SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
0
6
4
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 Tháng Ba 2008 4:45:00 CH

Giới thiệu nội dung báo cáo “QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ TÌM KIẾM GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP LỤT CHO TP HỒ CHÍ MINH”

Toàn văn báo cáo Quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho TPHCM.

   

                                                                         

 Mọi góp ý xin gởi về: 

Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM.

  Địa chỉ số 176 Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM.

  Hoặc email: sonongnghiep@hcm.vnn.vn banchihuypclb@hcm.fpt.vn

STT

Tên công trình

Quy mô

Hình thức vận hành

Bề rộng (m)

Cao trình đáy (m)

1

Cống  (Âu thuyền) Rạch Tra

60

-4.0

Có điều khiển

2

Cống Vàm Thuật

40

-4.0

Tự động

3

Cống Bến Nghé

20

-4.0

Tự động

4

Cống  (Âu thuyền) Tân Thuận

60

-4.0

Có điều khiển

5

Cống Phú Xuân

60

-4.0

Có điều khiển

6

Cống (Âu thuyền) Mương Chuối

80

-4.0

Tự động

120

-6.0

Có điều khiển

7

Cống Sông Kinh

60

-4.0

Có điều khiển

8

Cống Kinh Lộ (rạch Giồng)

60

-4.0

Có điều khiển

9

Cống Kênh Hàng

60

-4.0

Có điều khiển

10

Cống (Âu thuyền) Thủ Bộ

80

-4.0

Tự động

120

-6.0

Có điều khiển

11

Cống  (Âu thuyền) Bến Lức

60

-4.0

Có điều khiển

12

Cống kênh Xáng Lớn

20

-4.0

Tự động

 


Ngoài các cống lớn như đã thống kê ở bảng trên, các cống nhỏ hơn nằm trên tuyến đê bao phải được xây dựng nhằm khép kín toàn bộ khu vực nghiên cứu bảo đảm chắc chắn cho việc kiểm soát mực nước. Các cống này hoạt động theo chế độ tự động hai chiều có bề rộng cửa từ 10m đến 5m với số lượng 40 và một số cống qua đường loại nhỏ khác.

(3) Quy mô hệ thống đê bao:

Hệ thống đê bao được kết hợp trên các tuyến đường giao thông hiện hữu và quy hoạch nên quy mô tuyến đê bao phụ thuộc quy mô các tuyến giao thông. Tuy nhiên, cao trình các tuyến đê không thấp hơn +2,50m và có dự phòng nâng cấp khi có xét đến khả năng nước biển dâng lên trong tương lai. Chiều dài các tuyến đê được thống kê trong bảng 3.

 

STT

Đoạn ( từ…đến )

Chiều dài

( km )

Ghi chú

1

Bến Súc –Vàm Thuật

64,964

Ven sông Sài Gòn

2

Cống Vàm Thuật – Phú Xuân

18,046

Ven sông Sài Gòn

3

Phú Xuân – Kinh Lộ

15,038

Ven sông Nhà Bè

4

Kinh Lộ - Cảng Tân Tập

8,589

Ven sông Sài Gòn

5

Cảng Tân Tập – TL 824 ( TT Đức Hòa )

57,640

Ven sông Vàm Cỏ Đông

 

Tổng cộng

164,277

 


(4) Quy mô hệ thống kênh trục chính.

Để bảo đảm tiêu thoát nước và cải thiện môi trường nước khu vực nghiên cứu cần cải tạo các tuyến kênh trục thoát nước chính với quy mô sơ bộ như sau:

Bảng 4  Thống kê các trục tiêu thoát chính cần cải tạo

TT

Tên Sông rạch

Chiều dài

(km)

Ghi chú

I

Trục thoát nước nội thành

28,1

 

1

Rạch Thủ Đào

4,434

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

2

Rạch Bà Lớn

7,55

Bề rộng đáy B = 40m,

 Cao trình đáy = -4.0m

3

Rạch Lung Mân

2,554

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

4

Rạch Xóm Củi

7,638

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

5

Rạch Ông Bé

3,324

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

6

Rạch Thầy Tiêu

2,600

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

II

Trục thoát nước Bắc Nam

80,518

 

1

Sông Cần Giuộc

11,75

Bề rộng đáy B = 100m,

Cao trình đáy = -6.0m

2

Vàm Thuật – TL – BC - R.NL

30,378

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

3

Rạch Tra-K.Xáng-An Hạ-K.Xáng Lớn

38,39

Bề rộng đáy B = 60m,

Cao trình đáy = -4.0m

 

Tổng cộng

108,618

 

 


Tuyến Vàm Thuật – Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên đang được xây dựng giai đoạn I theo dự án đã được TP phê duyệt.


4.4.3 Lộ trình thực hiện:

1) Bước 1:
- Xây dựng 6 cống lớn tại các vị trí: Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ và các cống nhỏ tại các rạch khác; xây dựng tuyến đê bao nối các cống (tận dụng đường giao thông có sẵn).
- Nạo vét các kênh trục thoát nước trung tâm Sài Gòn về phía Nam.
- Dự tính tổng mức đầu tư cho bước 1: 4.000 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, hệ thống có thể làm giảm mực nước cao nhất trên các kênh rạch trong khu vực dưới cao độ +1,00m, đảm bảo khu trung tâm và nam TP không còn bị ngập do thủy triều khi triều cường vào mùa khô và do triều cùng với mưa vào mùa mưa.

2) Bước 2:
- Xây dựng các 2 cống lớn tại Rạch Tra, Vàm Thuật và các cống nhỏ tại các rạch khác nối liền các tiểu dự án hệ thống thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn.
- Nạo vét tuyến trục Bắc-Nam (Rạch Tra - An Hạ - Nam Sài Gòn; Vàm Thuật -Tham Lương – Bến Cát - Rạch Nước Lên).
- Dự tính tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2: 2.000 tỷ đồng.

3) Bước 3:
- Xây dựng 4 cống tại Bến Nghé, Tân Thuận, Bến Lức, kênh Xáng Lớn, mở thông cống An Hạ hiện hữu (có thể tháo trụ giữa mở khẩu diện 2x5m=1 cửa 10m phục vụ cho giao thông thủy).
- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến “đê bao”.
- Dự tính tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1: 1.200 tỷ đồng.

                                                                                    NGUYỄN TRUNG TÍN  

                                                                    UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Trong những năm gần đây Liên hiệp quốc đã báo động về hiện tượng khí hậu ấm dần lên, dẫn đến hiện tượng tan băng ở 2 cực và sự dâng cao mực nước biển, dẫn đến ngập các vùng đất ở các quốc gia nằm ven biển. Trong tờ trình của Bộ NN-PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển thủy lợi trong giai đoạn đến năm 2020 cũng nhấn mạnh những biến đổi toàn diện về khí hậu, nguồn nước, trong đó nói rõ: Đến năm 2070 mức nước biển có thể nâng cao 0,90m so với hiện nay: 0,5 triệu ha đất của đồng bằng sông Hồng và 1,5 – 2,6 triệu ha đất đai của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập bởi thủy triều nếu không có đê bảo vệ.

TPHCM có diện tích tự nhiên là 2.095.01 km2 có gần 60% diện tích là vùng đất thấp (120.000 ha), với mạng lưới sông rạch chằng chịt (7.880 km kênh rạch chính) khoảng 33.500 ha diện tích mặt nước. Trên khu vực vùng đất thấp này có khoảng gần 1,5 triệu người dân đang sinh sống, chủ yếu bằng nông nghiệp, đó cũng là những vùng đất sẽ tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai... Không phải chỉ riêng vùng đất thấp ngoại thành bị ngập, mà hiện tại các vùng nội thành (quận Bình Thạnh, quận 6, 7, 8) cũng bị ngập triều, ngập lũ nặng nề do địa hình thấp và có đến hàng trăm cửa cống thoát nước mưa nằm dưới mức triều cao.

TPHCM nằm trên vùng cửa các con sông lớn: Lòng Tàu, Soài Rạp là các cửa thoát nước của cả hệ thống sông Đồng Nai, nên một mặt chịu áp lực của nước nguồn từ trên đổ xuống trong mùa mưa lũ, mặt khác là áp lực của biển từ dưới lên quanh năm: triều cao, xâm nhập mặn, gió bão và hiện tại là nước biển dâng do khí hậu trái đất ấm dần lên. Phần lớn phía Nam thành phố là vùng đất thấp – khu vực chịu áp lực thống trị của biển với chiều dài tiếp xúc với biển khoảng 75 – 80 km.

Những trận lũ năm 1996, 2000, những đợt triều cường năm 2006 và nhất là năm 2007 diễn biến ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đã gây nên những khó khăn, thiệt hại đáng kể cho người dân TP.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT lập tổ nghiên cứu để khẩn trương đưa ra các giải pháp chống ngập cho thành phố trước mắt và lâu dài. Qua ba tháng thực hiện, Bộ NN-PTNT đã hoàn chỉnh báo cáo: “Quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho TPHCM” trong đó đặt nhiệm vụ hàng đầu là phân tích lựa chọn giải pháp kiểm soát triều và lũ… cho các giai đoạn trước mắt và lâu dài. Xây dựng các công trình kiểm soát này phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể TPHCM trên nguyên tắc Quy hoạch lưu vực để đảm bảo được tính ổn định và bền vững.

Qua hội thảo tại TPHCM vào ngày 6-3-2008 báo cáo đã được sự đồng thuận, đánh giá cao và cho rằng phải nhanh chóng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để sớm triển khai. Do tính chất quan trọng, cấp thiết và quy mô công trình lớn, đồng chí Lê Thanh Hải UVBCT, Bí thư Thành ủy, đã chỉ đạo phải công bố rộng rãi quy hoạch này trong nhân dân để lắng nghe thêm ý kiến đóng góp.
Dưới đây là toàn văn báo cáo Quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho TPHCM. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp.


CHƯƠNG I :TỔNG QUAN

1.1 Tính bức thiết của việc nghiên cứu quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập úng trên địa bàn TPHCM.

1.1.1 TPHCM là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn nhất nước với dân số cũng đông nhất nước (6.424.519 người – 2006).

Thành phố có diện tích tự nhiên là 2.095.01 km2. Khu vực nội thành (với 11 quận đã đô thị hóa hoàn toàn) chỉ chiếm 106.4 km2 (5,8% tổng diện tích tự nhiên).

Dự kiến đến năm 2020 TP sẽ mở rộng lên diện tích 650 km2, chiếm 31% tổng diện tích tự nhiên, với tổng dân số 10 triệu người.

Theo quy hoạch tổng thể từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 20/NQ-TƯ của Bộ Chính trị) TP phải tiến hành dịch chuyển các hoạt động kinh tế từ nội thành ra ngoại thành. Quá trình đô thị hóa hiện đang diễn ra khắp nơi, phần lớn theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, song do quá trình diễn ra nhanh chóng, trong điều kiện tự nhiên phức tạp, nhất là trước những diễn biến bất lợi: nước biển dâng do khí hậu ấm dần lên trên toàn cầu, TP phải xem xét rà soát lại quy hoạch đã có, để đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó với những diễn biến bất lợi do ngập nước gây nên.

Những đặc điểm tự nhiên của TPHCM gắn với hiểm họa đó có thể nêu như sau:

1) Thành phố có gần 60% diện tích là vùng đất thấp (120.000 ha), với mạng lưới sông rạch chằng chịt (7.880 km kênh rạch chính) khoảng 33.500 ha diện tích mặt nước. Trên khu vực vùng đất thấp này có khoảng gần 1,5 triệu người dân đang sinh sống, chủ yếu bằng nông nghiệp. Đó cũng là những vùng đất dự trữ phát triển dân cư, du lịch, đô thị quan trọng... Không phải chỉ riêng vùng đất thấp ngoại thành bị ngập, mà hiện tại các vùng nội thành (quận Bình Thạnh, quận 6, 7, 8) cũng bị ngập triều, ngập lũ nặng nề do địa hình thấp và có đến hàng trăm cửa cống thoát nước mưa nằm dưới mức triều cao.

2) TPHCM nằm trên vùng cửa các con sông lớn: Lòng Tàu, Soài Rạp là các cửa thoát nước của cả hệ thống sông Đồng Nai, nên một mặt chịu áp lực của nước nguồn từ trên đổ xuống trong mùa mưa lũ, mặt khác là áp lực của biển từ dưới lên quanh năm: triều cao, xâm nhập mặn, gió bão và hiện tại là nước biển dâng do khí hậu trái đất ấm dần lên. Phần lớn phía Nam TP là vùng đất thấp – khu vực chịu áp lực thống trị của biển với chiều dài tiếp xúc với biển khoảng 75 – 80 km.

3) Lượng mưa rơi trực tiếp trên vùng đô thị cũng là nguyên nhân quan trọng gây ngập nước cho những vùng đất cao, nơi hệ thống tiêu thoát không đủ, không hợp lý hoặc xuống cấp... thuộc nội dung của các dự án khác mà TP đang triển khai.

4) Những diễn biến của dòng chảy các sông trong vùng cho thấy lũ lụt đã xảy ra liên tục: 1978, 1984, 1991, 1996, 1999, 2000. Triều cao bất thường, nước dâng do gió bão cũng xảy ra liên tục (1997, 1999, 2000, 2002, 2003, 2004, 2006, 2007). Năm 2007 là năm có mức nước triều cường cao nhất trong 50 năm trở lại đây.

Những trận lũ năm 1996, 2000, những đợt triều cường năm 2006 và nhất là gần đây năm 2007 đã gây nên những khó khăn và thiệt hại đáng kể cho người dân TP.

1.1.2 Nếu việc kiểm soát lũ đã được đặt ra song song với việc khai thác lợi ích nguồn nước và bảo vệ an toàn công trình (Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ, Phước Hòa...), thì việc kiểm soát triều chống ngập chưa được quan tâm.

Trong những năm gần đây Liên hiệp quốc đã báo động về hiện tượng khí hậu ấm dần lên, dẫn đến hiện tượng tan băng ở 2 cực và sự dâng cao mực nước biển, dẫn đến ngập các vùng đất ở các quốc gia nằm ven biển.

Trong Tờ trình của Bộ NN-PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển thủy lợi trong giai đoạn đến năm 2020 cũng nhấn mạnh những biến đổi toàn diện về khí hậu, nguồn nước, trong đó nói rõ: Đến năm 2070 mức nước biển có thể nâng cao 0,90m so với hiện nay: 0,5 triệu ha đất của đồng bằng sông Hồng và 1,5 – 2,6 triệu ha đất đai của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập bởi thủy triều nếu không có đê bảo vệ.

Như vậy, việc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn những ảnh hưởng nước dâng, kiểm soát triều cường đã trở thành chủ trương rõ ràng cần được thực hiện. Đó là cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch các công trình kiểm soát triều, kiểm soát lũ trên địa bàn TPHCM dưới đây.

1.1.3 Việc kiểm soát triều trong điều kiện nước biển dâng, thực tế đối với chúng ta còn là vấn đề mới mẻ.

1) Triều biển cũng tương tự như lũ nguồn – thuộc loại có nguồn gốc ngoại lai, theo nguyên tắc nên tiến hành việc kiểm soát từ xa - ở các vòng ngoài là hiệu quả nhất. Đối với thủy triều là kiểm soát ngay từ cửa các sông lớn (sông cấp I). Lợi ích đầu tiên là không gian khống chế rộng. Việc kiểm soát triều vòng ngoài luôn phải đặt song song với vấn đề thoát lũ.

2) Lượng lũ thiết kế hiện nay từ thượng nguồn có khả năng tháo xuống từ 20.000 đến 30.000m3/s là một lưu lượng rất lớn do đó phải có công trình thoát lũ rất lớn mới đảm bảo tháo lượng lũ thiết kế.

Trong trường hợp kiểm soát vòng ngoài phải gắn vấn đề kiểm soát triều với phát triển kinh tế biển (Theo Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X: Đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về biển, kinh tế biển đến năm 2020 phải đạt 53 – 55% tổng GDP).

Càng vào các vòng trong việc kiểm soát càng dễ hơn
về mặt kỹ thuật, song công trình kiểm soát phân tán hơn, không gian khống chế bé hơn và đáng lưu ý là những mâu thuẫn nảy sinh giữa vùng được kiểm soát và vùng không kiểm soát.

Theo cấp sông vùng này, chúng ta có thể có 3 vòng kiểm soát, có thể lựa chọn:

- Vòng ngoài: Trên các cửa sông lớn (Lòng Tàu, Soài Rạp);

- Vòng giữa: Trên các cửa sông Sài Gòn, Vàm Cỏ;

- Vòng trong: Các vùng nội đồng (khống chế các sông rạch cấp dưới).

Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch này là phân tích lựa chọn vòng kiểm soát nước cho các giai đoạn trước mắt và lâu dài, quy hoạch các công trình kiểm soát, quy mô, kích thước, nhiệm vụ.


3) Công trình kiểm soát triều, ít ra ở vòng trong (cấp III) cũng đã là một hệ thống công trình lớn, cần được xem xét theo các mục tiêu lợi dụng tổng hợp: thoát lũ, chống ngập úng, cấp nước, cải tạo đất, cải tạo môi trường.

Việc quy hoạch hệ thống công trình đó phải gắn với giao thông, thủy lợi, dân cư, khai thác tài nguyên và nói chung, phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể theo không gian,
đặc biệt trong điều kiện TP chúng ta đang hướng ra phía biển để khai thác những tài nguyên to lớn của biển.

Cần phải nói thêm là: Quy hoạch kiểm soát triều cũng như quy hoạch kiểm soát lũ phải được tiến hành theo nguyên tắc quy hoạch lưu vực mới đảm bảo được tính bền vững lâu dài, song song với việc bảo đảm những lợi ích chung của TP và các vùng lân cận.

1.2 Bối cảnh Dự án:

Bản Quy hoạch các giải pháp chống ngập úng cho TPHCM do Tổ Công tác Nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập úng cho TPHCM thực hiện (theo Quyết định số 3608/QĐBNN-KHCN do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát ký ngày 15 tháng 11 năm 2007), gồm các thành viên: Viện Nghiên cứu khoa học Thủy lợi Nam bộ; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi 2; Viện Quy hoạch thủy lợi Nam bộ; Cơ sở 2 Đại học thủy lợi; Hội Khoa học và kỹ thuật Thủy lợi TPHCM.

Thực tế bản Quy hoạch là kết quả tổng hợp nhận thức và suy nghĩ của các chuyên gia thủy lợi Bộ NN-PTNT đã nhiều năm hoạt động trên địa bàn TP về vấn đề ngập nước vùng này.

Trong kết quả nghiên cứu có sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của đồng chí Nguyễn Giới - nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT TPHCM, của TS Nguyễn Hồng Bỉnh - nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi và các chuyên gia thủy lợi TPHCM.

1.3 Những căn cứ lập quy hoạch và tài liệu cơ bản sử dụng trong nghiên cứu.

1.3.1 Những căn cứ lập quy hoạch:

1. Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch kinh tế xã hội TPHCM đến 2010 – UBND TPHCM 2001;
2. Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến 2020 – UBND TPHCM 2003;
3. Quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước TPHCM đến 2020;
4. Quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 – Sở NN-PTNT – 2003;
5. Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng TPHCM – 2003;
6. Quy hoạch xây dựng vùng TPHCM – Bộ Xây dựng 12-2007;
7. Quy hoạch thủy lợi và tiêu thoát nước TPHCM – Sở NN-PTNT tháng 11-2007.

1.3.2 Tài liệu cơ bản sử dụng trong nghiên cứu:

1. Toàn bộ các tài liệu địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng, quy hoạch nguồn nước, diễn biến lòng sông hiện có ở các cơ quan: Viện KSQHTL Nam bộ, Viện NCKHTL miền Nam, Cơ sở 2 Trường Đại học Thủy lợi, Công ty Tư vấn HEC II được huy động phục vụ công tác nghiên cứu;

2. Các tài liệu sử dụng đất, hiện trạng và quy hoạch công trình thủy lợi, tình hình ngập lụt ở TPHCM do Sở NN-PTNT TP cung cấp;

3. Trong khuôn khổ dự án này chúng tôi cũng đã tiến hành một số cuộc điều tra, khảo sát: Hiện trạng công trình thủy lợi, sử dụng đất, đo đạc địa hình – kênh rạch cần thiết, đo đạc thủy văn một số tuyến chính.

Báo cáo tổng hợp (báo cáo đầy đủ) của quy hoạch này được xây dựng theo những quy định về nội dung báo cáo quy hoạch của Bộ NN-PTNT.

Nội dung báo cáo tóm tắt này được rút ra từ báo cáo tổng hợp với mục đích trình bày những ý tưởng chính, phương pháp luận và tổng hợp kết quả nghiên cứu. 

 

 

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HIỆN TRẠNG NGẬP LỤT

 TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

 

Vị trí

Lũ 2000 (xả thực tế)

(m3/s)

Lũ (an toàn CT) Thiết kế

(m3/s)

 

 

 

P = 0,5%

P = 1%

P = 10%

Hiện trạng

Sau Trị An

2551

17000

9246

4001

công trình

S.Bé (Ph. Hoà)

1860

7480

4859

2005

năm 2000

Hợp lưu ĐN-SB

4411

24480

14105

6006

 

Dầu Tiếng

600

2800

1305

241

Sau 2010

Sau T.An + S.Bé

 

 

12971

4845

 

Dầu Tiếng

 

 

1130

241

Sau 2020

Sau T.An + S.Bé

 

 

11239

2843

 

Dầu Tiếng

 

 

1130

241

 


Từ số liệu có thể rút ra các nhận xét:
(1) Năm 2000 hồ Dầu Tiếng đã xả 600m3/s, hai hồ còn lại có Qxả 4.411m3/s.

Trong điều kiện đó ngập lụt đã xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho TP:
làm ngập 22.344 căn nhà, di dời 2.221 hộ, phải cứu trợ 1.466 hộ.
Lũ phá hủy: 40,20 km bờ bao;
31 km kênh mương;
254 km đường nông thôn;
Mất trắng 1.472 ha lúa;
Làm ngập 4.264 ha cây ăn trái;
2.509 ha cây công nghiệp.

Nếu so sánh lũ năm 2000 với lũ thiết kế P = 0,5% ta thấy lũ thiết kế lớn gấp 5,5 lần lũ năm 2000. Vì thế, nếu lũ thiết kế xảy ra thì vùng hạ du còn phải chịu những thiệt hại lớn hơn rất nhiều, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng của TP đã phát triển nhiều hơn so với năm 2000.


(2) Năm 2000 có thể thấy nước lũ từ Trị An đổ về là mối đe dọa lớn nhất.

(3) Càng làm nhiều công trình thượng lưu Qxả xuống hạ lưu càng giảm. So sánh Qxả(1%) trong điều kiện hiện trạng công trình với Qxả 0,5% vào năm 2020, ta thấy đến năm 2020 các công trình sẽ làm giảm 20% Qcho phép xả xuống hạ du (12.369m3/s). Tuy vậy, lưu lượng lũ này vẫn còn lớn hơn khả năng thoát lũ của 2 sông Đồng Nai, Sài Gòn.

Vì vậy, phải tìm mọi cách để làm giảm nhỏ lưu lượng xả xuống hạ lưu (cắt lũ, hạ lưu băng biện pháp cắt lũ, điều tiết lũ, phân lũ ra các hướng để tránh ngập lụt cho vùng dân cư tập trung. Điều này có thể chứng minh hoàn toàn là khả thi).

Bảng 1.   Qxả qua công trình (Tài liệu Viện QHTL)


Từ số liệu có thể rút ra các nhận xét:
(1) Năm 2000 hồ Dầu Tiếng đã xả 600m3/s, hai hồ còn lại có Qxả 4.411m3/s.

Trong điều kiện đó ngập lụt đã xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho TP:
làm ngập 22.344 căn nhà, di dời 2.221 hộ, phải cứu trợ 1.466 hộ.
Lũ phá hủy: 40,20 km bờ bao;
31 km kênh mương;
254 km đường nông thôn;
Mất trắng 1.472 ha lúa;
Làm ngập 4.264 ha cây ăn trái;
2.509 ha cây công nghiệp.

Nếu so sánh lũ năm 2000 với lũ thiết kế P = 0,5% ta thấy lũ thiết kế lớn gấp 5,5 lần lũ năm 2000. Vì thế, nếu lũ thiết kế xảy ra thì vùng hạ du còn phải chịu những thiệt hại lớn hơn rất nhiều, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng của TP đã phát triển nhiều hơn so với năm 2000.


(2) Năm 2000 có thể thấy nước lũ từ Trị An đổ về là mối đe dọa lớn nhất.

(3) Càng làm nhiều công trình thượng lưu Qxả xuống hạ lưu càng giảm. So sánh Qxả(1%) trong điều kiện hiện trạng công trình với Qxả 0,5% vào năm 2020, ta thấy đến năm 2020 các công trình sẽ làm giảm 20% Qcho phép xả xuống hạ du (12.369m3/s). Tuy vậy, lưu lượng lũ này vẫn còn lớn hơn khả năng thoát lũ của 2 sông Đồng Nai, Sài Gòn.

Vì vậy, phải tìm mọi cách để làm giảm nhỏ lưu lượng xả xuống hạ lưu (cắt lũ, hạ lưu băng biện pháp cắt lũ, điều tiết lũ, phân lũ ra các hướng để tránh ngập lụt cho vùng dân cư tập trung. Điều này có thể chứng minh hoàn toàn là khả thi).

 
 

3) Nên đặt vấn đề kiểm soát triều như thế nào?

(1) So sánh mức nước và lưu lượng dọc các sông Sài Gòn, Nhà Bè, Đồng Nai, Soài Rạp, Lòng Tàu trong điều kiện xảy ra lũ lớn (100 năm 1 lần, 50 năm 1 lần) trong điều kiện hiện trạng và tương lai khi các công trình thượng lưu được xây dựng và trong trường hợp mức nước biển dâng khoảng 0,5m có thể rút ra các nhận định sau đây: Trong điều kiện hiện tại và tương lai khi có các công trình thượng lưu nước trên sông Lòng Tàu, Soài Rạp chảy xuôi một chiều do đó công trình thoát lũ phải rất lớn (lưu lượng tháo từ 20.000 đến 25.000m3/s). Do đó hiện tại chưa nên nghĩ đến việc xây dựng các công trình lớn trên sông Lòng Tàu, Soài Rạp.

(2) Trong tương lai khi nước biển dâng cao 0,5 cho đến 1 so với hiện nay nước trong sông sẽ chảy hai chiều do thủy triều mạnh lên và mức nước cao thêm và việc giảm nhỏ lưu lượng lũ bên trong đã được giải quyết, lúc đó có thể phải nghĩ đến giải pháp ngăn triều trên sông lớn ở vòng ngoài.

(3) Như vậy trong điều kiện hiện tại nên tiến hành kiểm soát triều ở vòng trong, nội đồng.


(4) Các khuyến cáo khác: Để chống với ngập triều cao, ngập lũ phải đắp đê bao dọc sông Đồng Nai – Sài Gòn để bảo vệ các khu đô thị, nông nghiệp nhà vườn.

Hệ thống đê phải khép kín, với các cống dưới thân đê và âu thuyền cho giao thông thủy. Đê bao khép kín cho từng vùng tùy theo cách phân vùng kiểm soát.

(5) Để chống ngập triều, ngập lũ, mốc cốt xây dựng ở các khu đô thị ven sông nên chọn Zn = + 2,5m. Độ dốc cống thoát J > 0.002 – Đô thị có cống thoát bao quanh.
 

CHƯƠNG III
QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
 

4.1 Mục tiêu quy hoạch:
1) Đề xuất các biện pháp kiểm soát lũ, kiểm soát triều nhằm giải quyết bài toán chống úng ngập cho toàn TP trong điều kiện có lũ lớn ở thượng lưu và nước biển dâng trong tương lai. (Mục tiêu lâu dài).
2) Đề xuất biện pháp kiểm soát triều nhằm hạ thấp mức nước triều, tăng cường khả năng tiêu thoát của hệ thống công trình thoát nước đô thị ở những vùng đô thị cũ nằm trên địa hình thấp. (Mục tiêu trước mắt).
3) Định hướng các khung trục tiêu cho khu vực nội thành và vùng ven.
4) Xem xét việc kết hợp vận hành công trình kiểm soát nước với việc cải thiện môi trường kênh rạch, cải tạo các vùng đất phèn và các mục tiêu thủy lợi khác.

4.2 Tần suất tính toán:
- Lũ thiết kế an toàn cho đô thị lớn nằm ở hạ lưu như TPHCM, theo quy phạm phải được lấy P = 0,5% (lũ lớn 200 năm mới có một lần).
- Đường quá trình triều thiết kế, được lấy theo đường quá trình năm 2000 có xét đến mực nước dâng 0,7m:
Trong trường hợp trên thì mức nước ở Phú An (trung tâm TP) có thể dâng lên đến 2,5m. Đó là cơ sở để xem xét cao trình đê và mốc cốt san nền trong tương lai.

4.3 Phân vùng kiểm soát nước:

Từ những phân tích đặc điểm tự nhiên, tính chất ngập lụt, khả năng kiểm soát nước ngoại lai, quy hoạch phát triển chúng tôi phân TP thành 3 vùng khác nhau về yêu cầu và giải pháp kiểm soát nước, chống ngập úng:

Vùng 1:
Gồm toàn bộ khu vực bờ hữu sông Sài Gòn – Nhà Bè;
Vùng II: Khu vực ngã ba sông Đồng Nai – Sài Gòn;
Vùng III: Khu vực bờ tả sông Nhà Bè – Soài Rạp.

- Vùng I:
là vùng khống chế khu vực nội thành cũ, với nhiều vấn đề bức xúc nhất về tiêu thoát nước đô thị, môi trường, cải tạo đất. Để giải quyết các vấn đề trên có thể cần xây dựng một hệ thống công trình khép kín. Trên cơ sở đó tiến hành việc kiểm soát nước cho toàn vùng I. Và đó cũng là cách hợp lý để chống với triều cao, nước biển dâng.
Vùng một là vùng trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch này.

- Vùng II:
là một vùng đang phát triển (mới) tiêu thoát thuận lợi hơn. Các vùng mới phát triển dễ dàng có thể thay đổi quy hoạch hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng tầng để chống ngập. Toàn bộ khu còn lại (nhà vườn, khu du lịch sinh thái) được bao trong hệ thống khép kín.

- Vùng III: là vùng để mở (vùng đệm) sẽ được giải quyết với các công trình kiểm soát nước lớn, tùy thuộc vào tình hình nước biển dâng và quá trình phát triển đô thị phía Nam. Để chống ngập trong điều kiện hiện tại có thể dùng hệ thống bao nhỏ.

4.4 Quy hoạch hệ thống công trình kiểm soát nước chống ngập úng cho vùng một (khu vực nằm bên bờ hữu sông Sài Gòn-Soài Rạp).

4.4.1 Giới thiệu khu quy hoạch bờ hữu sông Sài Gòn – Soài Rạp:

1) Khu vực nghiên cứu trình bày trong phần quy hoạch này nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, bao gồm các quận huyện của TPHCM và phần đất của các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc và Cần Đước của tỉnh Long An với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 2.110 km2. Trừ một phần diện tích của huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Bình chánh, Tân Bình,... có cao độ cao trên 2m, phần lớn còn lại của khu vực này có cao độ mặt đất tự nhiên rất thấp.

Vùng thấp:
nằm ở phía Nam và Đông Nam Củ Chi, Đông Hóc Môn, Nhà Bè, Nam Bình Chánh, quận 8, quận 6 với địa hình thấp và bằng phẳng, bị chia cắt bởi mạng lưới sông chằng chịt. Cao độ mặt đất trong những vùng này thay đổi từ 0.3¸1.0m nên bị chi phối mạnh bởi chế độ bán nhật triều.
Vùng trũng: thuộc phía Tây và Tây Nam TP là vệt trũng thấp ven kênh Thầy Cai - An Hạ. Cao độ mặt đất tự nhiên khá thấp 0.3¸0.4m . Đây cũng là nơi giáp nước của nhiều nguồn ảnh hưởng từ phía sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và triều biển Đông.

2) Quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020 đã chia khu vực nghiên cứu (phần thuộc TPHCM) thành 4 vùng thoát nước mưa bao gồm vùng trung tâm, vùng Bắc, vùng Tây, và vùng Nam.
Vùng Trung tâm (C): với diện tích 106,41 km² gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11 và một phần các quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh.

Vùng Bắc (N):
với diện tích 13,620 km² của các quận Gò Vấp, 12, Bình Chánh, Tân Bình, Bình Thạnh và huyện Hóc Môn.

Vùng Tây (W):
với diện tích 7,991 km² gồm một phần các quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh. Phần lớn diện tích của vùng này thuộc vùng trũng ảnh hưởng lớn của giáp nước của các con sông nên nguồn nước mặt ô nhiễm trầm trọng.

Vùng Nam (S): có diện tích lên tới 81,74 km² gồm các quận 7, 8, một phần huyện Bình Chánh và Nhà Bè (phần lớn diện tích của huyện Nhà Bè chưa nằm trong vùng này).

 

3) Các dự án chính đang được xây dựng theo quy hoạch tổng thể có thể kể ra gồm:

(1) Dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
(2) Dự án Nâng cấp đô thị và vệ sinh kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
(3) Dự án Nâng cấp đô thị và vệ sinh kênh Tàu Hũ - Bến Nghé – kênh Đôi, kênh Tẻ.
(4) Dự án Kiểm soát triều Bình Triệu - Bình Lợi - Rạch Lăng - Cầu Bông và Dự án Kiểm soát triều rạch Văn Thánh.
(5) Dự án Thủy lợi bờ Hữu, bờ Tả sông Sài Gòn.

4.4.2 Quy hoạch hệ thống công trình Kiểm soát mực nước để chống ngập và tiêu thoát nước cho khu vực:

1) Hệ thống công trình kiểm soát nước bờ hữu:

(1) Nhiệm vụ hệ thống:
- Sử dụng hệ thống cống kiểm soát triều hạ thấp mức nước triều cao để tăng cường năng lực tiêu thoát của hệ thống cống nội thành (quận 6, 7, 8), hệ thống Tân Hóa – Lò Gốm, Tham Lương – Bến Cát, kênh Đôi – kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé;

- Phân lũ lớn cho sông Sài Gòn (qua cống Rạch Tra, Bến Mương, Láng The);
- Thu gom và tiêu thoát lũ từ phía Tây;
- Tiêu thoát nước mưa cho các vùng đất cao (Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Chánh, Nam TP);
- Lấy nước sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông (qua phối hợp các cống thượng lưu – hạ lưu) để cải tạo vùng trũng phèn Lê Minh Xuân, Láng Le, cấp nước cho nông nghiệp, cải tạo ô nhiễm toàn vùng;
- Ngăn mặn xâm nhập vào toàn vùng;
- Giữ chân triều cao phục vụ giao thông thủy.

(2) Quy mô công trình:

Các cống chính: là các cống có tác dụng quyết định đến khả năng kiểm soát mức nước và cải thiện môi trường nước trong khu vực nghiên cứu. Quy mô các cống chính được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2: Thống kê các cống chính trong khu vực nghiên cứu


Ngoài các cống lớn như đã thống kê ở bảng trên, các cống nhỏ hơn nằm trên tuyến đê bao phải được xây dựng nhằm khép kín toàn bộ khu vực nghiên cứu bảo đảm chắc chắn cho việc kiểm soát mực nước. Các cống này hoạt động theo chế độ tự động hai chiều có bề rộng cửa từ 10m đến 5m với số lượng 40 và một số cống qua đường loại nhỏ khác.

(3) Quy mô hệ thống đê bao:

Hệ thống đê bao được kết hợp trên các tuyến đường giao thông hiện hữu và quy hoạch nên quy mô tuyến đê bao phụ thuộc quy mô các tuyến giao thông. Tuy nhiên, cao trình các tuyến đê không thấp hơn +2,50m và có dự phòng nâng cấp khi có xét đến khả năng nước biển dâng lên trong tương lai. Chiều dài các tuyến đê được thống kê trong bảng 3.

 

STT

Đoạn ( từ…đến )

Chiều dài

( km )

Ghi chú

1

Bến Súc –Vàm Thuật

64,964

Ven sông Sài Gòn

2

Cống Vàm Thuật – Phú Xuân

18,046

Ven sông Sài Gòn

3

Phú Xuân – Kinh Lộ

15,038

Ven sông Nhà Bè

4

Kinh Lộ - Cảng Tân Tập

8,589

Ven sông Sài Gòn

5

Cảng Tân Tập – TL 824 ( TT Đức Hòa )

57,640

Ven sông Vàm Cỏ Đông

 

Tổng cộng

164,277

 


(4) Quy mô hệ thống kênh trục chính.

Để bảo đảm tiêu thoát nước và cải thiện môi trường nước khu vực nghiên cứu cần cải tạo các tuyến kênh trục thoát nước chính với quy mô sơ bộ như sau:

Bảng 4  Thống kê các trục tiêu thoát chính cần cải tạo

TT

Tên Sông rạch

Chiều dài

(km)

Ghi chú

I

Trục thoát nước nội thành

28,1

 

1

Rạch Thủ Đào

4,434

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

2

Rạch Bà Lớn

7,55

Bề rộng đáy B = 40m,

 Cao trình đáy = -4.0m

3

Rạch Lung Mân

2,554

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

4

Rạch Xóm Củi

7,638

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

5

Rạch Ông Bé

3,324

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

6

Rạch Thầy Tiêu

2,600

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

II

Trục thoát nước Bắc Nam

80,518

 

1

Sông Cần Giuộc

11,75

Bề rộng đáy B = 100m,

Cao trình đáy = -6.0m

2

Vàm Thuật – TL – BC - R.NL

30,378

Bề rộng đáy B = 40m,

Cao trình đáy = -4.0m

3

Rạch Tra-K.Xáng-An Hạ-K.Xáng Lớn

38,39

Bề rộng đáy B = 60m,

Cao trình đáy = -4.0m

 

Tổng cộng

108,618

 


Tuyến Vàm Thuật – Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên đang được xây dựng giai đoạn I theo dự án đã được TP phê duyệt.


4.4.3 Lộ trình thực hiện:

1) Bước 1:
- Xây dựng 6 cống lớn tại các vị trí: Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ và các cống nhỏ tại các rạch khác; xây dựng tuyến đê bao nối các cống (tận dụng đường giao thông có sẵn).
- Nạo vét các kênh trục thoát nước trung tâm Sài Gòn về phía Nam.
- Dự tính tổng mức đầu tư cho bước 1: 4.000 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, hệ thống có thể làm giảm mực nước cao nhất trên các kênh rạch trong khu vực dưới cao độ +1,00m, đảm bảo khu trung tâm và nam TP không còn bị ngập do thủy triều khi triều cường vào mùa khô và do triều cùng với mưa vào mùa mưa.

2) Bước 2:
- Xây dựng các 2 cống lớn tại Rạch Tra, Vàm Thuật và các cống nhỏ tại các rạch khác nối liền các tiểu dự án hệ thống thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn.
- Nạo vét tuyến trục Bắc-Nam (Rạch Tra - An Hạ - Nam Sài Gòn; Vàm Thuật -Tham Lương – Bến Cát - Rạch Nước Lên).
- Dự tính tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2: 2.000 tỷ đồng.

3) Bước 3:
- Xây dựng 4 cống tại Bến Nghé, Tân Thuận, Bến Lức, kênh Xáng Lớn, mở thông cống An Hạ hiện hữu (có thể tháo trụ giữa mở khẩu diện 2x5m=1 cửa 10m phục vụ cho giao thông thủy).
- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến “đê bao”.
- Dự tính tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1: 1.200 tỷ đồng.

 

Sau khi hoàn thành giai đoạn 3, Hệ thống “khép kín” đảm bảo kiểm soát tuyệt đối mực nước trên kênh rạch trong khu vực, ngăn chặn ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đối với khu vực dự án. Sẵn sàng kết nối với các hệ thống lân cận trong chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu.

4.5 Kiểm soát nước cho vùng ngã ba sông Đồng Nai – Sài Gòn.

4.5.1 Đặc điểm khu vực:

Là một vùng đất thấp – bồi tích của 2 sông Đồng Nai – Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của dòng triều, lũ từ cả 2 phía.
Cao trình mặt đất khoảng từ 0,5 – 2,0m.
Đất đai là phù sa sông trên nền đất phèn.
Kênh rạch khá dày, phần lớn là các rạch, lạch triều có chức năng tiêu thoát nước từ vùng cao: Thủ Đức, quận 2, quận 9 và nước mưa rơi nội đồng ra sông Đồng Nai – Sài Gòn.
Đây là vùng thường xuyên ngập triều.
Trên vùng đất thấp này lác đác có những gò đất cao: Gò Bình Trưng, giồng Ông Tố là những khu dân cư tập trung, phần còn lại là đất nhà vườn, đất nông nghiệp.
Đây là khu vực dự trữ phát triển cho các đô thị hiện đại: Thủ Thiêm, trung tâm quận 2, các khu nhà vườn, du lịch sinh thái.
Có thể chia vùng này thành 2 vùng nhỏ:
- Vùng ven sông Sài Gòn (quận Thủ Đức);
- Vùng ven sông Đồng Nai (quận 2, quận 9).

4.5.2 Nhiệm vụ kiểm soát triều:
Để chống ngập nước và tiêu thoát cho vùng này lâu dài phải sử dụng 2 biện pháp:
- Đối với khu đô thị cần tôn nền vượt lũ với cao trình 2,5m;
- Đối với khu nhà vườn, du lịch phải bao đê khép kín với các cống dưới đê. Có 2 cách bao được xem xét:
1) Bao theo tiểu vùng khống chế gồm các rạch lớn – không cần cống lớn;
2) Bao theo vùng lớn (vùng bưng 6 xã), cần có cống lớn ở cửa rạch (8 cống).
Các nhiệm vụ khác:
- Cải tạo sông rạch để thu gom và tiêu thoát nước cho vùng cao quận Thủ Đức, quận 9;
- Cải tạo sông rạch phục vụ giao thông (nhỏ), làm giảm áp lực nước sông Đồng Nai đối với các khu đô thị mới ven sông Sài Gòn;
- Sử dụng nước sông Đồng Nai vào cải tạo đất, môi trường.

4.5.3 Các công trình cụ thể:
1) Đê bao:
- Đê bao ven sông Sài Gòn (bờ tả từ rạch Ông Dầu đến rạch Vĩnh Bình – kết hợp đường giao thông:
Tổng chiều dài 6.000m;
Cao trình đê: 2,8m;
Chiều rộng đê: 8,5m.
- Đê bao ven sông Đồng Nai, kết hợp với giao thông từ Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh đến Phú Hữu:
Tổng chiều dài 13.500m;
Cao trình đê: 3,0 – 3,2m;
Chiều rộng đê: 12m.
Các đê bao ven các rạch (bao nhỏ) hiện được các chủ nhà vườn tự xây dựng, song các đê thường xuyên bị phá vỡ bởi triều cao, phải thường xuyên gia cố.
Trong trường hợp bao nhỏ Nhà nước nên đầu tư cho đê dọc sông lớn, kết hợp với giao thông liên vùng (cần có 8 cầu giao thông nông thôn).

2) Các cầu giao thông qua kênh rạch:
Trong trường hợp bao lớn cần thiết xây dựng 8 cống kiểm soát ở các cửa rạch lớn dưới đây:
- Qua rạch Kỳ Hà: L = 50m;
- Qua rạch Giồng Ông Tố: L = 65m;
- Qua rạch Gò Dưa : L = 65m;
- Qua rạch Ông Dầu: L = 65m;
- Qua rạch Cầu Đập: L = 35m;
- Qua rạch Bà Cua: L = 65m;
- Qua rạch Ông Nhiêu: L = 80m;

3) Cải tạo kênh rạch:
- Hoàn thành hệ thống rạch Gò Dưa;
- Nạo vét các tuyến sông rạch thoát nước và phục vụ giao thông thủy:
Tổng chiều dài 125.000m;
Chiều rộng trung bình: 6 – 15m;
Chiều sâu trung bình: - 2.0 ÷ - 4.0m.
Các tuyến kênh cần cải tạo xem trong bảng 5.

Bảng 5   Các tuyến kênh rạch cần cải tạo

                 (Tài liệu Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh

STT

Sông, rạch

L (m)

Mặt cắt thiết kế

Cấp kỹ

Ghi chú

 

 

 

B (m)

Ñđ (m)

thuật

 

1

Sông Tắc

11.500

150

-8

4

Cục bộ

2

R.Ông Nhiêu

7.500

60

-4

4

3

R.Bà Cua

7.000

60

-4

4

4

R.Giồng Ô.Tố

7.000

50

-3

4

5

R.Chiếc–Trau Trảu

11.500

50

-3

4

6

R.Gò Công

5.700

40

 

6

7

. . . . .

 

 

 

 

4.5.4 Khái toán đầu tư:
Đê bao ven sông: 89 tỷ;
Cầu: 350 tỷ (để tham khảo);
Nạo vét cải tạo kênh mương: 400 tỷ.

4.6 Vấn đề kiểm soát lũ từ thượng lưu.
4.6.1 Như đã nói trên, lũ ở thượng lưu đã được kiểm soát một phần, song lưu lượng xả ứng với tần suất P = 0,5% vẫn còn rất lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của một TP lớn ở hạ lưu. Do đó, về lâu dài việc xem xét vận hành công trình thượng lưu có xét đến điều kiện ngập lụt của hạ lưu là rất cần thiết và khả năng thực hiện như đã được phân tích là hoàn toàn có thể.

Trên cơ sở những điều đã phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất 5 nhiệm vụ dưới đây:

(1) Bổ sung thêm nhiệm vụ điều tiết lũ của các hồ thượng lưu. Xác định dung tích kết hợp (Vkh) để cắt lũ. Vận hành công trình để kiểm soát lũ bảo đảm an toàn công trình và chống ngập cho hạ du;
(2) Phối hợp vận hành xả lũ các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa và các hồ khác ở thượng lưu có xét đến chế độ ngập ở hạ du (theo triều), giảm nhẹ áp lực lũ trên sông chính;
(3) Phân lũ sông Đồng Nai sang sông Thị Vải qua sông Đồng Môn. Kết hợp phân lũ với cải tạo môi trường (vùng II);
(4) Phân lũ sông Sài Gòn qua ngã rạch Tra. Kết hợp phân lũ với cải tạo đất, môi trường (vùng I), giảm áp lực lũ cho vùng trung tâm TP;
(5) Thu gom và tiêu thoát lũ tràn từ phía Tây vào địa bàn TP qua hệ thống công trình vùng I.

4.6.2 Thảo luận về cách thực hiện:

Trong nội dung kiểm soát lũ chúng tôi có đề xuất 5 nhiệm vụ, trong đó 2 nhiệm vụ đầu thuộc phạm vi giải quyết của các cơ quan quản lý công trình, (các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đề xuất chủ trương về quản lý công trình hồ chứa). Riêng đối với hồ Dầu Tiếng (do Bộ NN-PTNT quản lý) chúng tôi đã có những phân tích khả năng sử dụng Vkh để kiểm soát lũ có xét thêm dự báo mưa lũ trên thượng lưu (Báo cáo: Đánh giá hiệu quả và khả năng hồ Dầu Tiếng sau khi có hồ Phước Hòa – tháng 10-2003).

Trong trường hợp có dùng Vkh lượng nước xả tràn xuống hạ lưu có thể giảm đi 130 triệu m3 (so với thiết kế), tương ứng với mức nước trước lũ 22,3m (30 tháng 9) so với 24m (không có dung tích kết hợp). Điều đó cho thấy, việc sử dụng dung tích kết hợp để kiểm soát lũ cho hạ du sẽ làm cho mức độ an toàn của hạ du tăng lên đáng kể.

Các công trình phân lũ qua sông Thị Vải; Công trình phân lũ rạch Tra; Hệ thống thu gom và thoát lũ từ sông Vàm Cỏ Đông và ĐBSCL sẽ được phân tích trong bài toán thủy lực.

Kết quả của việc làm giảm nhỏ lưu lượng xả lũ xuống hạ du sẽ tạo điều kiện xem xét việc xây dựng cống kiểm soát triều trên sông lớn khi nước biển dâng cao trong tương lai.

CHƯƠNG IV
VẤN ĐỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
 

Đây là một vấn đề lớn cần có một đề tài nghiên cứu riêng. Sau đây chỉ là một số ý kiến đúc rút từ kết quả thực hiện các bài toán thủy lực và những nhận thức từ những diễn biến của các quá trình tự nhiên và tác động con người đã nêu ở phần trên.

5.1 Hiện trạng môi trường

Hiện trạng chất lượng môi trường nước ở TPHCM hiện xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các vùng đô thị dân cư phát triển cả cũ lẫn mới, các khu công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm này kéo dài mặc dù TP đã đầu tư cho rất nhiều dự án cải thiện môi trường. Những nguyên nhân chính tạo nên tình trạng này đã được phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Dưới đây chỉ nhắc lại các nguyên nhân có liên quan chính đến vấn đề sử dụng nguồn nước trên lưu vực:

- Việc khai thác nguồn nước trên thượng lưu làm cho dòng chảy xuống hạ lưu bé đi, kéo theo đó là sự thoái hóa của môi trường hạ du.

- Sự giảm nhỏ lưu lượng trong sông trong mùa lũ làm yếu khả năng tự làm sạch của các con sông, do đó ô nhiễm tích lũy tăng dần. Chế độ chảy 2 chiều do thủy triều biển một mặt tạo nên sự bổ sung nguồn nước sạch vào kênh rạch làm giảm mức độ ô nhiễm, song mặt khác cũng tạo nên những hạn chế: sự hình thành các giáp nước, những vùng giao hội, ở đó ô nhiễm tích lũy.

- Những hoạt động của con người, đặc biệt là thu hẹp lấn chiếm lòng sông, san lấp vùng trũng đã làm cho nước tập trung vào lòng sông, dẫn đến mức nước đỉnh triều cao lên, chân triều thấp xuống, gây ngập lụt, sạt lở bờ sông rạch.

- Sự phát triển của hạ du luôn kèm theo sự gia tăng của khối lượng chất thải mà nơi tiếp nhận chính là sông rạch. Trong phạm vi TP, trên sông Sài Gòn, chất lượng nước thuộc loại B. Trong các kênh rạch bao quanh TP mức độ ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nơi cao gấp hàng chục, hàng trăm lần so với mức cho phép.

5.2 Dự kiến những diễn biến của môi trường khi nước biển dâng cao:

1) Xâm nhập mặn càng sâu, yêu cầu cấp nước ngọt càng lớn, các vùng đất cận duyên hải càng “xa dần” lục địa, việc cấp nước do đó càng khó khăn;
2) Ngập càng cao, chân triều cũng càng cao, nước từ các vùng trũng nội đồng càng khó tiêu thoát;
3) Đặc điểm của sông rạch vùng triều là hệ thống liên thông với nhiều điểm giao hội trong điều kiện đô thị phát triển trên vùng đất thấp ô nhiễm càng tích lũy;
4) Ngập càng cao yêu cầu rút nước càng mạnh. Hệ thống rạch, lạch triều tự nhiên sẽ tự cấu trúc lại để phù hợp với yêu cầu đó: đáy rạch càng cao theo chân triều (là hiện tượng bồi lắng) do mốc cơ bản thay đổi, trong lúc bề rộng phải tăng thêm (để đảm bảo yêu cầu thoát nước). Mật độ dòng chảy trên các bãi triều thay đổi;
5) Nói chung, khi chiều sâu ngập nước thay đổi, dòng chảy sẽ được cấu trúc lại. Dòng chảy sẽ phục tùng quy luật tiêu năng tối thiểu để vận động theo lộ trình ngắn nhất khác với hiện tại;
6) Và nhiều biến động phức tạp khác về môi trường sinh thái.

5.3 Những tác động của công trình kiểm soát nước đối với môi trường:

Do việc lựa chọn hệ thống công trình kiểm soát nước ở vòng trong cho nên cần cảnh báo trước là công trình kiểm soát nước sẽ làm mức nước trên sông chính Đồng Nai - Sài Gòn, Vàm Cỏ tăng cao thêm khoảng 15-20 cm so với hiện nay. Tốc độ dòng chảy ở các khúc quanh sẽ có xu thế tăng lên. Do đó, việc tăng cao trình đê bao, mốc cốt xây dựng là cần thiết.

- Nhược điểm của hệ thống cần phải nhắc trước là công trình cống sẽ thu hẹp chiều rộng, chiều sâu của kênh rạch. Điều đó nhất định sẽ dẫn đến sự tích lũy ô nhiễm ở thượng lưu công trình, sự gia tăng lưu tốc dòng chảy qua cống. Điều đó cần xem xét kỹ lưỡng trong việc lựa chọn kích thước các cống.

- Việc tốt lên của môi trường trong vùng được kiểm soát nhất định sẽ kéo theo sự gia tăng ô nhiễm của hạ lưu trên các trục thoát nước, do đó cần lưu ý đến việc vận hành công trình hợp lý, bảo đảm cho môi trường hạ du không xấu đi.

- Bên cạnh nhược điểm đó, hệ thống công trình, nhất là ở vùng 1 sẽ tạo cho TP một không gian phát triển rộng lớn kéo dài từ Củ Chi đến Hiệp Phước, một môi trường tốt hơn: biến dòng chảy 2 chiều thành dòng chảy 1 chiều, hạ thấp mức nước trong vùng kiểm soát, tạo điều kiện để giải quyết bài toán ngập lụt cho các vùng khó tiêu thoát, cải tạo ô nhiễm môi trường vùng phía Tây và Nam TP, tạo điều kiện để sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông vào việc cải tạo vùng trũng phía Tây TPHCM. Môi trường đất – nước vùng kiểm soát sẽ tốt lên.
 

PHẦN KẾT LUẬN
 

“Quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho TPHCM” được xây dựng trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, nguyên nhân gây úng ngập, điều kiện thoát lũ của các cửa sông hiện tại, đúc rút kinh nghiệm về những tác động của con người trong quá trình khai thác nguồn nước, kiểm soát nước trên lưu vực. Các nhận định chính có thể tóm tắt như sau:

1) Những hoạt động của con người trên lưu vực nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên nước sông Đồng Nai đã đem lại những lợi ích to lớn phục vụ cho phát triển, mặt khác cũng gây tác động lớn đến môi trường. Nguồn nước đến hạ lưu ít dần. Tác động của biển vào đất liền mạnh lên đáng kể, gây trở ngại cho việc tiêu thoát nước, ngập úng, xói lở gia tăng, ô nhiễm tích lũy. Trong đó, có những hoạt động có thể khống chế được, để làm giảm bớt ảnh hưởng xấu nói trên như: Lấn chiếm bờ sông rạch, san lấp vùng trũng, cải tạo lòng sông lớn (uốn nắn, nạo vét, đào sâu) một cách không khoa học. Đề nghị TP ban hành các quy định nhằm hạn chế các hoạt động nói trên.

2) Phân tích những tình hình ngập triều, ngập lũ đã xảy ra gần đây cho phép kết luận: Trong trường hợp xả lũ 0.5% như quy định hiện hành, TPHCM sẽ phải chịu ngập lụt, thiệt hại rất nghiêm trọng, đặc biệt khi mực nước biển dâng do khí hậu trên trái đất nóng dần lên và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển.

Do đó yêu cầu cần có những chủ trương về vận hành các công trình thượng lưu để làm giảm nhỏ lưu lượng xả xuống hạ du,
tìm cách phân lũ sang những vùng ít quan trọng để giảm bớt áp lực nước cho các vùng đô thị trung tâm.

Triều cao đã làm giảm năng lực thoát nước của các hệ thống thoát nước đô thị được xây dựng từ trước, gây ngập triều sâu hơn ở các vùng ven. Đây là bài toán bức xúc nhất cần giải quyết. Trong quy hoạch vấn đề đó được đặt lên hàng đầu và phải giải quyết trong 4 – 5 năm trước mắt.

3) Khi nói đến kiểm soát triều, người ta nghĩ đến việc kiểm soát từ xa (các cửa sông) dễ kiểm soát. Song điều đó hiện nay chưa khả thi vì trong trường hợp lũ lớn nước chảy 1 chiều ra biển, lưu lượng tháo lũ rất lớn, phải làm công trình thoát lũ rất lớn (20-30 ngàn m3/s), tốc độ ở vùng cửa sông gia tăng, gây xói lở. Có thể trong tương lai khi mức nước biển gia tăng, áp lực thủy triều lớn, dòng chảy vùng cửa sông là 2 chiều và đặc biệt, khi lũ thượng lưu đã được kiểm soát (lưu lượng xả bé đi) phù hợp với sức chịu đựng của hạ du, chúng ta sẽ nghĩ đến việc kiểm soát các cửa sông lớn. Hiện tại chỉ nên đặt vấn đề kiểm soát nước cho vùng nội đồng là hợp lý nhất.

4) Căn cứ vào tình hình tự nhiên, những yêu cầu bức xúc trước mắt về việc kiểm soát nước và kinh nghiệm kiểm soát nước trong những năm qua, chúng tôi phân lãnh thổ TP ra 3 vùng:

- Vùng 1: nằm phía bờ hữu sông Sài Gòn – Nhà Bè, khống chế phần lớn diện tích của TP, cũng là vùng có nhiều vấn đề bức xúc nhất (ngập nước vùng đô thị, kênh rạch ô nhiễm, môi trường xuống cấp...) phải được triển khai trước tiên. Trong đó, các công trình hạ lưu phải được xây dựng trước để giải quyết ngập triều vùng Nam TP.

- Vùng 2: nằm ở ngã ba sông Đồng Nai- Sài Gòn là vùng đang phát triển mạnh và không khó khăn trong việc kiểm soát nước.

- Vùng 3: là vùng tả ngạn sông Nhà Bè – Soài Rạp hiện còn là vùng để ngỏ.

5) Vùng hữu ngạn là một không gian thống nhất (không nên chia cắt bé hơn), ở đây nhiệm vụ kiểm soát nước, thoát lũ, cải tạo môi trường là thống nhất từ trên đến dưới. Vùng này bảo đảm cho TP một không gian phát triển rộng lớn từ cửa thoát Nam Rạch Tra xuống đến Bến Lức, sông Kinh, Hiệp Phước (là nơi có nhà máy điện, các khu công nghiệp, cảng Hiệp Phước). Do không gian kiểm soát lớn nên yêu cầu khối lượng công trình xây dựng khá lớn, đầu tư lớn (hơn 15 cống lớn, hàng trăm km đê, bờ bao, nạo vét nhiều kênh trục). Nếu tính các cửa bé thì số lượng còn lớn hơn.

Việc vận hành một hệ thống như thế nhằm mục đích khai thác tổng hợp (đa mục tiêu) là vấn đề rất khó, đặt vấn đề nghiên cứu ngay sau khi quy hoạch vùng này được phê duyệt để đảm bảo hiệu quả công trình.

6) Thực hiện được việc kiểm soát nước ở vùng 1 chúng ta có thể cải tạo được một không gian, trong đó ta có thể hạ thấp mức nước kênh rạch theo yêu cầu để tăng cường khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đô thị cũ, biến dòng chảy 2 chiều thành dòng chảy 1 chiều từ trên xuống dưới, tạo điều kiện tốt cho việc thoát lũ, cải tạo vùng đất trũng phèn phía Tây TP, cải tạo ô nhiễm môi trường nước - đất đang xuống cấp nghiêm trọng. Những kết quả tính toán được cho thấy điều đó hoàn toàn khả thi.

7) Vùng II, hẹp hơn về diện tích và đơn giản hơn về biện pháp kiểm soát, người dân có thể thực hiện được, chỉ cần Nhà nước hỗ trợ 1 phần cho xây dựng đê bao dọc sông lớn kết hợp với giao thông.

8) Việc chống với áp lực của nước biển dâng trong điều kiện lũ lớn là một công việc phải thực hiện lâu dài, phải chọn bước đi phù hợp.

9) Trong giai đoạn trước mắt phải thực hiện những điều trình bày trong dự án trên đây để đảm bảo an toàn cho TP trước áp lực của lũ lớn và mức nước biển dâng.

10) Trong tương lai khi nước biển dâng cao hơn 0,8m chúng ta phải nghĩ đến kế hoạch kiểm soát triều ở vòng ngoài. Dự án này không mâu thuẫn với những bước đi giai đoạn sau và bảo đảm mối liên kết với tất cả các vùng chung quanh (Đồng Nai, Đồng bằng sông Cửu Long) để đối phó với nước biển dâng trong một chiến lược chung của quốc gia.


     

 Mọi góp ý xin gởi về: 

 
Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM.

  Địa chỉ số 176 Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM.

  Hoặc email: sonongnghiep@hcm.vnn.vn banchihuypclb@hcm.fpt.vn

 


Số lượt người xem: 6979    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm