch rau, củ, quả các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ước đạt 11.450 tấn/năm. Hiện nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hoàn chỉnh bộ hồ sơ mẫu đăng ký chứng nhận VietGAHP và tài lệu tập huấn về thủ tục chứng nhận VietGAHP.
11.- Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:
* Về công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi:
- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi tiếp tục tổ chức bình tuyển, lập lý lịch cho đàn bò tại các nông hộ chăn nuôi bò sữa, nhất là các xã nông thôn mới và các xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; từ đầu năm đến nay, đã thực hiện 2.600 con, lũy kế từ khi thực hiện Chương trình phát triển giống bò sữa giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã bình tuyển được 71.187 con (trong đó, có trên 85% bò sữa đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục khuyến cáo người chăn nuôi tái cấu trúc đàn bò sữa, loại thải những cá thể có năng suất thấp, từng bước tái cấu trúc đàn bò sữa theo cơ cấu 70% sinh sản, trong đó 50% cái vắt sữa. Đến nay, đàn sinh sản chiếm 62,33% tổng đàn, trong đó cái vắt sữa 47,03%.
* Về công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng:
- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi tiếp tục triển khai thử nghiệm tính thích nghi các giống cây trồng tại các xã nông thôn mới với các giống lúa, bí đao, mướp hương, dưa leo. Trong 9 tháng đầu năm 2012, Trung tâm đã thử nghiệm trên 25.000 m2. Thông qua các buổi Hội thảo đánh giá tính thích nghi của giống đã xác định các giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường, cụ thể: 06 giống dưa leo 527 của công ty Chánh Nông, TN502 của công ty Tân Nông, TN789 và TN404 của công ty Trang Nông, 502 của Công ty Tân Nông và Vigo của Công ty Đại Địa cho năng suất cao từ 39 – 40 tấn/ha; 03 giống bí đao xanh: F1 Nông trường của Công ty Chánh Phong, VR68 của Công ty Nhiệt Đới và TLP5168 của Công ty Tân Lộc Phát có tỉ lệ kháng bệnh cao, cho năng suất 42 tấn/ha; giống khổ qua Rio35 của công ty Nhiệt Đới; giống lúa Cần Thơ 2 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, kháng được sâu bệnh.
- Về công tác sưu tập các giống mới, Trung tâm đã sưu tập và chăm sóc 3 giống hoa sứ và 01 giống cây ăn trái; lũy kế từ năm 2010 đến nay đã sưu tập 39 giống, hiện đang tiếp tục chăm sóc và nhân giống.
- Tổ chức thanh kiểm tra nhãn hiệu hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn thành phố. Từ đầu năm đến nay đã thực hiện thanh kiểm tra được 10 cơ sở, kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy hầu hết các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của Pháp luật về công bố chất lượng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa giống cây trồng.
- Tổ chức 2 lớp tập huấn văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực giống cây trồng cho các doanh nghiệp và cơ sở, trang trại sản xuất, kinh doanh giống.
- Đã xây dựng hoàn chỉnh thủ tục hành chính “Cấp mã số doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn thành phố. Trong 9 tháng năm 2012, đã tiếp nhận và cấp mã số cho 01 doanh nghiệp; lũy kế đến nay đã cấp mã số cho 64 doanh nghiệp theo Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn; tiếp nhận công bố hợp quy cho 2 doanh nghiệp với trên 30 giống lúa, bắp ...
- Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 46 doanh nghiệp sản xuất -kinh doanh giống cây trồng, trong đó có 41 đơn vị sản xuất kinh doanh hạt giống (doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số); có 59 giống rau được đưa vào sản xuất kinh doanh, trong đó có 01 giống mới do doanh nghiệp tự nghiên cứu lai tạo. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã sản xuất được 4.239,7 ha giống, gồm 1.239,3 ha lúa giống, 2.407,9 ha bắp giống F1, 592,5 ha rau giống các loại. Sản lượng ước đạt trên 2.105 tấn giống các loại; ước tính lượng giống do các công ty giống cung cấp cho thành phố và các tỉnh trong cả nước đáp ứng trên 280.000 ha gieo trồng.
- Thực hiện Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi đã triển khai thực hiện dự án gồm 13 gói thầu với diện tích khoảng 9,8 ha, trong đó diện tích phục vụ xây dựng chuồng trại là 3,8 ha và khu vực trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 6 ha. Nhìn chung, tiến độ thực hiện các hạng mục của Dự án đến nay đạt khoảng 90% so với kế hoạch xây dựng tổng thể. Trung tâm cũng đã hoàn tất việc chuyển bò sữa về nuôi tại trại thực nghiệm với 120 con. Hiện Trung tâm đang tiếp tục làm việc với phía Israel về công tác chăn nuôi, thú y, dinh dưỡng, tiếp nhận và lắp đặt thiết bị, kế hoạch đào tạo năm 2012 cho cán bộ kỹ thuật của Trung tâm tham gia vận hành trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa Israel.
12.- Hoạt động Công nghệ Sinh học:
- Tiếp tục thực hiện công tác đầu tư xây dựng Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố; triển khai Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ Sinh học phục vụ Nông nghiệp – Nông thôn tại TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và những đề tài nghiên cứu khác có tính chất ứng dụng trước mắt và lâu dài, định hướng theo các lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật, Công nghệ Vi sinh - Thực phẩm, Công nghệ sinh học thủy sản, Công nghệ sinh học Y dược.
- Về lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật: Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã nhân giống được 22.700 cây và cung cấp cho nhà vườn khoảng 11.700 cây con các loại. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục thực hiện các đề tài về kit Elisa phát hiện virus gây bệnh trên lan, chuyển gen tạo rễ tóc sâm Ngọc Linh, sưu tập hoa kiểng, cây dược liệu…
- Về lĩnh vực Công nghệ sinh học thủy sản: đang tập trung thực hiện các đề tài liên quan đến vacxin ngừa bệnh cho cá tra và đề tài nghiên cứu tảo khuê phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại TP.HCM.
- Về lĩnh vực Công nghệ sinh học Y dược: đang nghiên cứu sản xuất thử nghiệm interferon alpha 2b của người; tinh sạch và thử nghiệm hoạt tính interferon gà; tạo phôi và cấy phôi bò sữa; tạo bộ kit phát hiện và định type virus gây bệnh lở mồm long móng, bộ kit xác định bán định lượng kháng thể kháng virus gây bệnh dịch tả ở heo phục vụ cho ngành chăn nuôi, thú y.
- Về lĩnh vực Công nghệ Vi sinh - Thực phẩm: đang nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ một số bệnh trên rau (bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ, thối nhũn); phòng trừ bệnh rụng là trên cây cao su; nghiên cứu sản xuất cồn sinh học...
13.- Công tác tổ chức – đào tạo:
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/2012/CT-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy; Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về việc chuyển Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố.
- Xây dựng Đề án kiện toàn, sắp xếp các Chi cục trực thuộc Sở. Quyết định thành lập Tổ chỉ đạo triển khai áp dụng Quy trình chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cập nhật và kiểm tra hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện Chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn, Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp đã tổ chức khai giảng lớp sơ cấp nghề chăn nuôi heo tại xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) và lớp rau an toàn tại xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và 02 lớp tại 02 Trung tâm Bảo trợ xã hội. Trường đã tổ chức thi cuối khóa và bế giảng cấp chứng chỉ 04 lớp sơ cấp nghề với tổng số 125 học viên, bao gồm: lớp Cơ điện lạnh ngắn hạn tại trường với 13 học viên; lớp Điện dân dụng tại Trung tâm Giáo dục Thiếu niên 2 với 56 học viên; lớp Chăn nuôi heo tại xã Tân Nhựt với 31 học viên; lớp Kỹ thuật trồng rau an toàn tại xã Thái Mỹ: 25 học viên. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, Trường đã đào tạo sơ cấp nghề được khoảng 200 học viên và dạy nghề thường xuyên 55 học viên. Về đào tạo nghề Thuyền trưởng, Máy trưởng các hạng, đến nay Trường đã đào tạo được 899 học viên. Bên cạnh đó, Trường đang tiếp tục biên soạn chương trình dạy nghề cho các xã nông thôn mới.
Trường đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 90 học sinh hệ chính quy; trình Sở Giáo dục và Đào tạo mở 02 ngành học mới: Kinh doanh bất động sản và Quản lý tài nguyên và môi trường, đã được các sở ngành liên quan thẩm định.
- Chi cục Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức 02 lớp bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới cho 237 học viên là cán bộ quản lý nhà nước cấp cơ sở thuộc các xã, huyện ngoại thành và 01 lớp đào tạo cán bộ hợp tác xã với 100 học viên tham dự.
14.- Hoạt động Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học” (QSEAP-BPD):
- Về quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn: Ban quản lý dự án đã hoàn tất công tác tuyển chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch là Công ty Cổ phần tư vấn phát triển Nông nghiệp - Nông thôn Miền Bắc. Hiện nay, đơn vị tư vấn đang tiến hành khảo sát và lấy mẫu đất, nước.
- Về phát triển cơ sở hạ tầng tại vùng nông nghiệp an toàn: Đã hoàn thành trích lược báo cáo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh để xác định tiểu dự án đầu tư vùng SAZ dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học trên địa bàn thành phố. Đã hoàn thành phê duyệt Điều khoản tham chiếu (TOR) và dự toán dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, Hiện nay đang trong giai đoạn tuyển chọn nhà thầu tư vấn, đã có 3 nhà thầu nộp hồ sơ bày tỏ quan tâm.
- Về tập huấn cho nông dân, đơn vị chế biến và kinh doanh; tăng cường năng lực cho cán bộ điều phối an toàn lương thực cấp huyện, xã: Hiện nay Ban quản lý dự án QSEAP thành phố đang triển khai công tác đào tạo, tập huấn giám sát và lấy mẫu chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn trên rau cho cán bộ quản lý, kỹ thuật; tổ chức tập huấn, đào tạo đánh giá viên nội bộ về chứng nhận VietGAP trên rau, quả cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại; phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức 10 lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân về sản xuất rau an toàn theo VietGAP.
- Về hỗ trợ đầu tư phát triển khí sinh học: Đã xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn Chương trình phát triển Khí sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Đến nay đã hoàn thành 12 lớp tập huấn với 309 nông dân tham dự; lắp đặt xây dựng được 30 hầm.
15.- Hoạt động Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm” (LIFSAP):
- Về thực hành chăn nuôi an toàn (GAHP), Ban quản lý dự án LIFSAP thành phố đã tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông và cán bộ thú y huyện Củ Chi và 04 xã tham gia vùng GAHP: An Phú, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông. Đồng thời, đã hoàn thành công tác tập huấn cho Trưởng nhóm GAHP/ nông dân chủ chốt về quy trình thực hành chăn nuôi heo an toàn. Đến nay đã thành lập được 10 nhóm GAHP (tương đương 200 hộ) tại 04 xã trên địa bàn huyện Củ Chi.
- Về quản lý chất thải, đã lắp đặt và hỗ trợ 100 hầm khí sinh học composite tại 04 xã thuộc vùng GAHP, đạt 100% kế hoạch. Hiện nay đã có Quyết định phê duyệt về hoạt động quản lý và giám sát chất thải.
- Hoàn thành hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho nông dân; trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt kinh phí thực hiện phần đào tạo, hội thảo về truyền thông.
- Về nâng cấp các cơ sở giết mổ: Đang hoàn thành hồ sơ thiết kế xử lý chất thải nâng cấp lò mổ Trung Tuyến ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
- Về nâng cấp các chợ thực phẩm tươi sống: Đã tiến hành khảo sát 45 chợ thực phẩm tươi sống trên địa bàn thành phố, trong đó:
+ 12 chợ trong danh mục nâng cấp, trong đó có 06 chợ (04 chợ ở huyện Củ Chi và 02 chợ ở huyện Hóc Môn) đã có Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật của Chủ đầu tư và đã gửi về Ban quản lý Trung ương dự án LIFSAP (PCU) xin ý kiến không phản đối; 06 chợ còn lại (03 chợ ở quận Thủ Đức, 01 chợ ở quận 9, 01 chợ ở quận Tân Bình và 01 chợ ở quận 8) đã có ý kiến không phản đối của Ban quản lý Trung ương dự án LIFSAP.
+ 04 chợ (gồm 01 chợ ở huyện Cần Giờ, 02 chợ ở huyện Bình Chánh, 01 chợ ở quận Tân Bình) đang hoàn thành hồ sơ để xin ý kiến không phản đối của PCU.
+ 27 chợ còn lại không đạt yêu cầu của dự án.
- Về hoạt động quản lý và giám sát dự án: Đã tuyển Tư vấn trong nước về quản lý kỹ thuật và đang tiến hành thủ tục ký hợp đồng; nâng cấp văn phòng và thiết bị văn phòng; đang triển khai thực hiện khảo sát và thu thập số liệu kết quả đầu ra của các hộ chăn nuôi tham gia GAHP.
IV.- Một số nhận xét, đánh giá chung:
- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 9 tháng đầu năm 2012 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,0% so cùng kỳ 2011, trong đó trồng trọt tăng 3,7%, chăn nuôi tăng 4,4%, thủy sản tăng 9,8%, dịch vụ nông nghiệp tăng 5%, dịch vụ thủy sản tăng 9,6%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích gieo trồng rau tăng 6,1%, diện tích trồng Lan tăng 5%, diện tích hoa nền tăng 14,3%, đàn bò sữa tăng 8,8%, sản lượng sữa bò tươi tăng 9,4%, đàn heo tăng 10,6%, nuôi chim Yến lấy tổ tăng 38,5%, sản lượng nuôi thủy sản tăng 10,4%; sản lượng cá cảnh tăng 5,8% so cùng kỳ…
- Hiện nay, tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng trên cả nước tạm thời đã được khống chế nhưng dịch bệnh Tai xanh trên heo (PRRS) và Cúm gia cầm vẫn còn nhiều biến động. Dịch bệnh Tai xanh trên heo (PRRS) đang xảy ra tại 05 tỉnh; dịch Cúm gia cầm đã tái phát trở lại, hiện đang xảy ra tại 06 tỉnh và lây lan khá nhanh, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh giáp ranh thành phố (Đồng Nai, Bình Dương) đã ra khỏi danh sách phải công bố dịch bệnh PRRS, tuy nhiên dự báo trong thời gian tới vẫn còn nhiều phức tạp về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do thông lệ hàng năm, thời điểm này dịch bệnh rất dễ phát sinh và lây lan. Mặc dù vậy, tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm của thành phố tương đối ổn định, không phát hiện hộ chăn nuôi xảy ra dịch bệnh.
- Tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống triều cường; tình hình khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn, diễn biến triều cường được theo dõi và dự báo thường xuyên chặt chẽ, kịp thời triển khai các biện pháp phòng và ứng phó; tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão, triều cường,...
- Tình hình diễn biến rừng trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, các hoạt động bảo vệ rừng, kiểm tra kiểm soát lâm sản, động vật hoang dã đạt hiệu quả cao là do có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng, thường xuyên tổ chức bám sát, nắm chắc địa bàn quản lý trong việc kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, kinh doanh trái phép lâm sản, động vật hoang dã; đồng thời, rất chú trọng công tác tuyên truyền. Từ đầu năm đến nay không có xảy ra vụ việc cháy rừng.
- Về thực hiện vốn kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2012, nhìn chung tình hình giải ngân hơi chậm do một số chủ đầu tư lúng túng và chưa tập trung trong giai đoạn lập dự án. Công tác đền bù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn cuối của dự án, các địa phương cần có thời gian để tổ chức cưỡng chế theo quy định. Một số công trình chuyển tiếp đang trình điều chỉnh thời gian thực hiện.
V.- Kế hoạch công tác chỉ đạo, điều hành tập trung trong quý IV năm 2012:
Trong quý IV năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:
1.- Tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch bệnh hại cây trồng; xử lý triệt để các trường hợp xảy ra dịch ngay từ khi phát sinh, quyết tâm không để xảy ra dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố; đặc biệt là Công điện khẩn số 06/CĐ-BNN-TY ngày 05/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành vào ngày 11/6/2012.
2.- Tiếp tục tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới; kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn. Tổ chức tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới tại 5 xã điểm của thành phố.
3.- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án để phấn đấu hoàn thành đúng kế hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng cơ bản chuyên ngành trên địa bàn.
4.- Tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
5.- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012.
6.- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố năm 2012 đạt chỉ tiêu đề ra.
7.- Chỉ đạo sản xuất Vụ Mùa năm 2012, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013 theo tiến độ, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố; nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
8.- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cácquận, huyện và các Sở ngành rà soát và xác định các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.
9.- Tiếp tục tổ chức, thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả các chương trình mục tiêu: chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015; chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ... Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, xây dựng và phát triển làng nghề ở nông thôn. Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.
10.- Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị, khuyến nông phục vụ xây dựng nông thôn mới.
11.- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2012/CT-UBND ngày 29/02/2012 và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2012 và kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão tại các quận, huyện.
12.- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về Hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND ngày 18/3/2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 phê duyệt Chương trình quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 13/3/2012 về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2012. Tăng cường kiểm tra an toàn chuồng trại, nhất là đối với các loài động vật nguy hiểm trong mùa mưa lũ, triều cường trên địa bàn thành phố.
13.- Đoàn Thanh niên Sở phối hợp với Đoàn Chi cục Thú y, Đoàn Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và các đơn vị thuộc Sở tiếp tục triển khai kế hoạch hưởng ứng “Năm Thanh niên”, tập trung vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới: trồng cây xanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến cơ chế chính sách, hướng dẫn xử lý nước đảm bảo chất lượng và sức khỏe của người sử dụng.
14.- Đảm bảo an toàn tuyệt đối tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị.
VI.- Một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong quý IV năm 2012:
1.- Về phát triển sản xuất:
- Tổ chức sơ kết tình hình sản xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2012 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013; đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân; tiếp tục chỉ đạo sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.
- Tiếp tục duy trì công tác chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa; chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng...; đảm bảo mục tiêu không để dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi.
- Tập trung xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông trình diễn với chất lượng cao nhất, gắn kết với đầu ra cho sản phẩm của nông dân, ưu tiên triển khai nhanh các mô hình cho người nghèo, các xã nông thôn mới, hỗ trợ cho kinh tế tập thể, ...
2.- Về quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng:
- Tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng, bảo vệ lâm sản, quản lý động vật hoang dã và phòng chống cháy rừng trên địa bàn thành phố. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương án tổ chức chữa cháy rừng cấp thành phố và hướng dẫn các địa phương có rừng bổ sung hoàn thiện phương án tổ chức chữa cháy rừng cấp quận, huyện.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra để quản lý chặt chẽ lượng giống cây lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các dự án trồng chuyển hóa rừng, chăm sóc rừng, phong trào trồng cây phân tán năm 2012.
3.- Về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai:
- Theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Kiểm tra, bổ sung, hoàn chỉnh việc xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch phòng chống lụt bão, thiên tai của thành phố, các Sở ngành, quận huyện.
- Kiểm tra, đôn đốc việc duy tu, nâng cấp, nạo vét, sửa chữa các công trình tiêu thoát nước, phòng chống ngập, triều cường trên địa bàn thành phố.
4.- Tập trung chỉ đạo, tăng cường đầu tư để thúc đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.- Công tác đầu tư xây dựng các công trình, dự án:
- Tập trung chỉ đạo hoàn thành Dự án đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn đúng tiến độ; hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm môi trường kênh Tham Lương- Bến Cát - rạch Nước lên.
6.- Công tác phát triển nông thôn:
6.1. Đối với 6 xã điểm:
- Tại xã điểm Tân Thông Hội (xã điểm Trung ương): hoàn chỉnh, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch duy trì, nâng chất các tiêu chí giai đoạn 2012 – 2015 (bao gồm cả phân kỳ đầu tư thực hiện).
- Tại 5 xã điểm do Thành phố chỉ đạo: có kế hoạch triển khai chuẩn bị tổng kết đề án (hiện nay mới chỉ có Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng Nông thôn mới huyện Cần Giờ có kế hoạch triển khai tổng kết tại xã Lý Nhơn). Phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các nội dung chuẩn bị tổng kết đề án.
6.2. Đối với 51 xã nhân rộng:
Hoàn thành sửa chữa, bổ sung Đề án xây dựng NTM theo định hướng các tiêu chí đề xuất phù hợp với đặc thù vùng nông thôn thành phố, phấn đấu trong quý 4 hoàn thành và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
7.- Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thiết kế logo và bao bì, tư vấn xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh việc hợp tác với các siêu thị để giới thiệu và tiêu thụ nông sản phẩm của thành phố.