SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
9
5
7
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Chín 2008 2:00:00 CH

Chương trình giám sát và xét nghiệm bệnh Spring Viraemia of Carp (SVC) và bệnh Koi Herpes virus (KHV)

Tháng 9/2005, Ủy ban Châu Âu đã áp dụng Quyết định số 858/2003/EC ngày 21/11/2003 về yêu cầu đối với điều kiện và chứng nhận sức khỏe động vật khi nhập khẩu các loài cá, trứng và giao tử của chúng để nuôi và cá có nguồn gốc nuôi dùng làm thực phẩm cho người và các quyết định khác có liên quan của Ủy ban Châu Âu cho các loài cá có khả năng cảm nhiễm virus mùa xuân (SVC) khi nhập khẩu vào thị trường Châu Âu phải đáp ứng quy định là được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu chứng nhận không bị nhiễm bệnh.


  -

           Đồng thời, ngày 30/8/2006 Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ban hành qui định bổ sung (Quy định 71 FR 51435) đối với việc nhập khẩu vào Mỹ 08 loài cá sống có khả năng cảm nhiễm với bệnh SVC, gồm: cá Chép (Cyprinus carpio) bao gồm cả cá Koi (trong đó có 02 loài cá cảnh), cá Tàu/Vàng/ (Cyprinus auratus), cá Trắm cỏ (Cteropharyngodon idellus), cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá Mè hoa (Aristichthys nobilis), cá Diếc (Crucian carp/Carassius carassius), cá Tenca (Tench/Tinca tinca), và cá Nheo châu Âu (Sheatfish/Silurus glanis).Theo qui định này, 8 loài cá trên muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải có Giấy phép nhập khẩu của USDA và Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu xác nhận có nguồn gốc từ vùng/cơ sở được giám sát bệnh SVC; đây là qui định tạm thời, khẩn cấp và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2006. Ngoài ra, bệnh Koi Herpes Virus Disease (KHV) thuộc Danh mục các bệnh phải kiểm dịch, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu các loài cá trên, kể cả cá làm cảnh và các sản phẩm của chúng (Quyết định số 656/2006/EC ngày 20/9/2006 của Ủy ban Châu Âu về điều kiện sức khỏe và chứng nhận nhập khẩu cho các loài cá dùng làm cảnh)

Áp dụng qui định của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE), Mỹ và Châu Âu yêu cầu các loài cá nói trên muốn nhập khẩu vào nước họ phải:

- Xuất phát từ các Vùng/Cơ sở/Quốc gia an toàn bệnh SVC/KHV mà tại đó quần thể cá phải được kiểm tra ít nhất 2 lần/1 năm và khoảng cách giữa 2 lần kiểm tra tối thiểu là 03 tháng.

- Phương pháp xét nghiệm phát hiện SVC là phương pháp nuôi cấy tế bào sử dụng dòng tế bào Epithelioma Papulosum cyprinid hoặc Fathead Minnow; phương pháp xét nghiệm KHV kết hợp phương pháp nuôi cấy tế bào và PCR.

- Các cơ sở xuất khẩu phải tham gia Chương trình giám sát bệnh SVC/KHV được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu công nhận (chương trình giám sát này thường kéo dài 02 năm mới được các nước nhập khẩu tin cậy).

- Trước khi xuất khẩu 72 giờ, lô hàng cá có khả năng cảm nhiễm SVC/KHV phải được nhân viên kiểm dịch kiểm tra và không phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh, sau đó cấp giấy chứng nhận kiểm dịch…

          Hiện nay, tại TP HCM có 06 Doanh nghiệp đang xuất khẩu cá Chép, cá Vàng sang thị trường Mỹ (riêng đối với thị trường Châu Âu đã bị đóng cửa cũng với những qui định khắt khe trong việc giám sát và kiểm dịch 02 loại bệnh SVC và KHV) với số lượng gần 1 triệu con/năm. Nếu không sớm có giải pháp nhằm tuân thủ các qui định của Mỹ và Châu Âu, thiệt hại về kim ngạch xuất khẩu của ngành cá cảnh sẽ rất lớn và sẽ bị các nước khác chiếm lĩnh thị trường.

          Vì vậy, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản đã lập kế hoạch số 2459/CLTY-TY ngày 18/10/2006 mời các chuyên gia của Trung tâm phát triển thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương (NACA) giảng dạy về bệnh SVC, KHV và phương pháp xét nghiệm theo phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc phương pháp phân tích gen (PCR). Theo kế hoạch, vào tháng 10/2006, Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản  vùng 4 đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM tổ chức 02 hôi nghị bao gồm các Doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh, các cơ sở nuôi và thu gom cá cảnh, các cơ quan quản lý thủy sản của TP HCM và các tỉnh có liên quan, Hội cá cảnh TP, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2…để phổ biến các qui định của Mỹ và chương trình giám sát dịch bệnh  do Cục QLCL,ATVS TY TS xây dựng trình Bộ Thủy sản ban hành và thống nhất trách nhiệm của các bên liên quan.

          Qua quá trình triển khai, hiện nay đã có 04 cơ sở đăng ký tham gia chương trình giám sát được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP HCM giao Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản xây dựng và triển khai thực hiện với tên gọi: Chương trình xây dựng cơ sở/nhóm cơ sở an toàn dịch bệnh Spring Viraemia of Carp (SVC) và Koi Herpes Virus Disease (KHV) trên các loài cá có khả năng cảm nhiễm phục vụ xuất khẩu cá Chép, cá Vàng làm cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2010, gồm:

   1/ Cty cổ phần Sài Gòn Cá Kiểng, địa chỉ: Lê Thị Siêng, ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

   2/ Cơ sở cá cảnh Võ Văn Sanh, địa chỉ: số 54 đường 29, ấp Long Hòa, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9.

   3/ Cơ sở cá cảnh Dã Tượng, địa chỉ: số 59/45/2 ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

   4/ Cơ sở cá cảnh Châu Tống, địa chỉ: số 168/1 khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12.

          Các cơ sở tham gia Chương trình, ngoài việc được đào tạo kiến thức về bệnh SVC và KHV cũng như các biện pháp phòng bệnh, còn được đào tạo áp dụng điều kiện an toàn sinh học cơ bản tại trại nuôi như: phương pháp ghi chép, theo dõi quá trình nuôi, thủ tục báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh; được hướng dẫn phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu đến phòng kiểm nghiệm.

          Riêng đối với cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên hướng dẫn các cơ sở hoàn thiện dần quy trình nuôi theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thủy sản, đồng thời tiến hành thu mẫu xét nghiệm bệnh SVC/KHV theo quy định. Sau 04 lần thu mẫu kiểm tra SVC và 04 lần kiểm tra KHV đều không phát hiện có bệnh; đồng thời vào tháng 6/2008, Chi cục QLCL và BVNLTS đã kiểm tra đánh giá điều kiện an ninh sinh học của 04 cơ sở nói trên và cả 04 cơ sở này đều đạt yêu cầu.

        Đến nay, khi chương trình giám sát đã đi vào nề nếp, Sở NN và PTNT sẽ đề nghị Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh SVC,KHV và đủ điều kiện xuất khẩu cá Chép, cá Vàng vào Mỹ và Châu Âu cho các cơ sở nói trên đồng thời sẽ tiến tới triển khai giám sát và đề nghị công nhận Vùng an toàn.

                                                  Phòng Thủy sản


Số lượt người xem: 5900    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm