SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
3
1
0
0
TIN TRỒNG TRỌT 25 Tháng Mười Hai 2013 4:00:00 CH

chương trình phát triển hoa, cây kiểng năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

 

Thực hiện Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện, kết quả thực hiện năm 2013 như sau:

 

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA, CÂY KIỂNG NĂM 2013:

 

1. Tình hình sản xuất:

Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố năm 2013 đạt 2.090 ha, tăng 4% so với cùng kỳ; tập trung chủ yếu ở một số quận huyện: Bình Chánh: 743,3 ha, Củ Chi: 651,8 ha, Quận 12: 233,5 ha, Thủ Đức: 179,3 ha, Hóc Môn: 162,5 ha. Giá trị sản xuất đạt 1.138 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,9% trong sản xuất trồng trọt.

Diện tích sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là 1.207 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan, bonsai và cây kiểng. Riêng diện tích trồng mai không tăng.

 

2. Kết quả thực hiện công tác trọng tâm:

 

2.1. Công tác ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng:

 

a) Về thực hiện Chương trình ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng ở các xã nông thôn mới; nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất:

- Công tác thông tin tuyên truyền: trong năm 2013, các đơn vị trực thuộc Sở đã tổ chức 35 lớp tập huấn cho nông dân và cán bộ kỹ thuật với các nội dung kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành, kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết, trồng kiểng lá, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng; 09 cuộc hội thảo về hoa kiểng; 17 chuyến tham quan mô hình hiệu quả. Cụ thể như sau:

+ Trung tâm Khuyến nông tổ chức 32 lớp tập huấn cho 960 người với các nội dung kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành, kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết, trồng kiểng lá; 09 cuộc hội thảo với 270 người tham dự về biện pháp khắc phục một số yếu tố bất lợi trên cây mai, trồng và tiêu thụ mai ghép, định hướng phát triển hoa kiểng, quản lý sâu, bệnh hại trên hoa lan; 17 chuyến tham quan mô hình hoa lan, cây kiểng, hệ thống tưới trên địa bàn thành phố, Đồng Nai, Đồng Tháp cho 374 người.

 

+ Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức 10 lớp tập huấn cho 300 nông dân với nội dung hướng dẫn phòng trừ sinh vật hại trên hoa lan; 1 lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho 67 cán bộ kỹ thuật và nhân viên bảo vệ thực vật nhận dạng sinh vật hại hoa lan, cây kiểng.

 

- Công tác xây dựng mô hình: trong năm 2013, các đơn vị trực thuộc Sở đã triển khai xây dựng 64 mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng, quản lý dịch hại tổng hợp trên hoa, cây kiểng tại các quận, huyện cụ thể:

 

+ Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng 50 mô hình với qui mô 5,11 ha, có 182 hộ tham gia; trong đó, 22 mô hình trình diễn trồng lan Dendrobium (diện tích 1,16 ha), 12 mô hình trình diễn trồng lan Mokara (diện tích 0,55 ha), hiệu quả kinh tế trung bình 900-1.100 triệu/ha/năm; 05 mô hình chuyển giao kỹ thuật ghép và chăm sóc mai sau ghép (0,25 ha) hiệu quả kinh tế trung bình 1.000 triệu/ha/năm; 03 mô hình hoa nền và huỳnh hoa đăng (2,31 ha), hiệu quả kinh tế trung bình 120-350 triệu/ha/năm; 08 mô hình ứng dụng cơ giới hóa hệ thống tưới phun trong vườn lan (0,84 ha), giúp tiết kiệm được 60% lượng nước tưới, 70% lượng điện tiêu thụ và 70% công lao động, giảm chi phí 200 triệu đồng/năm/ha.

+ Trung tâm Công nghệ sinh học đã triển khai hỗ trợ 08 mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất hoa, cây kiểng, qui mô 1,2 ha, cho 08 hộ trồng lan Mokara tại  xã Bình Chánh (Bình Chánh), Trung Lập Hạ (Củ Chi), Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung (Củ Chi), Xuân Thới Sơn (Hóc Môn). Doanh thu từ hoa lan cắt cành của các mô hình khoảng 1,8 tỷ đồng/ha/năm.

+ Chi cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng 06 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên hoa lan tại các xã nông thôn mới. Trong đó, có 02 mô hình tại huyện Bình Chánh (5.000 m2/mô hình), 02 mô hình tại huyện Củ Chi (2.000 m2/mô hình), 01 mô hình tại huyện Hóc Môn (2.000 m2/mô hình), 01 mô hình tại huyện Nhà Bè (3.000 m2/mô hình). Hiệu quả kinh tế từ mô hình cao hơn so với vườn đối chứng từ 10 – 20% nhờ giảm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và tăng năng suất.

 

b) Các hoạt động khác:

- Hội Làm vườn và Trang trại: tổ chức 06 lớp tập huấn kỹ thuật và 07 cuộc trao đổi kỹ thuật chăm sóc hoa, cây kiểng.

- Hội Hoa lan Cây cảnh: đã phối hợp với trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng hoa lan với 60 học viên. Tham gia hội nghị Asian Orchid Flower 2013. Tổ chức đoàn tham quan Thái Lan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành hoa cảnh.

 

2.2. Công tác sưu tập, nhập nội, chọn tạo và nhân giống hoa kiểng:

a) Về thực hiện Đề án lai tạo, chọn tạo, nhập nội, thuần hóa và khảo nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất:

- Trung tâm Công nghệ sinh học:

+ Tiếp tục triển khai Dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan” để phục vụ Chương trình phát triển hoa, cây kiểng của thành phố đạt được kết quả như sau: Trong năm 2013, đã sưu tập thêm 17 giống kiểng lá, 16 giống hoa nền, 12 giống lan rừng, 3 loại lan Dendrobium, 2 loại Mokara. Lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay, Trung tâm sưu tập được 448 giống hoa kiểng các loại. Trong đó, 92 giống kiểng lá, 26 giống hoa nền, và 330 giống lan (128 giống lan rừng, 151 giống lan Dendrobium, 22 giống lan Mokara, 15 giống lan Cattleya và 14 giống lan khác. Trong đó, các giống kiểng lá mới gồm Thiên long, Vạn lộc, Thiên phú, Huyết long, Tuyết trắng, Hạnh phúc, Ái hồng, Má hồng đào đang được thực hiện nhân giống bằng kỹ thuật invitro.

+ Về công tác lai tạo hoa lan: có 24 tổ hợp lai có cây ra ngoài vườn ươm, trong đó có 10 tổ hợp lai (Dendrobium) đang được đánh giá và chọn lọc ở giai đoạn ra hoa. Đã chọn 20 cá thể lan lai ưu tú để tiến hành nhân giống in vitro cây đầu dòng. Tiếp tục đánh giá chọn lọc thêm 28 dòng lai mới. Nhân giống in vitro 8 dòng lai (Dendrobium) có triển vọng.

+ Nhân giống được 90.202 cây con các loại (bao gồm Denbrobium, Mokara, Hồ Điệp, Cattleya, Vũ nữ, các loại cây khác. Đã cung cấp cho thị trường 14.500 cây cấy mô các loại.

- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi:

+ Sưu tập: Đã hòan thành bộ sưu tập Súng và Sen năm 2013 với số lượng 15 giống. Trong đó, 5 giống sen và 10 giống Súng. Lũy kế các giống sưu tập từ năm 2009 đến nay là 60 loài thuộc 22 họ khác nhau.

+ Thử nghiệm tính thích nghi giống hoa mới: Đã và đang tiến hành thử nghiệm 8 giống hoa  lily, trong đó có 3 giống đã lưu trữ củ giống từ năm 2012 và 5 giống mới nhập từ Hà lan. Hiện nay đã có 1 giống lưu trữ đang ra hoa. Tiếp tục theo dõi vườn lan gồm 20 giống, trong đó có 10 giống mới nhập về năm 2013, giai đọan đầu cây phát triển tốt. Lũy kế từ khi thực hiện chương trình, Trung tâm đã tổ chức thử nghiệm tính thích nghi 64 giống hoa, cây kiểng, kết quả đã chuyển giao và khuyến cáo sử dụng 4 giống hoa lily đưa vào sản xuất: Bernini; Gold City; Yelloween; Concad’Or. Đây là những giống hoa đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, có giá trị kinh tế cao (200.000 – 250.000 đồng/chậu 3cây), thích hợp để thay thế giống cây trồng giá trị kinh tế thấp, nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

b) Các hoạt động khác:

Trong năm 2013, Trung tâm Công nghệ sinh học đã thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thực tiễn gồm 4 nghiệp vụ nghiên cứu thường xuyên. Trong đó, đã tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện 02 đề tài:

+ “Lưu giữ nguồn gen một số giống lan rừng và khảo sát một số tổ hợp lai giữa giống lan nhập nội với lan rừng Việt Nam (Dendrobium)”;

+ “Nghiên cứu tạo kit ELISA phát hiện nhanh 2 loại virus Cymbidium mosaic virus (CyMV) và Odondoglossum ringspot virus (ORSV) gây bệnh trên lan”;

- Tiếp tục thực hiện 02 đề tài:

+ “Khảo sát ảnh hưởng của tia Gamma (nguồn Co60) đến sự biến đổi hình thái và di truyền trên nhóm lan rừng thủy tiên (Dendrobium) giai đoạn invitro”;

+ “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm một số giống hoa, cây kiểng có giá trị kinh tế”.

- Đưa vào sử dụng khu nhà lưới nhà màng có hệ thống điều khiển tự động với diện tích sử dụng là 5000m2.

2.3. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:

 

Thực hiện Đề án xây dựng và đẩy mạnh kênh tiêu thụ, tiếp thị hoa kiểng thành phố:

- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã thực hiện các hoạt động sau:

+ Tổ chức 7 cuộc triển lãm, hội chợ, giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoa lan trên địa bàn thành phố, điều tra tình hình tiêu thụ hoa lan trên địa bàn thành phố. Cụ thể: Phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức thành công chợ hoa Tết Nguyên đán 2013 tại Công viên 23/9. Tham gia triển lãm “Hội nghị tổng kết đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại 5 xã điểm trên địa bàn thành phố”. Tổ chức Hội nghị “Giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoa lan trên địa bàn thành phố”. Tổ chức Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2013 tại Công viên Du lịch văn hóa Suối Tiên. Tổ chức điều tra tình hình tiêu thụ hoa lan trên địa bàn thành phố. Tổ chức giới thiệu, quảng bá giống hoa lan của các xã nông thôn mới,  trung bình từ 1 - 2 đợt/tháng. Phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức triển lãm tại Hội nghị sơ kết 5 năm vai trò Hội nông dân tham gia thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấm hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008 – 2013).

+ Hỗ trợ xây dựng website cho 16 vườn lan là: vườn lan Út Hài, vườn lan Hoàng Lực, vườn lan Hồng Chi, vườn mai Hoàng Mai, Vườn kiểng Phúc Ngọc, Vườn lan Thống Nhất, Vườn lan Hùng Thức thuộc huyện Bình Chánh; vườn Vy Khanh Orchids, quận Bình Thạnh; vườn lan Mười Vinh, vườn lan Thu Hồng, vườn lan Ba Được, vườn lan Tam Anh, Vườn lan Thu Ngân, huyện Củ Chi; vườn lan Chín Cơ, vườn Bonsai Hai Nhơn, Hoa kiểng Lộc Tiến, huyện Hóc Môn; hỗ trợ thiết kế logo cho 13 đơn vị.

+ Thiết kế tờ bướm cho 15 đơn vị: vườn lan Lê Thái Quyên, vườn lan Út Hài huyện Bình Chánh; hoa kiểng Thanh Vân, vườn lan Ngọc Đan Vy, vườn lan Thu Ngân, vườn lan Tư Hoàng, vườn lan Vân Triển, vườn lan Mười Vinh, vườn lan Quang Tuấn, vườn lan Chín Xành, huyện Củ Chi; vườn lan Thanh My, quận Tân Bình; vườn sứ Minh Thuần, quận 12.

Lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ thiết kế và bàn giao 34 website; thiết kế logo, nhãn hiệu cho 32 đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố và thiết kế 21 tờ bướm cho các đơn vị.

- Hội Sinh vật cảnh:

+ Trong dịp Tết Quý Tỵ, Hội Sinh vật cảnh thành phố đã vận động hội viên sinh vật cảnh, các nghệ nhân, nhà vườn tham gia các chợ hoa tết cấp thành phố và ở các quận, huyện.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, tổ chức thành công Lễ hội Sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh lần V, năm 2013 tại công viên Làng hoa quận Gò Vấp, với 34 đơn vị tham gia, bình quân 2.500 – 3.000 lượt khách/ngày. Tổng doanh thu từ hoạt động mua bán sinh vật cảnh tại Lễ hội ước đạt 4,5 tỷ đồng.

- Hội Nông dân: Vận động hội viên và các nghệ nhân tham gia hội Hoa xuân Tết Quý Tỵ năm 2013 và chợ hoa Tết tại công viên 23/9; chỉ đạo các cấp Hội tổ chức Hội hoa xuân tại các quận, huyện.

- Hội Hoa lan Cây cảnh: Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công các hội chợ hoa xuân Quý Tỵ 2013 tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, công viên Tao Đàn.

- Hội Làm vườn và Trang trại: Vận động các hội viên và bà con nông dân tham gia 3 chợ hoa Tết cấp thành phố và 65 điểm tổ chức chợ hoa Tết tại 17 quận huyện, thúc đẩy tiêu thụ và quảng bá sản phẩm hoa, cây kiểng.

 

2.4. Công tác phát triển kinh tế tập thể:

a) Về thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoa, cây kiểng:

+ Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu về Tổ hợp tác, Hợp tác xã (bao gồm lĩnh vực hoa, cây kiểng). Qua đó, đánh giá thực trạng công tác điều hành quản lý ở các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong lĩnh vực hoa, cây kiểng.

+ Tổ chức tập huấn 08/8 lớp “ Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ điều hành Hợp tác xã, kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng năm 2013” tại: các xã Bình Chánh, Tân Quý Tây thuộc huyện Bình Chánh, xã Xuân Thới Sơn thuộc huyện Hóc Môn, các xã Phước Vĩnh An, Hòa Phú, An Nhơn Tây thuộc huyện Củ Chi, phường An Phú Đông thuộc quận 12 và 01 lớp tổ chức tại  quận Thủ Đức.

+ Tổ chức 02 chuyến tham quan học tập các mô hình nông nghiệp điển hình tại 4 tỉnh Vĩnh Long-Cần Thơ và Tiền Giang-Đồng Tháp cho 30 người là người nông dân,  Ban chủ nhiệm hợp tác xã, Ban điều hành tổ hợp tác.

 

b) Công tác khác:

- Đến cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố có 06 Hợp tác xã hoa, cây kiểng: Hợp tác xã Hoa kiểng Gò Vấp (quận Gò Vấp), Hợp tác xã Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức), Hợp tác xã Ngọc Tú (huyện Hóc Môn), Hợp tác xã Đại Lộc (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Đồng Phú (quận 2), Hợp tác xã Hoa Lan Đất Việt (huyện Củ Chi) và 34 Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng.

- Công tác hỗ trợ lãi vay sản xuất nông nghiệp:

Thực hiện khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố trong năm 2013 có 213 hộ dân vay vốn đầu tư sản xuất hoa, cây kiểng với tổng vốn đầu tư là 272,264 tỷ đồng và tổng vốn xin hỗ trợ lãi suất là 165,455 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi triển khai thực hiện Chương trình (năm 2011) đến nay đã có 481 hộ vay, với tổng vốn đầu tư là 600,3 tỷ đồng và tổng vốn xin hỗ trợ lãi suất là 387,6 tỷ đồng.

3. Nhận xét chung:

3.1. Mặt làm được:

- Chương trình hoa, cây kiểng phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố. Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố năm 2013 đạt 2.090 ha, tăng 80 ha (4%) so với cùng kỳ (năm 2012 đạt 2010 ha; trong đó diện tích sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là 1.207 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan, bonsai và cây kiểng. Riêng diện tích trồng mai không tăng.

- Lượng hoa, cây kiểng sản xuất tại thành phố phục vụ dịp Tết Quý Tỵ 2013 ước khoảng 1,4 triệu chậu mai vàng, không tăng so với cùng kỳ; 2,65 triệu chậu lan, tăng 6% so với cùng kỳ; 3,9 triệu cành lan, tăng 8,3% so với cùng kỳ; 6,9 triệu chậu hoa nền, tăng 9,5% so với cùng kỳ; 520 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ, tăng 4% so với cùng kỳ.

- Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Quý Tỵ khoảng 1.321,8 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ (1.307 tỷ đồng).

- Từ các mô hình trình diễn, bà con nông dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích đất còn lại của gia đình đẩy mạnh sản xuất. Góp phần mở rộng diện tích trồng hoa, cây kiểng. Trong đó có hoa lan, diện tích trồng lan trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2013 đạt 250 ha tăng 60 ha so với cùng kỳ 2012 (190 ha). Ngoài ra, bà con đã mạnh dạn tiếp nhận và đẩy mạnh hình thức sản xuất mới có hiệu quả cao như trồng lan trong chậu để góp phần đa dạng sản phẩm (có thể cắt cành, và có thể cung cấp chậu trong dịp Tết) cung cấp cho thị trường thành phố cũng như các tỉnh lân cận, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội.

- Trong năm 2013, công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người trồng hoa, cây kiểng tiếp tục được các đơn vị thuộc Sở phối hợp với các hội, đoàn thể thực hiện có hiệu quả. Nâng cao tay nghề trồng hoa, cây kiểng cho nông dân.  Bà con nông dân đã nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường, thông tin bất lợi về thời tiết để hạn chế, khắc phục các ảnh hưởng bất lợi đến hoa, cây kiểng. Góp phần nâng cao thu nhập trong sản xuất.

- Công tác nhân giống, lai tạo giống đã có được những thành công nhất định, đã nhân nhanh một số giống hoa lan (90.202 cây con các loại) cung cấp cho nhu cầu sản xuất, góp phần đa dạng giống hoa cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Công tác xúc tiến thương mại với các cuộc triển lãm, hội chợ, giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoa, cây kiểng, hỗ trợ xây dựng website, thiết kế logo, nhãn hiệu đã nâng cao năng lực cạnh tranh cho người nông dân trồng hoa kiểng thành phố, ngày càng được sự hưởng ứng của người nông dân và sự quan tâm của các sở ngành và các đơn vị có liên quan.

 

3.2. Hạn chế:

- Tình hình thời tiết trên địa bàn thành phố năm 2013 có những diễn biến bất lợi gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

- Thị trường, giá cả thường xuyên biến động, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người nông dân.

- Quy mô của Hợp tác xã còn nhỏ về diện tích và số hộ tham gia, hoạt động của một số Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn hạn chế do chưa có kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, trình độ quản lý của ban điều hành Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn hạn chế.

 

II. KẾ HOẠCH NĂM 2014:

1. Mục tiêu:

 

Tiếp tục tập trung triển khai Chương trình phát triển hoa, cây kiểng, Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 và Quyết định số 5997/QĐ-UBND ngày 09/12/2011, phấn đấu đến cuối năm 2014 diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố đạt 2.130 ha; trong đó, hoa lan đạt 280 ha, mai đạt 500 ha, hoa nền đạt 820 ha, kiểng, bonsai đạt 530 ha; nhập nội, thuần hóa, đưa vào sản xuất từ 2 – 3 giống hoa lan mới và từ 2 – 3 giống hoa nền mới; sưu tập, bảo tồn từ 5 – 10 giống lan, giống hoa địa phương.

 

2. Nội dung và giải pháp:

- Nghiên cứu, lập Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện theo Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ sinh học như: ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, chuyển gien trong chọn tạo, nhân nhanh các giống hoa, cây kiểng mới, nhất là giống hoa lan; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất, hướng dẫn sử dụng các chế phẩm sinh học.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về hoa, cây kiểng tại các xã nông thôn mới, nhất là các mô hình hoa lan, mô hình cơ giới hóa trong canh tác hoa, cây kiểng, các biện pháp kỹ thuật khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.

- Giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 -2015.

- Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoa, cây kiểng.

- Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư xây dựng Trung tâm trưng bày, mua bán, giao dịch, hội chợ sinh vật cảnh tại quận Gò Vấp.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm giao dịch triển lãm nông sản tại huyện Củ Chi.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Tiếp tục thực hiện Văn bản số 973/SNN-NN ngày 03/6/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên địa bàn thành phố; nghiên cứu, xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng; cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ cho người sản xuất hoa, cây kiểng.

 

3. Tổ chức thực hiện:

 

3.1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện có sản xuất hoa, cây kiểng:

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn quận, huyện năm 2014.

- Phối hợp Trung tâm Khuyến nông rà soát hiện trạng sản xuất hoa, cây kiểng, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung.

- Tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất hoa, cây kiểng vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

 

3.2. Đề nghị các hội, đoàn thể:

- Đề nghị Hội hoa lan cây cảnh Chuẩn bị kế hoạch Hội Hoa Xuân thành phố và Hội Chợ Hoa Xuân Phú Mỹ Hưng năm Giáp Ngọ (2014).

 - Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tuyên truyền, vận động người sản xuất tham gia vào Hợp tác xã, Tổ hợp tác chuyên ngành như: Bonsai, kiểng cổ, mai vàng, hoa lan; hỗ trợ người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

 

3.3. Giao các đơn vị trực thuộc Sở:

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hoa, cây kiểng định kỳ hàng quý.

a) Trung tâm Khuyến nông:

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, lập Quy hoạch phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tăng cường công tác khuyến nông về chuyển giao, ứng dụng các giống hoa, cây kiểng mới, tập trung xây dựng các mô hình hoa lan, mô hình cơ giới hóa hoa lan, đặc biệt là tại các xã nông thôn mới.

- Phối hợp với các quận, huyện khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa, cây kiểng trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục thực hiện Văn bản số 973/SNN-NN ngày 03/6/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên địa bàn thành phố: phối hợp Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ hoa lan, khuyến cao nông dân sản xuất các giống hoa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

b) Trung tâm Công nghệ sinh học:

- Tăng cường nhân nhanh các giống hoa, cây kiểng mới, nhất là giống hoa lan phục vụ sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống lan, giống hoa địa phương để làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống.

- Hướng dẫn nông dân sản xuất hoa, cây kiểng sử dụng các chế phẩm sinh học do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng các giống hoa lan của Trung tâm cung cấp cho thị trường.

 

c) Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi:

- Giới thiệu các giống hoa mới đã khảo nghiệm thành công phục vụ sản xuất. Kết hợp với các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng giống hoa, đánh giá đặc điểm giống hoa mới nhập nội. Tiếp tục thử nghiệm và theo dõi bộ giống hoa đồng tiền chậu, hoa lily. Hoàn chỉnh quy trình chăm sóc hoa đồng tiền cắt cành và trồng trong chậu.

- Tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống lan, giống hoa địa phương để làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống. Tiếp tục chăm sóc và nhân giống bộ sưu tập hoa kiểng.

- Điều tra, cập nhật thông tin từ các cơ sở cung ứng giống hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

 

d) Chi cục Phát triển nông thôn:

- Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, hướng dẫn các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất hoa, cây kiểng, nhất là các Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoạt động yếu.

- Phối hợp với các đoàn thể, hội (Hội Sinh vật cảnh, Hội Hoa lan cây kiểng, Hội Làm vườn và Trang trại…) và các đơn vị có liên quan tiếp tục tuyên truyền chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất hoa, cây kiểng vay vốn để xuất phát triển sản.

 

e) Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp:

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hình thành Trung tâm giao dịch và triển lãm nông sản trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục cập nhật, tổng hợp thông tin về tình hình tiêu thụ hoa, cây kiểng, giới thiệu thông tin nhu cầu mua bán trên website của Trung tâm. Làm việc với Cục Hải quan thành phố về số liệu xuất, nhập khẩu hoa, cây kiểng.

 

- Tiếp tục giới thiệu các sản phẩm hoa, cây kiểng các loại trong các đợt Hội chợ triển lãm, hỗ trợ xây dựng thiết kế website, logo, bao bì cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoa, cây kiểng. 

 

 

- Tổ chức các cuộc giao lưu liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị kinh doanh và các nhà sản xuất trong lĩnh vực hoa, cây kiểng. 

 

- Tiếp tục thực hiện Văn bản số 973/SNN-NN ngày 03/6/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên địa bàn thành phố: phối hợp Trung tâm Khuyến nông điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ hoa lan, khuyến cao nông dân sản xuất các giống hoa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

 

f) Chi cục Bảo vệ thực vật:

- Tiếp tục điều tra phát hiện dự tính dự báo định kỳ sinh vật hại hoa lan, cây kiểng. Hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ tổng hợp các đối tượng sinh vật hại, nhất là phòng trừ muỗi gây hại hoa lan.

- Tiếp tục thực hiện các mô hình quản lý dịch hại trên hoa lan, cây kiểng tại các xã nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện khảo sát vòng đời và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ ruồi đục hoa lan./.

 


Số lượt người xem: 5603    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm