SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
1
0
7
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 04 Tháng Hai 2008 2:10:00 CH

Kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng ngành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh năm 2008

Năm 2007 ngành thủy sản giảm 3% so với năm 2006 do sản lượng khai thác giảm vì thời tiết diễn biến phức tạp, chi phí nhiên liệu cao nên các doanh nghiệp khai thác tạm thời ngưng khai thác chuyến biển, tuy nhiên sản lượng nuôi nước ngọt tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tăng 50,9%; đặc biệt là phong trào nuôi và sản xuất cá cảnh phát triển mạnh ở khu vực nuôi nước ngọt Củ Chi, Hóc Môn, Quận 9, sản lượng 45 triệu con, giá trị mang lại hơn 200 tỷ đồng.

I. Một số kết quả thực hiện:

1. Tổng sản lượng :  55.039 tấn, đạt 96,39 % so với kế hoạch và đạt 96,95% so với cùng kỳ.

- Khai thác thủy sản: sản lượng đạt 17.100 tấn, đạt 85,50 % so với kế hoạch và 80,11% so với cùng kỳ.

- Về nuôi trồng: sản lượng đạt 37.939 tấn, đạt 102,26% so với kế hoạch và 107,10 % so với cùng kỳ. Trong đó:

+         Sản lượng cá: 10.061 tấn (tăng 2.535 tấn so với cùng kỳ)

+         Tôm các loại 9.592 tấn (giảm 978 tấn so với cùng kỳ), trong đó tôm Sú: 7.700 tấn (Nhà Bè là 1.500 tấn; Cần Giờ: 6.2.00 tấn).

+         Nghêu: 15.810 tấn (tăng 526 tấn so với cùng kỳ)

+         Sò huyết: 2.190 tấn (tăng 474 tấn so với cùng kỳ)

+         Cá cảnh: 45 triệu con (tăng 50% so với cùng kỳ)

2. Diện tích nuôi: 10.700 ha, tăng 4,88% so với cùng kỳ

-   Diện tích nuôi lợ mặn: 9.700 ha, tăng 300 ha so với cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi tôm Sú: 5.976 ha; diện tích nuôi nhuyễn thể: 2.800 ha.

-   Diện tích nuôi nước ngọt: 1.000 ha

3.  Sản xuất và thuần dưỡng giống :

-          Giống cá các loại : 1.000 triệu con, tăng 11,11%/ cùng kỳ.

-          Giống tôm Sú: sản xuất và thuần dưỡng giống tôm sú 652 triệu con (Cần Giờ: 484 triệu con, Nhà Bè: 168 triệu con).

II. Đánh giá chung:

1.     Nuôi trồng thủy sản:

1.1/  Khu vực nuôi nước mặn:

- Nuôi tôm sú: Nghề nuôi tôm Sú khu vực Nhà Bè - Cần Giờ năm 2007 sản lượng giảm 866 tấn so với năm 2006 do ngay từ đầu năm để phát triển nghề nuôi tôm Sú bền vững, Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM đã có văn bản khuyến cáo nuôi tôm Sú một vụ, đồng thời do các yếu tố bất lợi về môi trường, thời tiết, dịch bệnh …, nên diện tích nuôi tôm Sú năm 2007 giảm 274 ha so với năm 2006.

- Trong năm 2007, ngoài nuôi tôm Sú, khu vực lợ mặn tập trung đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản như: cá chẽm. cá rô phi, cá mú, tôm thẻ… ; tập trung hoàn thành các cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm sú như xây dựng khu thuần dưỡng giống tôm sú tập trung, đưa vào vận hành trạm kiểm dịch thủy sản nhằm cung ứng giống chất lượng cho bà con nông dân tại chỗ; đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm.

- Nuôi nghêu, sò: sản lượng nghêu, sò đạt 18.000 tấn tăng 1.000 tấn so với 2006, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Giá bán thương phẩm nhuyễn thể giảm: nghêu 10.000 - 11.000đ/kg (size 50 - 60 con/kg, sò huyết: 16.000-18.000đ/kg (size 80 – 90con/kg) nên thu nhập mang lại cho hộ nuôi không cao.

1.2/  Khu vực nuôi nước ngọt:

- Diện tích nuôi nước ngọt đạt 1.000ha, tập trung nhiều ở Quận 9: 131 ha, Củ Chi:145ha , Bình Chánh: 716 ha; phát triển 02 đối tượng chính là cá rô phi và cá tra. Trong năm 2007, nghề nuôi cá tra phát triển mạnh ở khu vực Huyện Củ Chi và Bình Chánh, sản lượng gần 4.000 tấn.

- Ngoài ra, do đặc thù diện tích nuôi thủy sản nước ngọt phân tán, quy mô nhỏ, đối tượng đa dạng, một số đối tượng nuôi đang phát triển mạnh như: cá thác lác, cua, rô đồng, sặc rằng….

1.3/ Tình hình sản xuất và cung cấp giống thủy sản :

- Trong năm 2007, trên địa bàn Thành phố có 13 trại sản xuất và thuần dưỡng tôm sú giống, đã sản xuất và thuần dưỡng 652 triệu con.

- Giống thủy sản nước ngọt: trên địa bàn thành phố có 34 trại sản xuất giống cá các loại (tập trung sản xuất giống cá rô phi đỏ và rô phi dòng gift) đã sản xuất và kinh doanh 1.000 triệu con, cung cấp cho các hộ nuôi khu vực Củ Chi, Hốc Môn, Bình Chánh, Quận 9, khu vực miền Đông Nam Bộ….

- Nghề nuôi và sản xuất cá cảnh phát triển khá mạnh do phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, hiện nay có 143 hộ sản xuất cá cảnh với số lượng hơn 45 triệu con, trong đó xuất khẩu hơn 3,8 triệu con.

1.4/ Công tác Khuyến ngư:

- Tập trung tập huấn kỹ thuật nuôi, phương pháp phòng và điều trị một số bệnh chủ yếu theo định hướng an toàn và bền vững.

- Về nuôi tôm Sú, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với UBND xã, Phòng Kinh tế Huyện xây dựng các tổ hợp tác nuôi tôm, vùng nuôi tôm an toàn tại xã Hiệp Phước - Huyện Nhà Bè, xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh - Huyện Cần Giờ, bước đầu hiệu quả mang lại khá tốt, Trung tâm đang tiếp tục mở rộng mô hình.

- Phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006-2010, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng các mô hình nuôi thủy sản trên địa bàn các Quận, Huyện ngoại thành TP như: nuôi cá ghép, nuôi cua - cá kết hợp, cá rô đồng, cá sặc, cá lăng, cá cảnh…

- Triển khai chương trình phát triển cá cảnh bằng các cuộc tập huấn, hội thảo, xây dựng tài liệu kỹ thuật, mô hình nuôi thử nghiệm, dự án phát triển nuôi cá cảnh tại các quận, huyện có tiềm năng phát triển nhu Củ Chi, Bình Chánh, Quận 9... Hội cá cảnh Thành phố có hơn 1.000 hội viên tham gia.

2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Sản lượng khai thác năm 2007 giảm15,5% so với năm 2006 do tình hìnhh thời tiết năm 2007 diễn biến phức tạp, đồng thời do chi phí nhiên liệu cao vào thời điểm các tháng cuối năm, nên các doanh nghiệp khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn Thành phố không đưa tàu đi khai thác.

- Số lượng tàu cá trên địa bàn thành phố hiện có 1.079 chiếc, với tổng công suất 56.713CV, trong đó tàu có công suất  trên 90CV là 105 chiếc.

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với phương tiện nghề cá, tổ chức 02 đợt kiểm tra gia hạn đăng kiểm hàng năm tại các xã thuộc Huyện Cần Giờ; tổ chức đăng ký, đăng kiểm cho 705 tàu cá; đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá cho 229 người.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản phối hợp Công an, Bộ đội Biên phòng tổ chức 12 đợt tuần tra phối hợp liên ngành về thực hiện chỉ thị 01/1998/CT-TTG ngày 02/01/1998 của Thủ Tướng Chính phủ về cấm sử dụng chất nổ, xung điện và các chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn TP;  tổ chức các đợt tuần tra truy quét trên các vùng sông, biển và đã xử lý vi phạm hành chính 265 vụ vi phạm, trong đó 79 vụ sử dụng xung điện, 33 vụ dùng mắc lưới nhỏ, 13 vụ chưa đăng ký, đăng kiểm, các trường hợp còn lại đa số là các không trang bị đầy đủ phương tiện đảm bảo an toàn, tổng số tiền phạt là 142 triệu đồng và tịch thu phương tiện vi phạm. Phối hợp kiểm tra vùng nuôi nghêu Cần Giờ và chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho các đơn vị xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào thị trường EU.

3. Chế biến thủy sản:

- Kim ngạch XKTS trên địa bàn thành phố năm 2007 ước đạt 324 triệu USD, tăng 52,11 % so với 2006 (nguồn Cục Thống kê TP)

- Về quản lý chất lượng: Thành phố Hồ Chí Minh có gần 70 doanh nghiệp nhóm A, với sự nổ lực đổi mới của các doanh nghiệp hiện nay đã có 33 đơn vị được cấp code vào EU, các DN còn lại đang  xây dựng GMP, HACCP, ISO…

4. Các Chương trình dự án:

          4.1. Các dự án:

       - Dự án Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt: Dự án Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt: hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp số 3?

- Khu sản xuất và thuần dưỡng tôm giống ở Huyện Cần Giờ:

+         Khu thuần dưỡng tôm giống Rạch Lá: đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trên quy mô diện tích 4ha từ nguồn vốn ngân sách đầu tư (trên 4 tỷ đồng), năng suất thiết kế từ 300-400 triệu con giống/năm. Hiện đã có 13 hộ kinh doanh đăng ký đầu tư, dự kiến sản xuất và cung ứng giống sạch cho vụ nuôi năm 2008.

+         Khu sản xuất giống Hào Võ: sẽ triển khai thực hiện vào năm 2008.

       - Dự án Trung tâm thủy sản Thành phố: Hiện Ban quản lý Trung tâm Thủy sản phối hợp với UBND Huyện Cần Giờ khảo sát vị trí xây dựng Trung tâm thủy sản Thành phố

 

4.2 Các chương trình:

- Về thực hiện Chương trình chuyển đổi đất trồng lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi tôm sú giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn Huyện Cần Giờ, Nhà Bè: UBND huyện đã chỉ đạo công tác chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi tôm sú; tập huấn, khuyến cáo các hộ có đầm đập trong rừng ngập mặn và ruộng lúa nuôi tôm theo mô hình sinh thái, nuôi tôm theo mô hình quản lý cộng đồng; trong năm 2007, Huyện Cần Giờ khởi công 6 công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại các xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 5 công trình; đầu tư hoàn chỉnh 09 công trình thủy lợi tại khu vực triển khai mô hình GAP tại xã Lý Nhơn.

- Chương trình xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tôm tốt – GAP tại Xã Lý Nhơn, Huyện Cần Giờ, tổng diện tích vùng 43ha, trong đó có 21,5ha mặt nước nuôi tôm. Tổng số hộ tham gia mô hình thí điểm là 18 hộ, thời gian thực hiện 03 năm (2006-2008); tổng kinh phí thực hiện 3 năm là 425 triệu đồng. Năm 2007, 11 hộ đã tiến hành thả nuôi 2,2 triệu con giống trên diện tích 13,7ha mặt nước nuôi, đến nay đã thu hoạch xong, kết quả có 03 hộ có lãi và 08 hộ bị lỗ do mới bước đầu thực hiện mô hình, các hộ chưa tạo sự liên kết chặt chẽ, chi phí đầu tư nuôi tôm cao nhưng giá tôm thương phẩm giảm.

- Chương trình phát triển cá cảnh:  Hội cá cảnh của Thành phố đã có trên 1.000 hội viên tham gia; thành lập 02 chi hội: chi hội cá la hán (50 hội viên) và chi hội cá dĩa (40 hội viên).

+         Chương trình quản lý giám sát dịch bệnh trên cá chép, cá vàng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục QLCL & BVNLTS TP xây dựng chương trình, hiện đang thực hiện thí điểm 5 hộ sản xuất và kinh doanh cá chép, cá vàng;

+         Chỉ đạo Chi cục QLCL & BVNLTS TP khảo sát hiện trạng nuôi và sản xuất cá cảnh trên địa bàn Thành phố để có định hướng phát triển, hiện đã khảo sát xong, đang hoàn thiện chương trình.

- Chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh trong động vật thủy sản nuôi: Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến đến các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản, các phương tiện đánh bắt thủy sản, chợ đầu mối Bình Điền về một số kháng sinh cấm trong nguyên liệu thủy sản; tăng cường công tác thu mẫu kiểm nghiệm Chloramphenicol trong nguyên liệu thủy sản; trong năm Chi cục đã tiến hành lấy 73 mẫu gồm: 58 mẫu tôm giống, tôm nuôi, tôm nguyên, 9 mẫu thức ăn; 6 mẫu thuốc thú y để kiểm tra dư lượng kháng sinh cấm và không phát hiện mẫu có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm theo quy định.

5. Công tác khác:

- Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, sản phẩm thủy sản tại chợ đầu mối Bình Điền:

+         Trong năm, Chi cục QLCL& BVNLTS đã phối hợp với Ban quản lý kinh doanh Chợ Bình Điền tập huấn, hướng dẫn thương nhân về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và thực hiện các công việc như: kiểm tra và chứng nhận chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản cho 235 thương nhân, kiểm tra 10.000 tấn, cấp giấy chứng nhận: 5.268 bộ; lấy 314 mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh độc hại, phát hiện 40 mẫu nhiễm urê và 25 mẫu nhiễm chloramphenicol.

+         Sở Nông nghiệp Và PTNT phối hợp với các ban, ngành Thành phố dự thảo trình UBND Thành phố ban hành Quy định tạm thời về kiểm tra và chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phầm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền.

- Về việc triển khai các hoạt động ngăn chặn và kiểm soát tạp chất trong nguyên liệu thủy sản (Thực hiện chỉ thị số 04/CT-BTS ngày 19/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc triển khai đợt kiểm tra tăng cường tạp chất trong nguyên liệu; văn bản số 3075/BTS-CL, ATVS&TYTS ngày 29/12/2006): Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 244/SNN-TS ngày 4/1/2007 thông báo cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm  thực hiện việc kiểm tra tạp chất trong 100% lô thủy sản trước khi tiếp nhận đưa vào sản xuất chế biến và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. Theo báo cáo của các doanh nghiệp thì trong năm 2007 đã kiểm tra 700 lô, sản lượng 1.707 tấn.

II. Đánh giá chung:

          Nhìn chung, năm 2007 ngành thủy sản giảm 3% so với năm 2006 do sản lượng khai thác giảm vì thời tiết diễn biến phức tạp, chi phí nhiên liệu cao nên các doanh nghiệp khai thác tạm thời ngưng khai thác chuyến biển, tuy nhiên sản lượng nuôi nước ngọt tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tăng 50,9%; đặc biệt là phong trào nuôi và sản xuất cá cảnh phát triển mạnh ở khu vực nuôi nước ngọt Củ Chi, Hóc Môn, Quận 9, sản lượng 45 triệu con, giá trị mang lại hơn 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó ngành thủy sản Thành phố cũng còn có những hạn chế sau:

- Tốc độ đô thị hóa nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tiềm ẩn cao, diện tích nuôi có giới hạn và ngày càng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản còn hạn chế và thiếu đồng bộ nhất là lĩnh vực nuôi tôm trong thời gian gần đây.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ không đủ nhu cầu, vùng biển Cần Giờ không là ngư trường khai thác trọng điểm vì vậy tàu khai thác luôn di chuyển ngư trường, chi phí luôn cao nên hiệu quả hoạt động khai thác còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng dịch vụ thiếu như chưa có cầu cảng, trung tâm thương mại thủy sản.

- Mất cân đối về nhu cầu nguyên liệu chế biến thủy sản, ngày càng chịu áp lực lực cạnh tranh với nhà máy thủy sản các tỉnh, do các tỉnh đầu tư phát triển chế biến sau, đưa vào công nghệ mới, hiện đại và nhà máy nằm tại địa bàn nguyên liệu, lao động tại chỗ.

III. Kế hoạch và phương hướng 2008: 

1. Một số chỉ tiêu chủ yếu :

Tổng sản lượng        : 57.670 tấn, trong đó:

1.1/ Khai thác : 19.000 tấn

1.2/ Nuôi trồng         : 38.670 tấn, trong đó:

 

1.2.1/ Nuôi lợ mặn:

-         Diện tích        : 10.000 ha (trong đó nuôi tôm sú 5.900 ha)

-         Sản lượng      : 30.000 tấn, trong đó:

+         Tôm sú              : 8.000 tấn

+         Nghêu, sò : 18.000 tấn

+         Thủy sản khác     : 4.000 tấn

1.2.2/ Nuôi nước ngọt:

-         Diện tích        : 1.000ha ( trong đó khu vực lợ mặn nuôi mùa mưa: 300ha)

-         Sản lượng      : 8.670 tấn

-                        : 8.500 tấn

-         Khác ( tôm càng xanh, cua ): 170 tấn

-         Ba ba: 210 tấn ( 300.000 con )

1.3/ Sản xuất giống thủy sản:

-          Sản xuất- thuần dưỡng giống tôm sú :850 triệu con ( sản xuất 50 triệu con )

-          Sản xuất giống cá các loại: 1.000 triệu con

-          Baba: 300.000 con

-          Cá cảnh: 50.000.000 con

2.  Phương hướng :

Để đạt dược kế hoạch năm 2008, ngành thủy sản Thành phố tập trung vào việc giải quyết các chương trình trọng điểm:

- Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm sú và một số đối tượng thủy đặc sản khác như cá rô đồng, cá tra,  ếch, nuôi rô phi luân canh với tôm sú trong mùa mưa theo chỉ đạo của UBND TP. Đẩy mạnh nuôi tôm sú bền vững tại Cần Giờ và Nhà Bè theo mô hình thực hành nuôi tốt và mô hình nuôi tôm quản lý cộng đồng.

-    Phát triển đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi (lươn, cua, rắn ...).

-    Phát triển nghề nuôi và dịch vụ cá cảnh; các hình thức nuôi thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp theo mô hình GAP.

-    Triển khai chương trình thả tôm sú giống ra biển nhằm tái tạo nguồn lợi tôm giống ven biển cho vùng biển Cần Giờ và các vùng lân cận.

-    Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu, kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm các loại thủy hải sản theo chỉ đạo của Bộ Thuỷ sản và UBND thành phố.

3.  Biện pháp thực hiện:

3.1/ Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tập trung chỉ đạo và phối hợp phối hợp UBND huyện Cần Giờ xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề khai thác cho ngư dân nhất là những nghề có nguy cơ lạm sát cao làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cường và thực hiện tốt Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính Phủ; Phối hợp quận, huyện tiếp tục tập huấn, tuyên truyền công tác BVNLTS, Chỉ thị 01 để hạn chế tình trạng lạm thác và lạm sát khai thác thủy sản đồng thời thường xuyên kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.

- Chủ động phòng chống thiên tai lụt bão bằng cách theo dõi sát sao các thông tin báo đài, khí tượng thủy văn và có thông báo kịp thời đến địa phương, cơ sở  để phòng tránh

- Triển khai phương án thả tôm sú giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản ven biển Cần Giờ và các vùng lân cận.

- Phối hợp UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo thúc đẩy nhanh việc thi công và sớm hoàn thành đưa vào hoạt động khu neo đậu trú bão tàu thuyền.

3.2/ Về nuôi trồng thủy sản:

- Tiếp tục triển khai mở rộng mô hình nuôi tôm Sú theo định hướng cộng đồng, mô hình thí điểm thực hành nuôi tôm tốt (GAP)

- Phối hợp với địa phương đưa vào vận hành khu sản xuất và thuần dưỡng giống tôm Sú tập trung ở Hào Vỏ và Rạch Lá, Trung tâm thủy sản ngọt ngọt huyện Củ Chi nhằm cung cấp giống chất lượng tại chỗ cho nông dân và khu vực lân cận.

- Tiếp tục triển khai chương trình hoa cây kiểng, cá cảnh.

- Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn TP.

3.3.3/ Về chế biến, dịch vụ thủy sản:

- Tiếp tục triển khai các quy định về Tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo QĐ của Bộ Thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu, hóa chất kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản.

Trên đây là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008 của ngành thủy sản thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin kính báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân Thành phố để chỉ đạo./.


Số lượt người xem: 8094    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm