SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
5
5
4
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19 Tháng Mười 2003 12:00:00 CH

Ngộ độc bảo vệ thực vật và các biện pháp phòng tránh


   

+ Các trường hợp ngộ độc đối với người sử dụng thuốc BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật không những độc đối với các loài sinh vật hại mà còn độc đối với người, động vật và môi trường.

Thuốc có thể gây ngộ độc qua da, qua đường miệng và qua đường hô hấp,  Thuốc có thể gây ngộ độc cấp tính tức là khi thuốc xâm nhiễm vào cơ thể gây ngộ độc tức thời và gây ngộ độc mãn tính tức là không thấy ngộ độc ngay nhưng thuốc tích luỹ trong con người một thời gian dài gây đột biến tế bào, gây ung thư, ảnh hưởng đến bào thai gây dị dạng hoặc phát ra một bệnh lý khác thường nào đó.

+ Đối với người nông dân sản xuất rau, những trường hợp nào sẽ bị ngộ độc thuốc BVTV qua da?

            Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và dễ bị nhất, do người nông dân khi sử dụng thuốc thường mặc áo tay ngắn, quần cộc, không đeo găng tay, đi chân trần, không mang ủng hay giầy dép. Khi pha thuốc, thuốc sẽ dính vào da tay, khi phun thuốc nhất là gặp khi thời tiết có gió thuốc sẽ bay vào người và xâm nhập qua da gây ngộ độc.

          - Sử dụng bình bơm bị rò rĩ, khi đeo trên người thuốc sẽ ngấm qua lớp áo, rồi ngấm qua da.

            - Khi pha thuốc, phun thuốc không cẩn thận làm thuốc bắn vào người hoặc chạm người vào lá cây đã phun thuốc.

+ Những trường hợp nào sẽ bị ngộ độc thuốc BVTV qua đường miệng?

Trường hợp này không phổ biến bằng nhiễm độc qua da nhưng nếu bị nhiễm sẽ gây trúng độc nặng .

            - Xảy ra bất ngờ do thuốc bắn vào miệng, có trường hợp khi mở nút chai thuốc cứng quá người nông dân đưa lên miệng dùng răng để mở .

            - Ăn uống hoặc hút thuốc bằng tay có dính thuốc.

            - Khi béc phun bị nghẹt đưa lên miệng thổi

            + Những trường hợp nào sẽ bị ngộ độc thuốc BVTV qua hô hấp ( hít thở):

            - Khi sử dụng thuốc không đeo khẩu trang, gặp những loại thuốc có đặc điểm xông hơi, thuốc dạng bột người nông dân có thể bị hít phải thuốc khi đang pha chế thuốc, phun ngược chiều gió hoặc dưới trời nắng gắt.

            - Hít phải chất bột mịn dưới đáy bao thuốc hạt khi rãi thuốc hạt.

            + Các triệu chứng khi bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật:

- Ngộ độc nhẹ: Người mệt mỏi, bơ phờ, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước dãi, chảy nước mắt, da bị tấy, viêm.

- Ngộ độc trung bình: Miệng và họng bị nóng, buồn nôn, nôn, mắt nhìn không rõ, đánh trống ngực, tức ngực, đau thắc dạ dày, tiêu chảy, mỏi bắp thịt, khó thở, run rẩy, lảo đảo, suy nhược thần kinh, đồng tử bị co hoặc giãn, đổ mồ hôi.

- Ngộ độc nặng: Rối loạn, co giật, thở yếu, mê sảng, bất tỉnh, mất nhịp tim và chết.

 

+ Để phòng tránh ngộ độc người nông dân khi sử dụng thuốc cần chú ý  điều gì?

            - Người nông dân khi sử dụng thuốc để phòng trừ sinh vật hại cần chú ý nên chọn thuốc có độ độc thấp, có lượng sử dụng ít nhưng hiệu lực diệt trừ SVH cao.

            - Cần trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động tối thiểu như quần áo tay dài, khẩu trang, găng tay, mang ủng hoặc giày nhựa.

            - Kiểm tra bình bơm trước khi phun, không sử dụng bình bơm bị rò rĩ

 - Sử dụng thuốc có bao bì an toàn. Cẩn thận với thuốc ở dạng chưa pha chế, không dùng răng mở nút chai hoặc dùng miệng thổi béc bị nghẹt .

            - Không phun thuốc khi trời nắng gắt, khi có gió to, phun xuôi theo hướng gió và phun một bên để tránh chạm vào lá cây có dính thuốc.

- Khi đang phun thuốc không ăn uống, hút thuốc, tránh không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.

- Khi phun thuốc xong nên tắm rữa sạch sẽ, pha nước chanh uống. Quần áo và các dụng cụ bảo hộ lao động dính thuốc nên giặt riêng bằng xà phòng.

Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc. Nếu giữ không để thuốc xâm nhập vào cơ thể bằng cách ngăn chận mọi đường xâm nhập qua việc sử dụng trang bị bảo hộ đầy đủ và tuân thủ theo đúng các nguyên tắc khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì tính độc của thuốc sẽ chỉ có hiệu lực đối với sinh vật hại mà không có tác động đến người sử dụng.

 


Số lượt người xem: 10127    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm