SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
5
5
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Mười Một 2006 8:30:00 CH

10 tháng năm 2006: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,6 tỷ USD

Theo Bộ Thủy sản, tính đến hết tháng 10/2006, tổng sản lượng của ngành thủy sản ước đạt 3.059.000 tấn, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 4,31%, đạt 1.718.000 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 1.341.000 tấn, tăng 18,87%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 đạt 295 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt 2,595 tỷ USD, bằng 92,67% kế hoạch và tăng 28,26% so với cùng kỳ.

1. Về khai thác hải sản

Cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2006, Bão số 6 (bão Xangsane) đã đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung nước ta, gây thiệt hại tương đối lớn về tàu cá.

Theo thống kê của các địa phương đến thời điểm hiện tại, tình hình thiệt hại về tàu cá như sau: Thành phố Đà Nẵng bị chết 04 người, mất tích 03 người, tàu bị chìm 55 chiếc, tàu trôi dạt 39 chiếc, tàu thuyền bị hư hỏng 216 chiếc; tỉnh Quảng Bình: Tàu bị chìm 5 chiếc, tàu bị hỏng 7 chiếc; tỉnh Quảng Trị: Tàu bị chìm 01 chiếc, tàu bị trôi dạt 01 chiếc; tỉnh Thừa Thiên Huế: Tàu bị chìm 100 chiếc, tàu bị hư hỏng 107 chiếc; tỉnh Quảng Nam: Tàu thuyền chìm 39 chiếc, tàu thuyền hư hỏng 32 chiếc; tỉnh Quảng Ngãi: Tàu thuyền chìm 6 chiếc, tàu thuyền hư hỏng 35 chiếc; tỉnh Bình Định: Tàu thuyền chìm 01 chiếc, tàu thuyền trôi dạt 11 chiếc.

Sau cơn bão ngư dân các tỉnh miền Trung phải khôi phục tàu thuyền hư hỏng, nhà ở…để ổn định cuộc sống và đi vào sản xuất. Tác động của bão đã ảnh hưởng đến sản lượng khai thác trong tháng 10.

2. Về nuôi trồng thuỷ sản

Hiện nay, các hộ nuôi tôm sú thương phẩm ở các khu vực trọng điểm đã thu hoạch xong. Vụ nuôi năm nay các hộ nuôi tôm đã thực hiện đúng theo hướng dẫn kỹ thuật như nuôi tôm mật độ thưa, quản lý tốt nguồn nước và môi trường, do vậy tôm nuôi ổn định không xảy ra dịch bệnh, kết quả thu hoạch đạt năng suất tương đối cao.

Cơn bão số 6 cũng gây nhiều thiệ hại về nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi tôm bị mất trắng: 5.072 ha, diện tích nuôi cá nước ngọt bị mất trắng: 2.428 ha, sản lượng tôm bị mất: 536 tấn, sản lượng cá bị mất: 940 tấn, lồng bè nuôi bị trôi: 700 lồng, trại tôm, cá giống bị thiệt hại: 368 trại.

3. Về chế biến và xuất khẩu thuỷ sản

Bão số 6 đã làm tốc mái nhiều văn phòng làm việc, nhà ăn, nhà kho... của các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế. Thiệt hại về vật chất do bão số 6 gây ra đối với các doanh nghiệp thủy sản miền Trung là rất lớn. Thống kê sơ bộ ban đầu, các doanh nghiệp đã bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Năm nay tôm và cá tra là 2 sản phẩm chủ lực được mùa, được giá. Theo Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA), ngày 2/10/2006, giá cá tra, ba sa loại I mua tại vùng nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã lên mức 14.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất trong năm 2006. Cá thịt vàng có giá 13.000 đồng/kg. Với mức giá này người nuôi đã có lãi từ 3.500 đến 4.000 đồng/kg.

Trong thời gian dài, việc Mỹ giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam và một số nước khác khiến lượng tôm dự trữ nói chung, nhất là tôm sú, của các nhà phân phốiđã dần cạn. Mặt khác, sản lượng tôm ở một số nước cung cấp truyền thống cho Mỹ bị sụt giảm. Tại Nhật Bản, do sản lượng tôm từ các nước Đông Nam Á ở mức thấp; Ấn Độ đã thu hoạch tôm từ tháng 2-3 nên lượng xuất khẩu từ Ấn Độ giảm. Hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản và Mỹ đang trở lại mua tôm Việt Nam sau nhiều tháng giảm nhập khẩu, với chủng loại hàng mua khá đa dạng, từ tôm sú nguyên vỏ đến tôm chín, tôm nguyên liệu... Các chuyên gia dự báo, giá tôm xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, nhờ nhu cầu ở các thị trường lớn tăng. Ngoài ra, nhu cầu tôm trong nước cũng sẽ tăng khi sắp vào mùa thu - mùa cưới hỏi và càng tăng lên trước và sau Tết, đẩy giá tôm nhanh chóng lên tới 150-200.000 đồng/kg (loại 20-30 con/kg). Về xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng tôm sú cỡ lớn (dưới 20 con/kg), bằng cách kéo dài thời gian nuôi thả và nuôi với mật độ thưa hơn.

Những khó khăn mới nổi lên trong xuất khẩu hiện nay là việc cơ quan thẩm quyền của Nhật đã kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng mực, tôm nuôi xuất khẩu của Việt Nam và đã phát hiện một số lô hàng mực có nhiễm kháng sinh. Cơ quan thẩm quyền của Liên bang Nga cũng đã ra quyết định về việc tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga phải được nước này kiểm tra công nhận từ ngày 01/01/2007. Hiện nay Bộ Thuỷ sản đang tích cực triển khai các công việc để giải quyết các khó khăn này

 

(Bộ Thuỷ sản)


Số lượt người xem: 5097    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm