I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2000-2006:
Theo kết quả điều tra nông nghiệp-nông thôn và thủy sản năm 2006 thì giai đoạn 2001-2006 nông nghiệp-nông thôn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân khu vực nông thôn đã từng bước cải thiện, nâng cao. Cụ thể như sau:
1. Về nông thôn:
1.1. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư mới, nâng cấp:
Sau khi chia tách huyện Bình Chánh cũ thành quận Bình Tân và huyện Bình Chánh từ năm 2002, hiện nay khu vực nông thôn của thành phố bao gồm 58 xã thuộc 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Tình hình kết cấu hạ tầng của khu vực nông thôn thành phố qua các năm đã được cải thiện rõ rệt.
Điện khí hoá nông thôn ở thành phố đã hoàn thành, nếu năm 1994 còn xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè chưa có điện thì đến năm nay 100% xã và ấp của thành phố đã có điện. Tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện năm 1994 là 81,1%; năm 2001 là 97,5% và năm 2006 là 99,7%.
Nếu năm 1994 thành phố còn 7 xã vùng sâu, cách sông rạch chưa có đường ô tô đến xã bao gồm Cần Giờ (4 xã), Bình Chánh (2 xã), Thủ Đức (1 xã) thì đến nay trừ xã đảo Thạnh An ở huyện Cần Giờ, toàn bộ các xã của thành phố đều có đường ô tô đến xã, đạt tỷ lệ đã có đường ô tô đến xã là 99%. Đáng chú ý là cùng với việc mở rộng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông nội bộ xã – liên thôn đã được nâng cấp đáng kể: có 56 xã (chiếm 96,6%) đường liên thôn được nhựa, bê tông hoá trên 50%.
Hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo tiếp tục được mở rộng. Tỷ lệ xã có các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông qua các kỳ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp đều tăng lên. Năm 2006, thành phố có 100% xã có trường tiểu học; 94,8% xã có trường trung học cơ sở và 25,9% xã có trường trung học phổ thông. Các tỷ lệ tuần tự của năm 2001 là: 100%, 92% và 21,3%; năm 1994 là: 100%, 76,8% và 7,3%.
Kết cấu hạ tầng của xã
Đơn vị tính (%)
TT
|
Các khoản mục
|
1994
|
2001
|
2006
|
1
|
Tỷ lệ xã có điện
|
99,0
|
100,0
|
100,0
|
2
|
Tỷ lệ thôn có điện
|
96,3
|
100,0
|
100,0
|
3
|
Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã
|
94,0
|
98,3
|
98,3
|
4
|
Tỷ lệ xã có trường mẫu giáo/mầm non
|
94,7
|
83,6
|
100,0
|
5
|
Tỷ lệ xã có trường tiểu học
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
6
|
Tỷ lệ xã có trường trung học cơ sở
|
76,8
|
92,0
|
94,8
|
7
|
Tỷ lệ xã có trường trung học phổ thông
|
7,3
|
21,3
|
25,9
|
8
|
Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hoá
|
33,6
|
45,9
|
77,6
|
9
|
Tỷ lệ xã có hệ thống loa truyền thanh
|
92,6
|
95,1
|
100,0
|
10
|
Tỷ lệ xã có trạm y tế
|
96,8
|
100,0
|
100,0
|
11
|
Tỷ lệ xã có chợ
|
77,0
|
75,4
|
81,0
|
12
|
Tỷ lệ xã có máy điện thoại tại trụ sở xã
|
…
|
100,0
|
100,0
|
13
|
Tỷ lệ xã có máy vi tính tại trụ sở xã
|
…
|
…
|
100,0
|
14
|
Tỷ lệ xã có máy vi tính kết nối Internet
|
…
|
…
|
50,0
|
Về chăm sóc sức khoẻ, mạng lưới trạm y tế đã phủ kín hết các xã trên địa bàn Thành phố từ năm 2001. Hệ thống y tế cũng được chú ý và nhanh chóng mở rộng đến ấp. Đến năm 2006, có 176/367 ấp (chiếm 48%) có cán bộ y tế ấp. Ngoài hệ thống y tế Nhà nước, hệ thống khám chữa bệnh tư nhân cũng phát triển trên địa bàn nông thôn góp phần đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Có 54/58 xã (chiếm 93.1%) có phòng khám y tế tư nhân.
Việc cung cấp nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn đã có nhiều tiến bộ, có 38/58 xã (chiếm 65,5%) có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 16/58 xã (27,6%) có xây hệ thống thoát nước thải chung và có 48/58 xã (82,8%) đã có tổ chức thu gom rác thải.
Về thông tin liên lạc, có 45/58 xã (77,6%) đã có trạm bưu điện hay bưu điện văn hóa; 100% UBND xã có điện thoại; 100% UBND xã có máy vi tính trong đó 50% có nối mạng Internet.
Kết quả cho thấy trong thời gian qua Thành phố đã đầu tư đáng kể cho việc xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành. Qua đó đã góp phần nâng cao đáng kể điều kiện sống cho nhân dân ngoại thành.
1.2. Lao động và ngành nghề nông thôn đã có sự chuyển dịch; giảm trong lĩnh vực nông nghiệp:
Tổng số hộ nông thôn điều tra được qua tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 223.561 hộ, tăng 20% so với năm 2001 (tăng 37.306 hộ); số nhân khẩu bình quân của hộ nông thôn là 4,01 người/hộ. Số lao động trong độ tuổi chiếm 62,6%.
Tuy năm 2002, thành phố có tách huyện Bình Chánh cũ thành quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, số xã năm 2006 giảm 3 xã so năm 2001 nhưng thời kỳ 5 năm 1999-2004 dân số của thành phố tăng nhanh do tăng cơ học, hộ và nhân khẩu ở khu vực nông thôn cũng tăng lên như xu hướng tăng dân số của toàn thành.
Về tốc độ phát triển của các loại hộ thì trong vòng 5 năm qua chỉ có hộ nông nghiệp và hộ khác giảm, còn lại đều tăng: hộ lâm nghiệp tăng 212,9%, hộ thuỷ sản tăng 66%, hộ công nghiệp tăng 48,4% hộ thương mại, dịch vụ tăng trên 34%. Số hộ nông nghiệp giảm ở tất cả các huyện; hộ lâm nghiệp chủ yếu ở huyện Cần Giờ (tăng có 289 hộ); hộ thuỷ sản tăng 66% do phong trào nuôi tôm sú tiếp tục phát triển ở huyện Cần Giờ và Nhà Bè và hộ công nghiệp tăng 48,4% do các khu công nghiệp đang mở rộng ở vùng ven thành phố và ở các huyện đã thu hút nhiều lao động tham gia.
Tình hình phát triển của các loại hộ như trên đã tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn chia theo ngành hoạt động (ngành sản xuất chính).
Xét cơ cấu ngành hoạt động của các hộ ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm dần. Năm 2006, số hộ nông nghiệp còn có 41.082 hộ, giảm 9.834 hộ, giảm 19,3% so với năm 2001. Tỷ lệ hộ nông nghiệp năm 1994 là 48,5% đã giảm nhanh chóng còn 27,3% năm 2001 và đến năm 2006 còn 18,4% trong tổng số hộ ở nông thôn.
Tình hình phát triển của hộ nông thôn
Khoản mục
|
2001
|
2006
|
2006/2001
(%)
|
Số hộ
|
(%)
|
Số hộ
|
(%)
|
Tổng số hộ nông thôn (hộ)
|
186.255
|
100,00
|
223.50
|
100,00
|
120,0
|
Chia ra: - Nông nghiệp
|
50.913
|
27,34
|
41.082
|
18.35
|
80,7
|
- Lâm nghiệp
|
256
|
0,14
|
545
|
0.24
|
212,9
|
- Thuỷ sản
|
4.662
|
2,50
|
7.737
|
3.46
|
166,0
|
- CN, tiểu thủ CN
|
46.186
|
24,80
|
68.530
|
30.65
|
148,4
|
- Xây dựng
|
15.307
|
8,22
|
17.113
|
7.65
|
111,8
|
- Thương nghiệp
|
35.715
|
19,18
|
47.907
|
21.43
|
134,1
|
- Vận tải
|
8.294
|
4,45
|
9.922
|
4.44
|
119,6
|
- Dịch vụ
|
18.013
|
9,67
|
24.237
|
10.84
|
134,6
|
- Khác
|
6.909
|
3,71
|
6.427
|
2.90
|
93,9
|
2. Về nông nghiệp:
2.1- Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2006:
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM: năm 2005, đất nông nghiệp thành phố: 121.527 ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 77.359 ha
+ Đất trồng cây hàng năm 47.985 ha
+ Đất trồng cây lâu năm 29.374 ha
- Đất lâm nghiệp có rừng: 33.449 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 8.812 ha
- Đất ruộng muối: 1.471 ha.
So với năm 2000, đất nông nghiệp thành phố giảm 9.193 ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp giảm 13.781 ha (đất trồng cây hàng năm giảm 21.005 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 7.224 ha).
- Đất lâm nghiệp có rừng giảm 23 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản tăng 4.663 ha.
- Đất ruộng muối giảm 488 ha.
2.2- Về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
2.2.1.Về tăng trưởng kinh tế:
- Giai đoạn 5 năm 1991 - 1995: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,8%/năm.
- Giai đoạn 5 năm 1996 - 2000: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 0,7%/năm.
- Giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân: 5,8 %/năm, năm 2006 tăng 5% so năm 2005.
2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
* Năm 2005: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 3.780 tỉ (giá thực tế), trong đó: nông nghiệp 2.256 tỉ (chiếm 67,4%), lâm nghiệp 79,4 tỉ (2,1%), thủy sản 1.152,9 tỉ (30,5%).
* Năm 2006: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 4.388 tỉ đồng, tăng 5% so năm 2005, trong đó:
- Trồng trọt giảm: 1,6 %.
- Chăn nuôi tăng 10,8 %.
- Lâm nghiệp giảm 33,0 %.
- Thủy sản tăng 6,5 %.
- Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng 9,5 %.
+ Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Trồng trọt đạt 1.192 tỉ đồng, chiếm 27,1 %.
- Chăn nuôi đạt 1.474 tỉ đồng, chiếm 33,5 %.
- Lâm nghiệp đạt 73,8 tỉ đồng, chiếm 1,6 %.
- Thủy sản đạt 1.279,6 tỉ đồng, chiếm 29,2 %.
- Dịch vụ nông nghiệp đạt 368,3 tỉ đồng, chiếm 8,4 %.
2.2.3. Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp, tỉ trọng giá trị sản xuất trong từng lĩnh vực có sự chuyển dịch tích cực:
- Nông nghiệp: từ 74,3% (1995) giảm còn 73,9% (2000) và 67,4% (2005), trong đó:
+ Trồng trọt giảm từ 45,3% (năm 1995) còn 27,1 % (2006).
+ Chăn nuôi từ 29,1% (1995) tăng lên 33,5 % (2006).
- Lâm nghiệp: từ 4,4% (1995) giảm còn 3,9% (2000) và 1,6 % (2006).
- Thủy sản: từ 11,4% (1995) tăng lên 29,2 % (2006).
- Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: từ 9,9% (1995) giảm còn 8,4 % (2006).
3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP giai đoạn 2006 – 2010:
Ủy ban nhân dân TP đã có Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006
phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM, giai đoạn 2006 – 2010 với nhiệm vụ, mục tiêu như sau:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng từ 5%/năm trở lên, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 bình quân trên 6%/năm. Trong đó: trồng trọt tăng trên 4%/năm, chăn nuôi tăng trên 6%/năm, thủy sản tăng 7 – 8%/năm; các hoạt động dịch vụ nông nghiệp tăng trên 5%/năm.
- Đến năm 2010, giảm tối đa diện tích cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả cao, phát triển bền vững. Giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt bình quân trên 66 triệu đồng/ha/năm đối với trồng cây hàng năm; trên 100 triệu đồng/ha/năm đối với nuôi thủy sản (tăng 30% so năm 2005); bình quân chung 72 triệu đồng/ha/năm làm nền tảng cho việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập khu vực nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách chênh lệch gấp 3 lần hiện nay giữa khu vực thành thị và nông thôn; xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc hình thành phong trào thi đua sản xuất đạt 100 triệu đồng/ha/năm.
- Xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống cây, giống con, thủy đặc sản. Hình thành hệ thống sản xuất giống hợp lý với sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn nghiên cứu với ứng dụng, chuyển giao; gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ thông qua hình thức kiểm định, đấu xảo giống và công nhận giá trị cá thể, quần thể giống.
- Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: hoàn thiện tiêu chí đánh giá và lộ trình thực hiện cụ thể để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở giai đoạn 2010 – 2015, nhưng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành vào năm 2010.
- Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu sau 3 năm có sản phẩm xuất khẩu và sau 5 năm, 60% sản phẩm tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế ổn định.
- Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp đến năm 2010:
Giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 23,5%; chăn nuôi: 36%; lâm nghiệp 1%; thủy sản 29.5%; các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp chiếm 10%. Phương án đã định hình vật nuôi có tính hàng hóa khác thay thế gia cầm.
II. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ NÔNG DÂN-NÔNG THÔN ĐÃ THỰC HIỆN:
Ngoài các quy định của TW, Thành phố cũng đã ban hành một số văn bản quy định chính sách cụ thể về ưu đãi hỗ trợ để phát triển nông nghiệp-nông thôn trong giai đoạn 2000 – 2006:
1. Về tín dụng:
1.1- Quyết định số 81/2001/QĐ-UBND ngày 19/9/2001 của UBND thành phố về cơ chế ưu đãi hỗ trợ lãi vay các dự án trong chương trình kích cầu thông qua đầu tư trong đó có quy định về đầu tư mới, nâng cấp, cải tiến công nghệ của các cơ sở sản xuất cây con giống được hỗ trợ lãi vay là 3%/năm
1.2- Công văn 419/UB-CNN ngày 5/2/2002 của UBND thành phố về hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Mức trợ giá lãi vay là 4%/năm (riêng diện nghèo là 7%/năm, nếu vay từ Quỹ Xoá đói giảm nghèo là 4%/năm)
Chương trình 419/TP đã phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, cung ứng nhu cầu vốn đầu tư theo đề án được phê duyệt, không khống chế mức vay và đối tượng cây trồng, vật nuôi (tính theo chu kỳ sản xuất – không khống chế thời gian vay) và được Nhà nước hỗ trợ lãi suất. Điều quan trọng là thực hiện hình thức thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng; vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiện quả.
1.3- Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của UBND Thành phố về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010: quy định khuyến khích trên 4 lãnh vực: (1) Khuyến khích đầu tư hạ tàng, cải tạo đồng ruộng (2) Khuyến khích đầu tư sản xuất (3) Khuyến khích tổ chức các nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm (4) Khuyến khích đẩu tư sản xuất giống. Nội dung chính của ưu đãi được quy định cụ thể trên mức vay, thời gian vay, mức hỗ trợ lãi suất trong đó có quy định riêng với những hộ thuộc diện XĐGN. Cụ thể những điểm chính hỗ trợ lãi suất như sau:
+ Được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất vay chỉ giới hạn ở 2 lãnh vực: (1) Khuyến khích đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng trong mức vốn vay 30 triệu đồng cho mỗi ha đất (4) Khuyến khích đầu tư sản xuất giống.
+ Hỗ trợ 10% năm lãi suất vay đối với hộ thuộc diện xoá đói giảm nghèo ở 2 lãnh vực: (1) Khuyến khích đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng ngoài mức vốn vay 30 triệu đồng cho mỗi ha đất và (2) Khuyến khích đầu tư sản xuất. Riêng vay từ quỹ xoá đói giảm nghèo được hỗ trợ 4%/năm lãi suất vay.
+ Hỗ trợ 6%/năm lãi suất vay đối với những tổ chức cá nhân khác trên 3 lãnh vực: (1) Khuyến khích đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng ngoài mức vốn vay 30 triệu đồng cho mỗi ha đất; (2) Khuyến khích đầu tư sản xuất; (3) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm
+ Thời gian vay trên 1 phương án: dưới 5 năm đối với lãnh vực (4) Khuyến khích đầu tư sản xuất giống, dưới 3 năm đối với lãnh vực (1) Khuyến khích đầu từ hạ tầng, cải tạo đồng ruộng và (3) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm, từ 1 đến 3 năm đối với lãnh vực (2) Khuyến khích đầu tư sản xuất.
1.4- Chính sách trợ vốn đối với nông dân - nông thôn, xoá đói giảm nghèo (XĐGN):
- Ngoài các nguồn hỗ trợ theo quy định của Trung ương, các tổ chức tín dụng, như: Quỹ Quốc gia Giải quyết việc làm; Chương trình tín dụng cho hộ nghèo vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, … TP HCM còn tổ chức huy động các nguồn vốn hỗ trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi (bình quân 0,5%/tháng) như: Quỹ XĐGN Thành phố, các nguồn tín dụng của Hội, Đoàn thể (Quỹ Hội Nông dân TP, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP; Quỹ CEP của Liên đoàn Lao động TP…)
Hội đồng nhân dân Thành phố còn có chủ trương sử dụng ngân sách Thành phố đầu tư trực tiếp thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội, như: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục cho người nghèo ở khu vực nông thôn (khoảng 28 tỷ đồng/năm) và thực hiện Chương trình nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (trên 100 trạm cấp nước tập trung, hỗ trợ xây dựng hầm biogaz, hố xí tự hoại … Đã có 95% số hộ dân nông thôn có nước sạch sinh hoạt với mức bình quân 60 lít/người/ngày. Vệ sinh môi trường bước đầu đã phát huy hiệu quả, nâng cao kiến thức của nhân dân trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường sống cũng như trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng; chương trình di dời các hộ sống ven sông, ven biển, vùng ngập trũng ở huyện Cần Giờ; Chương trình đào tạo hướng nghiệp do Ngân sách thành phố hỗ trợ một phần.v.v….
2. Về nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:
Thành phố đã quan tâm đầu tư và thực hiện chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoại thành:
- Vốn ngân sách đầu tư các đề tài nghiên cứu thực hiện chương trình hiện đại hoá phát triển nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm. Kết quả các đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu, đưa vào sản xuất đã giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân; tăng cường sự hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học, cơ quan Nhà nước.
- Vốn ngân sách đã đầu tư cho các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng chống dịch bệnh cây trồng-vật nuôi (dịch cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng trên gia súc, tiêm phòng miễn phí một số loại vacine, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa); chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật qua các hoạt động tập huấn, tuyên truyền , vận động xây dựng các mô hình thực nghiệm, trình diễn, …
+ Đã đầu tư từ nguồn ngân sách TP cho các nghiệp vụ chuyên môn phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp: bình quân 25 tỷ đồng/năm.
+ Từ phí, lệ phí theo quy định Nhà nước: bình quân 40 tỷ đồng/năm; từ nguồn thu sử dụng nước sạch sinh hoạt: 22 tỷ đồng/năm; từ nguồn thu thủy lợi phí: 6 tỷ đồng/năm (trong đó cấp bù 3,5-4 tỷ đồng/năm).
+ Hỗ trợ nuôi dưỡng đàn giống gốc gia súc-gia cầm, thủy sản (từ năm 2005 đến nay chỉ hỗ trợ đàn giống gốc gia súc): bình quân 4-5 tỷ đồng/năm; trợ giá giống lúa cho huyện Cần Giờ, Nhà Bè; trợ giá chồi giống dứa Cayene; trợ giá muối cho diêm dân Cần Giờ, …
- Điều chỉnh, nâng định mức kinh phí khoán bảo vệ rừng trên địa bàn TP từ 185.000 đồng/ha/năm lên 316.000 đồng/ha/năm và từ năm 2006 lên 445.000 đồng/ha/năm (kinh phí BVR trên 15 tỷ đồng/năm); trong đó ngân sách TW 50.000 đồng/ha/năm
3. Về đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp:
- Trong giai đoạn 2001-2006: TP đã quan tâm tăng cường vốn đầu tư hạ tầng nông nghiệp-nông thôn ngoại thành nhất là phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương và công trình thủy lợi, đầu tư cấp nước sạch và VSMTNT, xây dựng các trạm trại, đầu tư nghiên cứu nhập nội giống cây trồng-vật nuôi (bò HF, dê, heo giống, tinh bò, giống hoa lan, …)
- TP đã phân cấp quản lý đầu tư cho các quận huyện, sở ngành; hàng năm ngoài công trình dự án do TP trực tiếp bố trí kế hoạch vốn đầu tư, TP còn giao kế hoạch vốn phân cấp để các quận huyện chủ động triển khai các công trình cấp bách có quy mô nhỏ hoặc sữa chữa nâng cấp, bình quân 30-50 tỷ đồng /năm/quận huyện.
- Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT (và một số sở ngành khác): TP đã giao nhiệm vụ thẩm định phê duyệt dự án đầu tư nhóm C, thẩm định phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công; dự toán, tổng dự toán, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu các công trình chuyên ngành nông nghiệp, thủy lợi;
4. Một số chính sách khác:
- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại: thành lập Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; hỗ trợ 1 phần vốn ngân sách để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm về giống, sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ các hộ chăn nuôi để khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng; các hộ dân trồng lúa bị rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa,
- Hỗ trợ để khuyến khích cán bộ có trình độ cao về công tác tại các phường xã (400.000 - 800.000 đồng/người/tháng); đào tạo 300 cán bộ nông nghiệp các phường xã đạt trình độ đại học nông nghiệp (200 người); trung cấp nông nghiệp (100 người).
(P. Kế hoạch Tài chính - Sở Nông nghiệp và PTNT)