SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
6
2
0
3
9
1
TIN TRỒNG TRỌT 03 Tháng Mười Một 2005 9:15:00 SA

Hội thảo chuyên đề “Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho ngành rau quả”.

Ngày 28/10/2005, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Hiệp hội Trái cây Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề “Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho ngành rau quả” . Chủ trì Hội thảo: Bà Lê Hồng Hoanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và TS. Võ Mai - Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam.


Đến dự  hội thảo có TS. Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp- Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam. và đại diện các cơ quan: Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch; Hội Nông dân Thành phố; Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành phố; Hội Làm vườn; Sở Thương mại; Sở Kế hoạch Đầu tư; Phòng Kinh tế Huyện Củ Chi, quận 12, Lãnh đạo các công ty, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau quả, các phòng ban, đơn vị thuộc Sở

Hội thảo giới thiệu về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ trái cây ở Việt Nam trong thời gian qua như :

-  Các loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam : Thanh long, Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi ( Bơ, cam sành), Xoài, Sầu riêng , Dừa, Vải, Nhãn, đu đủ (theo Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố năm 2004)

 

 

 

-     Những thách thức khó khăn của sản xuất rau quả Việt Nam khi thâm nhập thị trường thế giới là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm dần, năm 2000 đạt 196.958.000 USD; 2004 đạt 178.840.000 USD; 2005 (6 tháng) đạt 117.568.000 USD.

-  Những nguyên nhân làm hạn chế việc xuất khẩu của trái cây Việt Nam là: 

 + Chất lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng)

 + Không an toàn

 + Không đủ khối lượng cung ứng theo yêu cầu

 + Mẫu mã, bao bì kém

 + Không có chiến lược xây dựng thương hiệu

 + Giá thành cao không đủ sức cạnh tranh

-           

          - Thông tin về dự báo thị trường:

* Thị trường nội địa: Mức tiêu thụ rau qủa nội địa tăng khoảng 10%/năm. Mức thu nhập bình quân/người thì nhu cầu rau qủa tăng 1,3%. (theo tài liệu của FAO)

                         

* Thị trường xuất khẩu:

                             FAO dự báo: Nhu cầu tiêu thụ rau qủa thế giới tăng bình quân 3,6% /năm, trong khi sản lượng rau qủa chỉ tăng 2,8%/năm.

           Cung vẫn chưa đáp ứng cầu.

-      

-          Giải pháp khắc phục:

  * Thực hiện sản xuất tập trung trái cây an toàn (GAP) ở các vùng trồng cây ăn trái

 

          * Xây dựng các liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây an toàn.

-      

 Hội thảo đã cung cấp những thông tin về sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn GAP như:

- Khái niệm về GAP: là những thỏa thuận về các tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững với mc đích đảm bảo :

                        1. An toàn thực phẩm,

                   2. An sinh cho người lao động 

                        3. Bo vệ môi trường.

          

-          Những lợi ích khi sản xuất theo tiêu chuẩn GAP:

Những sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là sản phẩm an toàn vì dư lượng các chất gây độc ( thuốc bảo vệ thực vật, phân bón …) không vượt mức cho phép, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Sản phẩm GAP chất lượng cao (đẹp, ngon, an tòan ) nên giá cao hơn vẫn được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận.

Các qui trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ, sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.

-          Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuần GAP của mình theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hiện tại có: USGAP (MỸ),  EUREPGAP (LM Châu Âu), ASEANGAP (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), THAIGAP (Thái Lan)…

  

 Tại hội thảo, Bà Lê Hồng Hoanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp đã có ý kiến kết luận và chỉ đạo như sau:

-     Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương của Thành phố trong việc chuyển đổi một phần diện tích lúa năng suất thấp sang cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả hơn, chắc chắn sản lượng nông nghiệp thành phố sẽ có dư để xuất khẩu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho rau quả thành phố nói riêng và cả nước nói chung khi gia nhập AFTA, WTO, việc tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất Nông nghiệp tốt (GAP) là việc làm cần thiết đối với ngành nông nghiệp thành phố. Do vậy, các đơn vị tham gia hội thảo tùy theo chức năng nhiệm vụ có những kế hoạch hành động hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP an toàn, bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả theo tiêu chuẩn GAP. Riêng với ngành nông nghiệp cần thực hiện các công tác sau:

1/ Tiếp tục kiểm tra công nhận và tái công nhận vùng rau an toàn cho diện tích rau hiện hữu. Đồng thời, có kế hoạch công nhận vùng đủ điều kiện rau an toàn cho việc chuyển đổi từ đất lúa sang trồng rau.

2/ Tập huấn, hướng dẫn nông dân sản xuất rau quả an toàn theo chương trình IPM nhằm giúp nông dân nắm vững kiến thức về sản xuất rau an toàn và bền vững, tiến tới hình thức tự kiểm tra giám sát vi sinh và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật giữa nông dân, nhóm nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã.

3/ Giúp nông dân xây dựng và giữ vững thương hiệu hàng hóa bằng chất lượng sản phẩm, hướng sản phẩm nông nghiệp Thành phố đạt được tiêu chuẩn GAP.

Nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là :

-   Tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp;

-          Tăng lợi thế thương hiệu;

-          Tăng độ tin cậy của khách hàng;

-          Tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận;

-          Tăng tính bền vững và bảo vệ môi trường;

-          Sản phẩm nông nghiệp Thành phố đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

   Phòng Nông nghiệp

 



Số lượt người xem: 4987    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm