SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
5
8
9
7
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 27 Tháng Mười Hai 2007 1:20:00 CH

Báo cáo tháng 12 năm 2007

Báo cáo số 189/BC-SNN-VP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

   

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 12/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

- Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo; bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

- Tiếp tục thực hiện khảo sát thông tin tình hình thị trường và chất lượng giống; tuyên truyền pháp luật bảo vệ phát triển rừng.

- Theo dõi, kiểm tra các quận, huyện thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tình trạng bể bờ bao, tràn bờ, sạt lở gây ngập úng tại các vị trí xung yếu trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Vụ Mùa:

- Lúa vụ Mùa: Tổng diện tích sạ cấy trong vụ là 17.468 ha, đạt 88,9% so với cùng kỳ; trong đó, đã thu hoạch 7.904,4 ha.

- Rau vụ Mùa: Tổng diện tích gieo trồng trong vụ là 2.901 ha, đạt 125,3 % so với cùng kỳ.

2.1.2/ Vụ Đông Xuân 2007 - 2008:

- Lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích sạ cấy từ đầu vụ đến nay là 800 ha, đạt 98,7% so với cùng kỳ.

- Rau vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 2.242,6 ha, đạt 145,7% so với cùng kỳ.

2.1.3/ Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:

a/ Trên lúa vụ Mùa:

- Diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng: Tổng diện tích nhiễm rầy còn lại trên đồng ruộng là 601,1 ha, rầy có độ tuổi 3-4, mật số dưới 1.500 con/m2.

- Diễn biến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tổng diện tích lúa nhiễm bệnh còn lại trên đồng ruộng là 625,6 ha (quận 2 có 17 ha, quận 7 có 2,4 ha, quận Bình Tân 8 ha, huyện Bình Chánh 124,9 ha, huyện Nhà Bè 187 ha, huyện Cần Giờ 265 ha, huyện Hóc Môn 21,3 ha); đang tiếp tục phối hợp các quận, huyện để đánh giá mức độ thiệt hại và có hướng xử lý cụ thể.

b/ Trên rau vụ Mùa: Do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.

2.2/ Chăn nuôi - Thú y:

2.2.1/ Tình hình dịch cúm gia cầm:

Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định, chưa phát hiện trường hợp gia cầm nào nhiễm bệnh.

2.2.2/ Tình hình dịch bệnh trên gia súc:

Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc trên địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.

2.2.3/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo: 188.526 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò: 876 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê: 566 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm: 1.040.727 con.

   + Tiêu độc sát trùng: 433.203 m2

-   Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 376 trường hợp với tổng số tiền phạt là 363.110.000 đồng.

2.2.4/ Tình hình chăn nuôi gia cầm:

Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi là 15 hộ, tổng đàn 47.503 con, chia ra: 168 con chim, 30 con đà điểu, 47.288 con gà (hộ bà Nguyễn Thị Lạc và hộ bà Trần Thị Quang).

2.2.5/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:

a/ Heo: Tổng đàn 337.157 con, đạt 112,39% kế hoạch năm 2007, đạt 89,92% so với cùng kỳ. Số hộ chăn nuôi là 13.343 hộ và 5 đơn vị quốc doanh.

b/ Trâu bò: Tổng đàn là 122.109 con, đạt 116,29% kế hoạch năm 2007, đạt 112,17% so với cùng kỳ, trong đó có 5.686 con trâu, 116.423 con bò, Số hộ chăn nuôi là 21.261 hộ, 3 đơn vị quốc doanh và Xí nghiệp Delta.

2.3/ Nuôi trồng và khai thác thủy sản:

2.3.1/ Sản lượng: Sản lượng trong tháng ước đạt 6.065 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 55.039 tấn, đạt 97% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó:

- Nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 6.175 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 37.939 tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2006.

- Diện tích nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng từ đầu năm đến nay ước đạt 10.700 ha, đạt 103,38% so với kế hoạch năm 2007.

2.3.2/ Khai thác: Sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay ước đạt 17.100 tấn, đạt 85,5% so với kế hoạch năm 2007.

2.3.3/ Cá cảnh: Sản xuất giống cá cảnh trong tháng ước đạt 01 triệu con, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 45 triệu con, đạt 112,5% so với kế hoạch năm 2007.

3/ Hoạt động lâm nghiệp:

3.1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:

- Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 3.991 lượt người.

- Phối hợp với báo Công an thành phố, báo Nông nghiệp, báo Pháp luật và đài truyền hình thành phố thông tin tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.

3.2/  Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

- Tổ chức 58 lượt tuần tra bảo vệ rừng, tăng cường truy quét ngăn chặn các đối tượng vận chuyển, mua bán, đào bắt địa sâm.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Cần Giờ xây dựng lại quy ước bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư thôn bản theo thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Điều tra, khảo sát phục vụ công tác xây dựng bản đồ trọng điểm cháy rừng.

3.3/ Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:

- Kiểm tra 98 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã.

- Kiểm tra lâm sản nhập xưởng 46.473,684m3 gỗ các loại.

- Kiểm tra cấp 4.151 mã số thẻ Cites, trong đó: 1.800 con cá sấu sống, 200 tấm da cá sấu muối, 02 tấm da thuộc để các doanh nghiệp làm thủ tục xin xuất khẩu.

- Gắn 3.447 thẻ Cites cho các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu, bao gồm:  2.949 tấm da cá sấu muối, 498 tấm da cá sấu thuộc.

- Xử lý 7 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và động vật hoang dã; thu nộp ngân sách 71.386.500 đồng.

3.4/ Công tác cứu hộ động vật hoang dã:

Trong tháng Chi cục Kiểm lâm đã xử lý, tiếp nhận 27 con động vật hoang dã, gồm: 01 chồn hương, 01 khỉ đuôi lợn, 04 culi, 20 khỉ đuôi dài.

- Thả về vườn quốc gia Lò Gò Sa Mát (tỉnh Tây Ninh) 18 con rùa núi vàng, 05 rùa hộp lưng đen, 01 rùa cổ lớn, 04 rùa đất lớn và 16 con kỳ đà.

3.5/ Công tác gieo ươm, trồng cây phân tán:

Số cây giống được sản xuất tính đến nay là 36.215.220 cây, trong đó số cây giống do các doanh nghiệp và các hộ dân sản xuất là 35.947.870 cây.

4/ Tình hình sản xuất diêm nghiệp (tại huyện Cần Giờ):

4.1/ Tình hình sản xuất:

- Diện tích sản xuất: 1.360 ha, trong đó, xã Lý Nhơn 650 ha, xã Thạnh An 400 ha, xã Long Hòa 200 ha, Thị trấn Cần Thạnh 110 ha.

- Sản lượng: 81.850 ha tấn, vượt 9,4% so với kế hoạch, tăng 25,72% (16.750 tấn) so với cùng kỳ (vụ 2005 - 2006).

- Năng suất thu hoạch: 60,18 tấn/ha, cao hơn 12,18 tấn/ha so với cùng kỳ (vụ 2005 - 2006).

- Lao động nghề muối: 575 hộ.

- Đã tiêu thụ 81.850 tấn, giá bán hiện nay là 1.400 đồng/kg, tăng 850 đồng/kg so với cùng kỳ.

4.2/ Các hoạt động liên quan:

Trong tháng, Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ triển khai, hướng dẫn quy trình sản xuất muối sạch trên ruộng trải bạt cho các hộ dân tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

5/ Các hoạt động chuyên ngành:

 5.1/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 6.742 con, đạt 112 % kế hoạch năm 2007.

- Gieo tinh bò sữa cao sản: Tổng số liều tinh được gieo trên địa bàn thành phố đến nay là 121.876 liều, trong đó Xí nghiệp Truyền giống gia súc và Phát triển chăn nuôi miền Nam và các đơn vị khác thực hiện 113.816 liều.

- Khảo sát đời sau các dòng tinh bò sữa: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 733 con.

- Quản lý giống bò sữa nông hộ: Lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 1.690 con, đạt 169% kế hoạch năm 2007.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình giống giai đoạn 2001 - 2005 và kế hoạch 2006 -2010.

- Các hoạt động đã hoàn thành: Thử nghiệm tính thích nghi của 1.000 m2 khổ qua trồng thử nghiệm trên địa bàn xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi; bình tuyển chọn giống cây ăn trái đầu dòng; thử nghiệm sản xuất một số giống rau theo công nghệ thủy canh,…

5.2/ Hoạt động phát triển nông thôn:

5.2.1/ Về Kinh tế hợp tác:

- Về nhóm liên kết các hợp tác xã sản xuất rau an toàn (gồm 6 hợp tác xã: Ngã Ba Giòng, Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Trung Lập, Phước An, Thành Trung và liên tổ Tân Phú Trung- gọi tắt là nhóm liên kết R7): Đến nay đã thông qua Quy chế hoạt động của nhóm.

- Trong tháng có 2 Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn được thành lập tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn: Tổ hợp tác rau an toàn Tam Đông và tổ hợp tác rau an toàn Trung Đông; 02 hợp tác xã được thành lập: Hợp tác xã hoa lan cây kiểng tại quận 2, Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Hiệp Lực tại xã Lê Minh Xuân.

5.2.2/ Tiến độ thực hiện Đề án thí điểm mô hình nông thôn mới tại ấp Chánh và dự án phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi:

- Tổ chức lớp huấn luyện kỹ năng thức hành năng suất xanh tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội cho 5 nhóm Năng suất xanh với 25 thành viên. Như vậy, hiện nay trên địa bàn thành phố đã có 51 nhóm với 286 thành viên.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đề án phát triển nông thôn tại huyện Củ Chi đến năm 2010, tầm nhìn 2015.

5.2.3/ Xây dựng, triển khai, kiểm tra thực hiện chính sách:

Tình hình thực hiện Chương trình 105 (tính đến ngày 24/12/2007):

Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006; đề án đầu tiên của UBND huyện Cần Giờ ngày 30/8/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là: 417 phương án (huyện Nhà Bè có 182 phương án, huyện Cần Giờ có 14 phương án, huyện Bình Chánh có 09 phương án, huyện Củ Chi có 102 phương án, quận 12 có 09 phương án, huyện Hóc Môn có 78 phương án, quận 2 có 06 phương án, quận Bình Tân có 01 phương án, quận 9 có 03 phương án và quận Thủ Đức có 13 phương án). Tổng số hộ vay là 6.002 hộ, tổng vốn đầu tư là 671020,025 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 399916,900 triệu đồng.

5.3/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Tổ chức các lớp tập huấn: Kỹ thuật đàm phán - thương lượng; xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng; trưng bày và quảng bá sản phẩm tại hội chợ triển lãm; phát triển kinh tế hợp tác và trang trại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế theo chương trình hợp tác với Công ty TNHH Metro Cash & Carry.

- Nghiệm thu nhà sơ chế bảo quản rau tại Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Phước An.

5.4/ Hoạt động Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch và phúc kiểm tôm sú giống: 78.720.000  con.

- Kiểm tra thức ăn thủy sản nhập khẩu: 10.347.835 kg.

- Kiểm tra nguyên liệu sản xuất thuốc; hóa chất, chất xử lý; chế phẩm sinh học, vi sinh vật: 2.775.036  kg.  

- Kiểm dịch động vật TS và Sản phẩm động vật TS xuất khẩu: 130.418 kg.

- Kiểm tra, thanh tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản: 38 cơ sở.

- Tham gia đợt phối hợp kiểm tra liên tỉnh năm 2007 đợt 2 năm 2007 (từ 12-15/12/2007) gồm các tỉnh, thành: TP.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Nai, Vĩnh Long.

- Tham gia lớp tập huấn thống kê sản lượng khai thác thủy sản và báo cáo tổng quan nghề cá do cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức tại Vũng Tàu từ 4-8/12/2007.

-  Các hoạt động chuyên ngành, thường xuyên: Xem Phụ lục đính kèm.

5.5/ Hoạt động phòng chống lụt bão:

- Hoàn chỉnh dự thảo Quyết định về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Đề nghị Sở Giao thông Công chính khảo sát, có biện pháp gia cố, chống sạt lở khu vực Giồng Ông Tố, phường An Phú, quận 12.

- Đề nghị quận Thủ Đức khảo sát, gia cố bờ bao đoạn từ rạch Cần Đúc Nhỏ, khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước.

- Đề nghị huyện Cần Giờ xử lý tình trạng khai thác cát tại bờ biển Cần Giờ.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố về sử dụng nguồn quỹ phòng chống lụt bão thành phố để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Sài gòn, khu vực xã Bình Mỹ; hỗ trợ kinh phí từ nguồn phòng chống lụt bão thành phố để gia cố các khu vực có nguy cơ bể bờ bao, tràn bờ trước các đợt triều cường từ nay đến tết Mậu Tý.

- Tổng hợp, xây dựng phương án chống ngập úng trên địa bàn các quận, huyện: Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi; tổng hợp tiến độ thực hiện các công trình phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

6/ Đánh giá chung:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Thống kê thành phố đã họp bàn, thống nhất kết quả sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2007, cụ thể như sau:

- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2007 tăng 6,5% so với năm 2006 (trong đó: trồng trọt tăng 7,7%, chăn nuôi tăng 15,1%, lâm nghiệp tăng 2,5%, thủy sản giảm 2,2%, dịch vụ nông nghiệp tăng 9,9%).

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là tại 13 xã điểm đã có bước chuyển biến tích cực, được các tổ chức, đoàn thể và nông dân tích cực tham gia; một số sản phẩm của chương trình chuyển dịch đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố.

Một số hoạt động nổi bật trong tháng:

- Vụ Mùa 2007 đang trong giai đoạn thu hoạch, nhìn chung, do có bước chủ động trong chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu vụ nên tình hình sâu bệnh hại lúa vụ Mùa 2007 không đáng kể.

- Việc duy trì và mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào 28 lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và hành chính công tại cơ quan Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả tốt.

- Công tác tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất đã đạt được một số kết quả nhất định:

+ Đã thành lập một số Hợp tác xã và Tổ Hợp tác sản xuất thực phẩm an toàn như: rau an toàn (nhóm R7 - liên kết các hợp tác xã sản xuất rau an toàn), chăn nuôi heo thịt an toàn (Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong), thủy sản (mô hình thí điểm quy phạm thực hành nuôi tôm tốt tại xã Lý Nhơn),... Trong đó, có 3 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

+ Đã hoàn chỉnh chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, kết hợp kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu sản xuất trên 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

+ Đã hoàn chỉnh Dự thảo Quy định kiểm tra công nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, kiểm tra chứng nhận chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản chợ đầu mối nông sản Bình Điền.

+ Đã thông báo cho các tổ chức, cá nhân, các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố về thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi heo thịt an toàn.

- Công tác xúc tiến thương mại, hợp tác được duy trì tăng cường; tiếp tục phối hợp với hệ thống Metro Cash & Carry, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố (Saigon Co.op),  Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN),... nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chủ động giới thiệu và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của thành phố.

- Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được tăng cường để thu hút các tổ chức nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đạt một số kết quả khả quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp, nông hộ, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thương trường.

7/ Chương trình công tác tháng 01/2008:

Trong tháng 01/2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

- Tổng kết công tác năm 2007 và triển khai kế hoạch Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố năm 2008.

- Chuẩn bị công tác phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý - 2008.

Một số công tác cụ thể:

1/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành giai đoạn 2006 - 2010 theo tiến độ.

2/ Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo.

4/ Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân năm 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

5/ Tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên một số mặt hàng nông sản; tập trung chuẩn bị cho đợt cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý - 2008; từng bước triển khai thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành, đẩy mạnh chương trình hợp tác với các tỉnh nhằm kiểm soát chất lượng của sản phẩm trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

6/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; duy trì công tác cung cấp thông tin thị trường tại các chợ đầu mối, dự án tăng cường thông tin khuyến nông và thị trường nông sản; đẩy mạnh hợp tác với và mở rộng thêm một số đơn vị khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố.

7/ Tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản.


Số lượt người xem: 3273    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm