SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
0
5
8
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 Tháng Năm 2008 2:05:00 CH

Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tập thể ngành thủy sản

Thực hiện văn bản số 655/TS-KTTT & KTTN ngày 02/04/2007 của Bộ Thủy sản về việc “Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 13/NQ-TW về kinh tế tập thể ngành thủy sản”, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo một số nội dung như sau:

  

   I. Thực trạng kinh tế tập thể ngành Thủy sản

1. Tổ hợp tác:

- Đến cuối năm 2006 Thành phố có 131 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản với tổng số lao động là 1.492 người chủ yếu là các hộ nuôi tôm tại huyện Cần Giờ sử dụng 2.440 ha mặt nước, cùng với 94 trang trại 325 lao động sử dụng 361,7 ha mặt nước; so với năm 2001, số lượng tổ hợp tác giảm 14 tổ (đính kèm phụ lục biểu báo cáo).

- Việc hình thành các tổ hợp tác giúp cho các hộ hợp tác với nhau để sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nhau trong việc vay vốn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

- Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng cộng 32 Hợp tác xã và 01 Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngành nghề của Hợp tác xã được phân chia ra 6 nhóm trong đó lĩnh vực nuôi trồng thủy sản : 05 Hợp tác xã với 68 xã viên thực hiện hoạt động cung cấp cá giống các loại, nuôi cá, tôm thương phẩm trên 47 ha mặt nước. Riêng Hợp tác xã Hà Quang đang triển khai dự án làng nghề cá cảnh với tổng diện tích là 500 ha.

- Các Hợp tác xã hiện hữu do khó khăn về đất đai nên một số HTX thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phải thuê đất ở tỉnh khác (HTX Thống Nhất, thuê đất tại tỉnh Bình Phước) hoạt động. Riêng HTX Hà Quang mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu cho HTX nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu không cao, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ góp vốn 50% lợi nhuận sau thuế, 50% còn lại phân chia các quỹ HTX..


- Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trong năm 2006 (có Hợp tác xã Hữu Nghị tạm thời ngưng hoạt động và Hợp tác xã Thanh niên mới thành lập năm 2006 )

                                                                                                    (ĐVT: ngàn đồng)

Tên HTX

Nguồn vốn KD

Vốn góp xã viên

Tổng doanh thu

Lãi

Tỷ lệ lợi nhuận/DT (%)

HTX TSản Tương lai

500.000

500.000

350.000

40.000

11

HTX NN Thống nhất

150.000

100.000

170.000

20.000

12

HTX nuôi trồng TSản Hà Quang

10.000.000

1.000.000

20.000.000

400.000

2

 

- Về vốn của Hợp tác xã: phần lớn vốn Điều lệ của các HTX thủy sản tương đối lớn nhưng đa phần dùng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc nuôi trồng.

 

Tình hình vốn Điều lệ:

                                                                                          (ĐVT: ngàn đồng)

Tên HTX

Vốn điều lệ năm 2004 (1.000đ)

Vốn điều lệ 2005 (1.000đ)

Vốn góp tối thiểu (1.000đ)

Vốn góp tối đa (1.000đ)

 

HTX TSản Tương lai

500.000

500.000

40.000

60.000

 

 

HTX NN Thống nhất

500.000

500.000

20.000

-

 

 

HTX nuôi trồng TSản Hà Quang

1.000.000

1.000.000

100.000

200.000

 

               

 

- Về đất đai: các HTX không có đất, chỉ là đất của xã viên đưa vào phục vụ nuôi trồng theo kế hạch chung của HTX. Riêng HTX Thống nhất do quá trình đô thị hóa, xã viên không còn dất sản xuất, HTX phải thuê đất ở địa phương khác sản xuất mặt dù văn phòng HTX vẫn ở thành phố, vì vậy gặp khó khăn trong việc vay các nguồn vốn tín dụng.

  - Về tình hình xã viên: Xã viên trong HTX không có sự biến động, do đặc thù của các HTX thủy sản các xã viên là các thành viên có quan hệ họ hàng hoặc thân thiết cùng hợp tác thành lập nên rất ổn định.

3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể.

3.1. Mặt tích cực:

- Kinh tế tập thể ngoại thành đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu của người lao động và kinh tế hộ, tạo động lực phát triển nông nghiệp - nông thôn, góp phần trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong nông nghiệp.

- Việc thành lập các HTX mới theo Luật HTX đã khẳng định nhận thức của người dân về kinh tế tập thể được thể hiện trên cơ sở tự nguyện, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, quản lý dân chủ bình đẳng.

- Hằng năm các HTX đều có tổ chức Đại hội đúng Luật HTX.

3.2. Mặt hạn chế:

- Quy mô của HTX còn nhỏ (10 – 60 hộ/HTX), vốn ít ( bình quân 60 - 100 triệu/HTX).

- Đô thị hóa phát triển, diện tích đất canh tác giảm dần, thu hẹp, hoạt động kinh tế tập thể phục vụ trong nông nghiệp cũng thu hẹp.

- Thu nhập của các cán bộ, xã viên HTX còn thấp, một số ít HTX còn nặng tính ỷ lại, trông chờ vào Chính quyền địa phương, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhân sự của HTX còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn ở quy mô nhỏ, vừa làm vừa tìm kiếm thị trường, thiếu định hướng hoạt động mở rộng hoạt động sản xuất của hợp tác xã.

- Do không có tài sản thế chấp nên phần lớn các HTX không vay được vốn của Ngân hàng và các tổ chức tính dụng  khác nên không tiếp cận được những ưu đãi về tín dụng. Một số HTX tháo gở bằng biện pháp huy động vốn trong xã viên với lãi suất bằng hoặc cao hơn lãi suất của Ngân hàng dẫn đến mất ưu thế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

II. Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết

1. Về nhận thức

- Nhận thức về kinh tế hợp tác và HTX của đa số cán bộ, nông dân chưa sâu, chưa nhận thức được những thách thức đối với người nông dân và sự cần thiết của kinh tế hợp tác và HTX trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường hiện nay.

- Cán bộ điều hành HTX, có trình độ chưa đủ để phát huy sức mạnh của Hợp tác xã.

2. Về kết quả thể chế hóa Nghị quyết

            Thành phố đã ban hành những văn bản nhằm phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng như sau:

- Nghị quyết 07/NQ-TU của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.

- Chương trình và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006-2010.

- Quyết định số 2539/QĐ-UB ngày 13/6/2002 của UBND thành phố về cho phép thành lập Quỹ trợ vốn xã viên Hợp tác xã Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Hội đồng Liên minh các Hợp Tác xã Việt Nam thành phố

- Quyết định số 2679/QĐ-UB ngày 28/6/02 của UBND thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.

3. Về quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể

- Về Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với HTX: UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 58/200l/QĐ-UB ngày 06/7/01 “về việc ban hành quy chế phối hợp hoạt động trong khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã”, chỉ đạo các Sở phân công 1 Phó Giám đốc, 1 phòng kiêm chức năng tham mưu và 1 cán bộ chuyên trách kinh tế tập thể; UBND huyện phân công 1 Phó Chủ tịch phụ trách, giao nhiệm vụ cho phòng Kinh tế kiêm chức năng tham mưu, quản lý và có 1 cán bộ chuyên trách về kinh tế tập thể. Chỉ đạo các phương, xã phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách kinh tế tập thể.

- Thành phố ban hành Quyết định số 191/QĐ-UB ngày 13/01/2003 về thành lập Ban chỉ đạo Nông nghiệp và Nông thôn thành phố.

       - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Phòng Phát triển nông thôn và từ tháng 4/2003 thành lập Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ giúp Sở quản lý nhà nước với HTX nông nghiệp. Công tác tuyên truyền các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể đã được triển khai thường xuyên liên tục trong các cấp và các tầng lớp nông dân.

4. Nhận xét, đánh giá:

4.1. Mặt tích cực:

- Chương trình hành động của Thành ủy được đề ra một cách cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế tập thể của thành phố, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai kịp thời, kiên quyết nội dung chương trình đã vạch ra.

- Các chính sách của thành phố tác động rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển hợp tác xã, đã tạo ra nhiều cơ hội cho kinh tế tập thể phát triển sản xuất kinh doanh.

4.2. Mặt hạn chế:

- Việc thực hiện các chủ trương chính sách ưu tiên cho HTX chưa được thực hiện đồng bộ, chưa mang tính đột phá. Mặt khác các HTX còn lúng túng bởi yếu tố tâm lý ràng buộc cũ chưa tạo niềm tin cho người lao động, vì vậy không thu hút được người lao động vào HTX.

III. Những đề xuất, kiến nghị:

1. Nhiệm vụ - Mục tiêu ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010

1.1. Nhiệm vụ:

- Tiếp tục tăng tỉ trọng cơ cấu ngành về nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tăng giá trị về dịch vụ thủy sản như giống, cá cảnh…

- Phát triển mô hình nuôi thủy sản theo hướng sinh thái bền vững và đa dạng đối tượng nuôi. Đẩy mạnh nuôi cá rô phi phục vụ cho xuất khẩu, phát triển mạnh các đặc sản như ba ba, ốc hương, hàu…

- Tập trung sản xuất giống thủy sản chất lượng cao: tôm sú, cá đồng ( cá kèo, cá sặc, cá rô…), rô phi đơn tính bằng phương pháp lai tạo…

- Sản xuất và tiêu thụ cá cảnh thành hàng hoá tập trung từ các làng nghề cá cảnh.

- Nghiên cứu cải hoán tàu và chuyển đổi các nghề khai thác ven bờ như nghề cào, nghề đáy sang khai thác xa bờ hoặc các nghề phù hợp hơn để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đối với chế biến : tiếp tục gia tăng và đa dạng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng để hạn chế cạnh tranh các sản phẩm đông lạnh truyền thống và tăng cường quản lý nhà máy theo hệ thống ISO, HACCP…

      1.2 Mục tiêu:

- Phấn đấu mức tăng trưởng về giá trị sản lượng 8-10%/ năm.

- Tập trung là tôm sú, cá rô phi , cá cảnh, thủy đặc sản và sản xuất giống.

       - Dự kiến đến năm 2010, kết quả như sau:

          + Tổng sản lượng: 70.000 tấn

P        Khai thác: 26.000 tấn

P        Nuôi trồng: 44.000 tấn (nuôi tôm sú: 15.000 tấn)

          + Sản xuất cá cảnh: 100 triệu con

          + Đàn ba ba thương phẩm: 1.000.000 con

          + Đàn cá sấu: 100.000 con

          + Sản xuất giống: 3 tỷ con (tôm sú: 1,5 tỷ con; giống cá: 1,5 tỷ con)

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản: 10.500 ha ( tôm sú: 7.000ha)

2. Định hướng chính phát triển kinh tế tập thể:

- Chuyển đổi, khuyến khích, thành lập mới HTX; khuyến khích tổ hợp tác phát triển tiến tới thành lập HTX;

-  Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX; nâng cao đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo thêm việc làm mới và bảo vệ môi trường.

-  Nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tập thể trong phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của xã viên, đời sống cộng đồng như y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa . . .; kinh tế của xã viên là bộ phận hữu cơ của HTX, tổ hợp tác;

- Phát triển liên kết, liên doanh giữa HTX với nhau và giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới thành lập các tập đoàn hoặc hiệp hội HTX có tiềm lực mạnh và năng lực cạnh tranh cao;

- Khuyến khích HTX thành lập hoặc tham gia thành lập hiệp hội ngành nghề;

- Khuyến khích HTX ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường;

- Khuyến khích HTX đầu tư cho giáo dục, đào tạo xã viên, con em xã viên.

2.1. Quan điểm phát triển:

- Không nóng vội “chậm nhưng chắc”, mô hình hợp tác phải phù hợp với nhu cầu hợp tác của dân.

- Tôn trọng nguyên tắc tự nguyện.

- Chú trọng phát triển các tổ hợp tác làm nồng cốt phát triển hợp tác xã.

- Chú trọng xây dựng nhân rộng mô hình phát triển nông thôn theo hướng  Công nghiệp hóa-hiện đại hóa-hợp tác hóa-dân chủ hóa.

- Từng bước phát triển vững chắc, lấy ngắn nuôi dài, lấy hiệu quả để đầu tư cho hoạt động phúc lợi, tái sản xuất kinh doanh, tránh mọi hoạt động bao cấp toàn diện của Nhà nước.

- Cụ thể:

* Về kinh tế hợp tác:

-  Mục tiêu đến 2010 tuyên truyền và vận động 90% nông dân vào tổ hợp tác

- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách cụ thể có liên quan đến kinh tế tập thể, rà soát lại các chính sách hiện hành nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thực thi Luật hợp tác xã sâu rộng trong nhân dân, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ và xã viên.

- Tập trung xây dựng các tổ chuyên ngành, tổ chức nông dân trong cùng lĩnh vực vào Tổ hợp tác sản xuất mang tính hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú trọng chương trình phát triển 2 cây, 2 con của thành phố.

- Tập trung củng cố hoạt động và nâng cao trình độ của Ban điều hành 1-2 tổ hợp tác lên HTX làm nồng cốt cho việc phát triển HTX toàn vùng.

- Mở rộng việc xây dựng các Tổ sản xuất và dịch vụ trong các khu vực nuôi trồng thủy sản.

* Về Hợp tác xã:

- Mục tiêu đến 2010 vận động để mỗi xã vùng nông thôn TP có 01 HTX.

- Đến 2010 xây dựng HTX cho các vùng thuộc Chương trình trọng điểm phát triển 2 cây, 2 con của TP. Mỗi chương trình có ít nhất từ 01 đến 02 HTX đủ mạnh để phát triển và làm nòng cốt cho phong trào.

- Mở rộng hoạt động của các HTX Nông nghiệp theo hướng đa ngành nghề, từng bước thực hiện nâng cao đời sống xã viên và lợi ích cộng đồng.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển, củng cố cụ thể phù hợp cho từng HTX có khả năng tiếp tục hoạt động đi lên, kiên quyết giải thể những HTX yếu kém hoạt động cầm chừng không hiệu quả.

- Đề xuất và xây dựng các chính sách ưu đãi cho kinh tế hợp tác và HTX về vốn, thuế, đất đai. . . tạo lòng tin của xã viên và nông dân đối với HTX.

- Tăng cường cán bộ và có chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút cán bộ Đại học về phục vụ cho HTX.

- Tạo điều kiện cho HTX từng bước thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ và xã viên.

- Xây dựng một số mô hình HTX mẫu, điển hình làm cơ sở để các HTX khác và Chính quyền địa phương có nơi tham khảo học tập, rút kinh nghiệm phát triển HTX tại địa phương mình, qua đó khẳng định tính ưu việt của loại hình HTX trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Hỗ trợ HTX xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho HTX trong việc thực hiện xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư cho các HTX về công nghệ sau thu hoạch, kho bãi, khu chế biến nhằm tăng giá trị sản phẩm của HTX.

2. 2. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ:

2.2.1. Huy động các nguồn lực phát triển khu vực kinh tế tập thể:

- Có chính sách gắn các chương trình mục tiêu phát triển nông thôn, khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. . . vào hoạt động của HTX. Nghiên cứu giao một phần các dự án, chương trình Phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn cho HTX thực hiện theo năng lực của HTX.

- Có cơ chế cho HTX tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của các Chương trình, dự án liên quan đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

- Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư liên kết hợp tác với HTX tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển, nhất là vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ cho HTX bằng nhiều hình thức:

- Góp vốn cùng hoạt động với HTX tạo mối quan hệ kinh doanh khép kín: doanh nghiệp đầu tư vật tư và công nghệ chế biến, HTX tổ chức sản xuất và cung ứng nguyên liệu.

- Liên kết ở khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm của HTX.

2.2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chính sách phát triển khu vực kinh tế tập thể:

- Phối hợp các ngành xây dựng mô hình tổ chức HTX phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện đề các HTX phát huy hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời đẩy nhanh việc chuyển giao khoa hoc kỹ thuật, công nghệ cao cho nông thôn thông qua các dự án khuyến nông, khuyến công..

- Thực hiện các chính sách ưu đãi của Trung ương và Thành phố tập trung vào các lĩnh vực: thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp vì mục tiêu của HTX là mang lại lợi ích cho cộng đồng.

- Triển khai thực hiện tinh thần Nghị quyết 15/CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX, tháo gở nhanh các vướng mắc hiện nay trong hoạt động của các HTX về nợ tồn đọng và quyền sử dụng đất.

-Tạo tiền đề để các ngành, các cấp quan tâm nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho các HTX phát triển.

- Nâng cao vai trò và vị trí của kinh tế hợp tác, HTX đối với kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nông nghiệp, góp phần ổn định thị trường nông sản trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế.

- Tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện thể chế chính sách, giải pháp, các chương trình hỗ trợ, tư vấn, tạo điều kiện cho các HTX củng cố, phát triển vững chắc.

3. Kiến nghị:

1. Quy định rõ chính sách đầu tư hỗ trợ về cơ sở vật chất, tín dụng, đào tạo cán bộ cho các HTX…, tạo điều kiện để phát triển, nhất là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng.

2. Kiến nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thủy sản trình Chính phủ chỉ thị thành lập Quỹ hỗ trợ xây dựng và phát triển HTX tại các địa phương tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận về tín dụng cho HTX.

                

Trên đây sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tập thể trong ngành Thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM báo cáo về Bộ Thủy sản theo chỉ đạo.


Số lượt người xem: 11618    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm