SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
6
0
9
3
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Tám 2011 8:55:00 CH

Tình hình thực hiện Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trên địa bàn TP.HCM đến 30/7/2011


I. XÃ TÂN THÔNG HỘI (HUYỆN CỦ CHI):


1- Về công tác quy hoạch:


- Về quy hoạch chung: “Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SXNN nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ”; “Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội- môi trường”; “Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp”: đã hoàn thành, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng dân dân thành phố đã tổ chức Hội nghị tham vấn lấy ý kiến nhân dân về các quy hoạch, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Củ Chi đã phê duyệt các đồ án.
- Kết quả thực hiện quy hoạch: các quy hoạch sau khi được phê duyệt đã được công bố cho người dân tại xã biết (thông qua các Tổ Nhân dân và đồ án trưng bày tại xã). Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt đã cắm mốc chỉ giới; xây dựng quy chế quản lý triển khai thực hiện.


2- Về xây dựng cơ sở hạ tầng:


2.1. Tổng số công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã hoàn thành:


+ Số lượng công trình hoàn thành: 55 công trình, gồm: 43 công trình giao thông; 06 tuyến kênh thủy lợi; 06 văn hoá xã hội. Ngoài ra, có 3 công trình ngoài chương trình NTM thi công: 01 giao thông: 5,075 tỷ đồng  (hoàn thành 100%) và 02 công trình thủy lợi phòng chống lụt bão: 850 triệu đồng (hoàn thành 100%). Đạt 100% so với yêu cầu của Bộ tiêu chí NTM về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, bưu điện, nhà ở dân cư. Đang hoàn chỉnh (mức độ 75%, dự kiến thực hiện hoàn thành từ quý 4/2011) về: Cơ sở vật chất văn hóa (hoàn thành xây dựng mới Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã); cải tạo Chợ Tân Thông Hội. Cụ thể: 

 
* Về giao thông: Tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng 41 tuyến đường; đang tiến hành thi công 03 tuyến đường còn lại trên địa bàn, khởi công mới 4 công trình (nâng cấp đường ngõ xóm từ cứng hóa sang láng nhựa).


* Về Thủy lợi: Hoàn thành và đưa vào sử dụng 6 tuyến (kênh thoát nước và kênh tiêu) với tổng chiều dài 2.878m. Kinh phí: 4.747 triệu đồng. 


* Về công trình trường học: Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 công trình trường học. Gồm: xây mới Trường Tiểu học Tân Thông (tổng kinh phí 37 tỷ, Công ty Him Lam tài trợ 32 tỷ, còn lại vốn ngân sách nhà nước); sửa chữa 2 trường học, gồm : trường Tiểu học Tân Tiến và Trường Mẫu giáo Bông Sen 2C (nay là trường Mầm non Tân Thông Hội 4), tổng vốn đầu tư 5.662 triệu đồng. 


2.2. Về công trình văn hóa - xã hội khác: 


- Đã hoàn thành công tác chỉnh trang Đình Tân Thông Hội và đền Bia Liệt sĩ với kinh phí trên 10.000 triệu đồng do cộng đồng đóng góp (đã khánh thành ngày 27/7/010).
- Về nhà tạm - nhà dột nát: đã xóa hoàn toàn nhà tạm, dột nát trên địa bàn. Tổng kinh phí thực hiện xóa nhà tạm, dột nát tại xã là 546 triệu đồng. 


- Đã hoàn thành việc xây dựng Văn phòng ấp Thượng (kết hợp là khu sinh hoạt văn hóa, góc truyền thống) với tổng kinh phí xây dựng: 450 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ cộng đồng và doanh nghiệp là 335,0 triệu đồng và rãi đá đường vào Văn phòng ấp Thượng, chiều dài 200m kinh phí 200 triệu đồng. Sửa chửa, nâng cấp 3 văn phòng ấp Hậu, Bàu Sim và ấp Tân Tiến.


- Hoàn chỉnh 05 sân bóng đá mini trên địa bàn xã (ấp Thượng : 03, ấp Bàu Sim: 01, ấp Hậu : 01), với tổng vốn đầu tư trên 2.000 triệu đồng.  


2.3. Số lượng công trình đang triển khai thi công: 12 công trình, gồm:  07 công trình giao thông (03 công trình chuyển tiếp và 04 công trình khởi công mới), 01 công trình thủy lợi chuyển tiếp và 04 công trình văn hóa - xã hội khởi công mới (hoàn thành trong năm 2011). Hiện đang hoàn tất thiết kế triển khai 4 văn phòng ấp và thiết kế chợ Tân Thông Hội.
2.4. Tổng kinh phí thực hiện: Lũy tiến kinh phí thực hiện về hạ tầng kinh tế - xã hội đến tháng 06/2011: 169.824 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương :    4.000 triệu đồng (tỷ lệ 2,4%);
- Ngân sách thành phố :  71.265 triệu đồng (tỷ lệ 41,9%); 
- Dân và Doanh nghiệp :  94.559 triệu đồng (tỷ lệ 55,7%); 
(trong đó Doanh nghiệp: 32.000 triệu đồng; dân hiến đất làm đường, giải phóng mặt bằng:49.528 triệu đồng;hiện vật và tiền mặt: 12.731  triệu đồng)
3- Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tại xã là 177 triệu đồng/ha. Căn cứ kết quả điều tra mẫu thu nhập bình quân đầu người do Cục Thống kê TP.HCM (thực hiện tháng 6/2010), bình quân thu nhập đầu người/năm tại xã Tân Thông Hội là 24,2 triệu đồng/người/năm. So với cùng kỳ năm 2009 (17,8 triệu đồng/người/năm), tăng 1,36 lần. So với thu nhập bình quân đầu người chung của huyện Củ Chi 21,6 triệu đồng/năm (văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ X – tháng 6/2010) thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Thông Hội đạt 1,12 lần so với thu nhập bình quân chung của huyện.
- Số mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả trên địa bàn đến nay là 19 mô hình (đều đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đoàn thể, đơn vị liên quan xây dựng mô hình trình diễn và triển khai nhân rộng trên địa bàn, góp phần tăng giá trị sản xuất và thu nhập cho nhân dân). Gồm:
+ Các mô hình sản xuất nông nghiệp (9): rau an toàn, hoa lan - cây kiểng, nấm, cỏ thức ăn gia súc, chăn nuôi bò sữa – bò thịt, chăn nuôi heo, nuôi cá sấu, nuôi trăn, nuôi cá cảnh.
+ Các mô hình ngành nghề nông thôn (6): bánh tráng (“bánh đa” - nghề truyền thống tại xã được phục hồi và phát triển), hủ tíu, đan túi xách, may đan (mành trúc, giỏ cước), may bao công nghiệp, se nhang.
+ Các mô hình dịch vụ (3): dịch vụ nấu đám tiệc (do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố xây dựng và nhân rộng mô hình), sửa chữa cơ khí, quay phim-chụp ảnh (do hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng mô hình – thông qua Tổ Thanh niên lập nghiệp: cho vay vốn lãi suất ưu đãi, hướng dẫn đào tạo nghề và giải quyết việc làm).
- Cụ thể:
+ Sản xuất nông nghiệp: bò sữa  tăng 285 con, (tổng đàn 1.385 con):  đàn heo 5.843 con, rau an toàn: tăng 22 ha (tổng diện tích 128 ha – gồm: ớt, cà tím, cải củ, rau ăn lá, dưa leo, …); hoa lan – cây kiểng: tăng 6,3 ha (tổng diện tích 14,3 ha); Cỏ thức ăn gia súc (VA06…): 60 ha (tăng 27 ha); may đan tăng 380 sản phẩm/ngày (đạt 1.880 sản phẩm/ngày); Cá cảnh 1.500 m2  (tăng 300 m2, Doanh nghiệp cá kiểng Saigon Aquarium từ đầu năm 2011 đến tháng 6/2011 ước đạt sản lượng khoảng 6 triệu cá kiểng xuất khẩu); chuyển dịch 2.653 lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ.v.v…
+ Ngành nghề nông thôn và dịch vụ: hiện trên địa bàn xã có 11 cơ sở sản xuất bánh tráng và bánh hủ tiếu với bình quân năng suất 5 tấn/ngày (tăng 1 tấn/ngày, so với cùng kỳ 2010). Ngoài ra có 4 cơ sở may đan (trong đó có 3 cơ sở may đan mành trúc xuất khẩu ra nước ngoài và 01 cơ sở đan giỏ cước phục vụ trong nước); 01 cơ sở may bao công nghiệp và 159 cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Ngoài ra còn có 01 cơ sở sản xuất se nhang. Chi cục Phát triển nông thôn hỗ trợ nâng cấp lò bánh tráng cho 04 hộ làm bánh tráng máy với 10 triệu/ mô hình. Tổ Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình với hình thức hoạt động của nhóm là thực hiện dịch vụ nấu ăn cho các đám tiệc, lễ hội,..qua đó đã phát huy được vai trò của nhóm. Tiến hành vay vốn và giải ngân nguồn vốn (230 triệu đồng) từ Hội Liên hiệp Phụ nữ TP cho 05 nhóm nhỏ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình thông qua các dịch vụ như: dịch vụ nấu ăn cho các đám, tiệc quanh xã; vận tải, cho thuê rạp,…giải quyết cho 50 lao động tại địa phương; bình quân 5 đám/ngày. 
+ Kết quả hoạt động các mô hình liên kết sản xuất: đến tháng 7/2011 đã củng cố vững mạnh 01 Hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới 03 Tổ hợp tác; tạo điều kiện, khuyến khích 01 Hợp tác xã nông nghiệp trên khu vực về đầu tư phát triển sản xuất và thu mua sản phẩm tại xã. Cụ thể:
- HTX Sản xuất – chăn nuôi bò sữa Tân thông Hội đến tháng 06/2011 có 124 xã viên – tăng 74 xã viên so với khi xây dựng Đề án thí điểm mô hình NTM (trong đó, có 50 hộ thuộc xã Tân Thông Hội, 74 hộ xã viên thuộc xã Phước Vĩnh An và Tân Phú Trung). Số lượng đàn bò hiện nay hơn 500 con, sản lượng sản xuất bình quân 8,5 tấn/ngày. Đã đầu tư mua thêm bồn lạnh chứa sữa, số lượng thu mua sữa hiện tại đạt 40 tấn/ngày (tăng gấp  5 lần so với năm 2010 – 8 tấn/ngày); tiếp tục duy trì dịch vụ đầu vào cho xã viên. Đang triển khai xây dựng mô hình chuồng trại kiểu mẫu và chuyển giao KHKT đến người chăn nuôi bò sữa.  
- Đến tháng 7/2011, đã thành lập 03 Tổ hợp tác : trồng Hoa lan, nuôi trăn và trồng rau VietGap với số lượng 62 người tham gia cùng nhau sản xuất, trao đổi kinh nghiệm. 
- Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Thỏ Việt (xã Thái Mỹ) đang thực hiện mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap cho 22 hộ tại xã (quy mô khoảng 500 - 5.000m2/hộ). Hiện nay đang xúc tiến mở rộng thêm 10 ha rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, dự kiến từ 25 đến 40 hộ.
+ Về tập huấn và đào tạo nghề cho người dân: về chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp-nông thôn, Ban Quản lý xây dựng NTM xã đã phối hợp với các đơn vị  chức năng tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và nông dân trên địa bàn xã, như:
- Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tập huấn 03 lớp (156 lượt người) về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là “Chương trình 105”), về kinh tế tập thể và An toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay đã có 09 đề án được UBND phê duyệt hỗ trợ lãi suất theo Chương trình 105, cho 09 hộ nông dân, tổng vốn đầu tư là 6.035 triệu đồng, trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi suất (5,6%/năm) là 3.090 triệu đồng.
- Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân) hướng dẫn đào tạo và tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng hoa lan, cách phòng ngừa và chữa bệnh trên hoa lan và cây kiểng (25 học viên). 
- Phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp tổ chức tập huấn về rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap cho 93 hộ sản xuất nông nghiệp.
+ Hội Nông dân tổ chức giao lưu về nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại xã Tân Thông Hội. Lập thủ tục phát vay (nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân) cho 15 hộ để phát triển sản xuất, với tổng số tiền: 76 triệu đồng.
+ Về đào tạo nghề: phối hợp với các Trường Dạy nghề đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho 46 lao động (từ 07 ngày trở lên); đào tạo 40 cộng tác viên phát triển cộng đồng. Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp TP đã khảo sát xây dựng đề án, chương trình đào tạo nghề cho 40 lao động tại xã. Phối hợp với Trường Trung cấp nghề Củ Chi mở 5 lớp đào tạo nghề tại xã: cấp giấy chứng nhận cho 118 học viên (hoa lan cây cảnh : 01, rau an toàn : 01, chăn nuôi bò sữa 02 lớp), 01 lớp cắt tỉa rau, củ, quả đã hoàn thành (có 30 học viên được cấp giấy chứng nhận). Hiện đang tiếp tục duy trì các lớp Tin học với 82 học viên, chăn nuôi bò sữa : 38 học viên, rau an toàn : 27 học viên, hoa lan cây kiểng : 27 học viên và lớp trang điểm : 38 học viên (đã hoàn thành), tiếp tục khai giảng lớp cắt tỉa rau củ quả : 30 học viên, sửa chữa xe gắn máy : 25 học viên, nấu ăn : 30 học viên; tổ chức thi cuối khoá lớp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, có 50 học viên tham dự.
+ Về Giải quyết việc làm: đã phối hợp với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho 511 lao động/tổng số 1.604 lao động chưa có việc làm, đạt 128 % KH năm. Hạ tỷ lệ LĐ chưa có việc làm từ 6,7% xuống còn 4,6% trên tổng số lao động toàn xã. Ban chỉ đạo giảm hộ nghèo tăng hộ khá hỗ trợ 10 con bò sữa cho 10 hộ nghèo tại ấp Chánh với kinh phí 80 triệu đồng để phát triển sản xuất.
- Đã nâng thu nhập hộ nghèo mức 12 triệu/người/năm (theo tiêu chí thành phố) được: 748 hộ. Hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 21,97% khi xây dựng đề án (1.776 hộ/tổng số 8.101 hộ toàn xã), đến nay còn 12,69% (1.028 hộ). So với chỉ tiêu thực hiện tiêu chí đến cuối năm 2011: giảm còn 14%, đã thực hiện vượt 1,31% (so với tiêu chí Trung ương - khu vực nông thôn dưới 4,8 triệu đồng/người/năm và khu vực thành thị dưới 6 triệu đồng/người/năm: toàn xã không còn hộ nghèo). 
- Tổng kinh phí thực hiện: Lũy tiến kinh phí thực hiện về kinh tế và tổ chức sản xuất đến tháng 7/2011: 8.579,7 triệu đồng. Trong đó: 
+ Ngân sách Trung ương  : 190,0 triệu đồng (mô NTM ấp Chánh 90 triệu đồng và của TT Khuyến nông Quốc gia 100 triệu đồng) (tỷ lệ 03%);
+ Dân,Doanh nghiệp    : 6.024,9 triệu đồng (tỷ lệ 70,2%);
+ Ngân sách Thành phố    : 2.364,8 triệu đồng (tỷ lệ 29,5%).
4- Về Văn hóa, xã hội, môi trường và các hoạt động khác: đã đạt 100% các yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, cụ thể:
+ Giáo dục: đạt phổ cập giáo dục Trung học (tỷ lệ 73,8% trên chỉ tiêu 70%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): 100%; chỉ tiêu lao động qua đào tạo hiện nay đã đạt 59%/trên chỉ tiêu quy định là 40%. Đang xúc tiến xây dựng kế hoạch nâng chỉ tiêu lao động qua đào tạo đạt trên 65% vào đầu năm 2012.
+ Y tế: Y tế xã đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 69,08% trên chỉ tiêu quy định là 40%. Hiện nay, Ban Quản lý xây dựng NTM xã đang tính toán, xây dựng lộ trình và các giải pháp để tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế (Luật số: 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, có giá trị trừ ngày 01/7/2009). Vì tại điều 12, quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, khoản 22 xác định có đối tượng “Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp” và khoản 24 “Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể”, theo đó Đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật Bảo hiểm Y tế thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/2012 và đối tượng quy định tại khoản 24 Điều 12 thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/2014 (tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở các đối tượng này phải đạt 100% chứ không phải là 40%). Xã đang xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực để đảm bảo thực hiện tỷ lệ 100% theo Luật bảo hiểm Y tế theo từng quy định thời gian.
+ Văn hóa: xã có 08/10 ấp, tỷ lệ 80% ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa (trên chỉ tiêu quy định là 70%).
+ Môi trường: tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia: 100% (trên chỉ tiêu quy định là 90%); các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; có nhiều hoạt động phát triển môi trường xanh sạch đẹp (trồng cây xanh ven các tuyến đường; hàng rào nhà dân bằng cây xanh; thực hiện thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật…); nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; có tổ chức thu gom và xử lý nước thải, chất thải theo quy định.
- Một số hoạt động cụ thể:
+ Về văn hóa – xã hội: thực hiện giao lưu giữa 06 xã xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới trên địa bàn thành phố: đã phối hợp với Trung tâm Thể dục Thể thao huyện và Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức giải bóng đá Mini lần 1 chào mừng kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tổ chức hội thao công đoàn xã Tân Thông Hội (có sự tham dự của Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM); Tổ chức 03 đợt Hội thao tại xã (có 1 giải bóng đá Mini và giao lưu giữa 06 xã xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới trên địa bàn thành phố); tổ chức Hội thao mừng Đảng mừng xuân Tân Mão 2011 với 02 môn bóng chuyền và bóng đá mini. tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 36 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975 – 30/4/2011), ngày quốc tế lao động 01/5 như : phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch tổ chức biểu diễn văn nghệ, xiếc phục vụ nhân dân ; tham gia giải bóng đá thanh niên huyện, kết quả đạt giải nhất. 
+ Ký kết giao ước thi đua giữa các ấp, nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân thi đua hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.  
+ Hoàn thành 10/10 nhà văn hóa và khu thể thao ấp. Đặc biệt xây dựng góc truyền thống (bao gồm góc truyền thống, tủ sách…) tại 10 ấp.  
+ BCĐ cuộc vận động xây dựng Khu dân cư văn hoá đã tổ chức hội diễn văn nghệ các ấp văn hoá, có 10/10 ấp tham gia với nhiều tiết mục đặc sắc, tham gia hội thi cấp huyện đạt giải C chương trình. Hiện đang phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch tập dợt chương trình dự thi văn nghệ - thể thao do BCĐ NTM TW tổ chức tại Quảng Nam.
+ Xã đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các ấp, làm điểm tại ấp Chánh (ấp làm điểm của huyện) nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong ngày hội đã tổ chức tặng 15 suất học bổng trị giá 6.700.000 đ, vận động công đoàn công ty thông tin di động khu vực 2 Mobi fone tặng 01 căn nhà tình thương cho hộ nghèo trị giá 15 triệu đồng, tặng 5 phần quà cho gia đình chính sách với số tiền là 2 triệu đồng, tuyên dương 4 gương người tốt việc tốt và 6 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu.
+ Xã tham gia Hội thi tìm hiểu về chương trình nông thôn mới lần 1 năm 2010 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố tổ chức (đạt hạng 3). 
+ Phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch hoàn thành các cụm panô tuyên truyền về nông thôn mới và cung cung cấp thông tin hoạt động tại các trạm thông tin, bảng tin ở các ấp, kinh phí ước 300 triệu đồng. 
+ Hoàn thành việc chuyển vị trí xây dựng cụm pano tuyên truyền nông thôn mới tại trung tâm văn hóa xã sang vị trì mới tại Quốc lộ 22 (cạnh trụ sở UBND xã, trước khuôn viên của Công ty công ty Clover, do công ty Thương mại huyện quản lý).
+ Đặc biệt, xã đã đón nhận và tổ chức Lễ công bố danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” do Chủ tịch nước tặng cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Thông Hội.
+ Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, tuyên truyền về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tổ chức tặng quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các khu nhà trọ tự quản trên địa bàn xã.
+ Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ, xã đã tổ chức vận động 227/227 nhà trọ trên địa bàn không tăng giá cho thuê phòng và giá điện; hỗ trợ tiền điện cho 235 hộ, mỗi hộ 30.000 đồng; trợ cấp cho 34 hộ, 51 nhân khẩu với số tiền 5.100.000 đồng. 
+ Xét công nhận 08/10 ấp Văn hóa năm 2010. 
+ Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch và 5 xã thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới thành phố tổ chức ngày hội giao lưu văn hóa thể thao 6 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (ngày 28/5/2011).
+ Về công tác chăm lo tết Nguyên đán Tân Mão 2011:  
* Diện chính sách có công : 1.150 người / 479.300.000 đ.  
* Diện hộ nghèo có thu nhập dưới 8 triệu : 241 người/120.500.000 đ.
* Diện bảo trợ xã hội : 369 hộ / 184.500.000 đ. 
+ Về chăm lo cho các hộ nghèo: UBND xã đã tập trung vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trên địa bàn trong và ngoài huyện ủng hộ được 480 phần quà cho hộ nghèo với tổng kinh phí 115.000.000 đ. Ngoài ra UBND xã còn vận động cơ sở vật liệu xây dựng Thiên Phúc tặng 1 tấn gạo cho dân nghèo.
+ Vận động các đơn vị tài trợ xây tặng được 04 căn nhà Tình nghĩa cho gia đình chính sách với số tiền là 120 triệu đồng, 02 căn nhà tình thương với số tiền 40 triệu đồng. Ngoài ra, trong dịp Tết Tân Mão, vận động mạnh thường quân xây tặng 01 căn nhà tình thương ở ấp Tân Lập trị giá 20 triệu đồng và 01 căn nhà tình nghĩa ở ấp Thượng trị giá 30 triệu đồng. 
+ Tình hình chăm lo Tết cho cán bộ ở xã, ấp: Ngoài phần chăm lo theo quy định, UBND xã đã hỗ trợ cho cán bộ ngoài khung (gồm Bí thư chi bộ, Trưởng ấp, lực lượng công an viên, dân quân tập trung) mỗi người 700.000 đ; chăm lo quà Tết cho cán bộ ở xã và các ấp được 320 phần quà, mỗi phần trị giá 200.000 đ. Tình hình chăm lo cho cán bộ năm nay có tăng hơn các năm trước.
- Về công tác Bảo vệ môi trường nông thôn: Ban QL NTM xã đã phối hợp tổ chức lễ mitting và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; tổ chức tổng kết chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011. Vận động nhân dân giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp; phát hoang 87 tuyến đường (khoảng 95km). Năm 2009: tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh trên các tuyến đường với khoảng 2.800 cây xanh; năm 2010: đã phối hợp với Thành Đoàn, Chi cục Lâm nghiệp và các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức trồng thêm 3.000 cây xanh; 7 tháng đầu năm 2011 tiến hành trồng 3.200 cây xanh (nâng tổng số cây trồng lên 9.000 cây); xây dựng mô hình mẫu làm hàng rào bằng cây xanh (tại ấp Chánh) và tại ấp Thượng (700m). Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 200 bóng đèn tiết kiệm (kinh phí khoảng 4 triệu đồng)…
+ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với BQL NTM xã và các đơn vị liên quan (Hội Liên hiệp phụ nữ TP, Ngân hàng Chính sách XH…) hỗ trợ vốn cho hộ dân xây dựng, lũy tiến đến tháng 06/2011: 84 hầm biogas và 968 nhà vệ sinh tự hoại (tổng kinh phí nhân dân vay vốn thực hiện: 3.733 triệu đồng, được hỗ trợ không lãi; ngoài ra, ngân sách thành phố đã hỗ trợ: 258,6 triệu đồng – gồm hỗ trợ 0,4 triệu đồng/1 nhà vệ sinh và 1 triệu đồng/1 hầm biogaz). Riêng trong tháng 5, đã trợ vốn cho 11 hộ xây dựng hầm biogas (tổng cộng 28 hộ) với số tiền 252 triệu đồng. hỗ trợ vốn xây dựng nhà vệ sinh cho 85 hộ với số tiền 323 triệu đồng.
+ Ngoài việc sắp xếp lại các tổ thu gom rác hiện có, xã đã thành lập 01 tổ thu gom rác của nhân dân ấp Chánh, mua xe chở rác thực hiện việc thu gom rác thải của hộ dân. Tiếp nhận 100 thùng rác loại 120 lít do Chi cục Phát triển nông thôn hỗ trợ với tổng trị giá là 80.000.000 đồng; đã lắp đặt và phân công thực hiện thu gom rác tại các ấp. Tăng cường vận động việc thực hiện thu gom rác trong nhân dân, số hộ đăng ký và thực hiện đạt 3.955 hộ, đạt tỷ lệ 75% số hộ toàn xã (so với năm 2010 là 40%; khi xây dựng đề án là 29%).
+ Phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn về vệ sinh môi trường, có 80 hộ dân tham dự.
+ Tổ chức ra quân ngày Chủ nhật xanh (ngày 24/4/2011), dọn vệ sinh, phát hoang cây cối che chắn tầm nhìn tại đường số 28, ấp Hậu (trước trụ sở UBND xã) và các tuyến đường ở ấp, văn phòng ấp tạo vẻ mỹ quan, tiếp tục thực hiện chủ đề năm thực hiện nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị, chào mừng bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Tổng kinh phí thực hiện: Lũy tiến kinh phí thực hiện về Văn hóa – Xã hội – Môi trường và các hoạt động khác đến tháng 6/2011:  5.469,3 triệu đồng. Trong đó: 
+ Ngân sáchTrung ương :     40,0 triệu đồng (tỷ lệ   0,7%);
+ Dân, Doanh nghiệp     : 4.651,0 triệu đồng (tỷ lệ 85,1%);
+ Ngân sách Thành phố :    778,3 triệu đồng (tỷ lệ 14,2%);
5- Về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: đã tổ chức Đại hội Đảng bộ cơ sở xã lần thứ X, đưa nội dung xây dựng NTM vào dự thảo văn kiện, để cán bộ, đảng viên, nhân dân có nhận thức đầy đủ về Chương trình, thống nhất cách làm, huy động nguồn lực, kiện toàn bộ máy, bố trí cán bộ và tạo ra phong trào rộng khắp, nhằm thực hiện kế hoạch năm 2010 và mục tiêu của Chương trình. 
- Công tác bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2011 – 2016) trên địa bàn diễn ra thành công tốt đẹp với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 100%.
- Tất cả các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều có kế hoạch tổ chức vận động và vận động có hiệu quả cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Xét công nhận 21/23 chi bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnhnăm 2010; các đoàn thể chính trị đều xuất sắc; UBND xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010.
- Ngày 20/3/2011, 10 ấp trên địa bàn đã tổ chức bầu cử trưởng ấp nhiệm kỳ V (2011-2013), trong đó có 2 ấp thay đổi trưởng ấp là ấp Hậu và ấp Tân Tiến. 
- Ngoài 04 cán bộ đã tốt nghiệp Đại học, đã có thêm 12 cán bộ xã tốt nghiệp Đại học, nâng tổng số đạt: 17/43 cán bộ có trình độ Đại học (39,5%), đang học Đại học 10/41 biên chế (tỷ lệ: 26,8%). Đến nay, theo đánh giá của Sở Nội vụ thành phố 100% cán bộ - công chức của xã đã đạt chuẩn về trình độ theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong kỳ đã luân chuyển cán bộ và tuyển mới 02 cán bộ không chuyên trách; 01 cán bộ tốt nghiệp đại học.
6- Về vốn thực hiện chương trình: lũy tiến tổng vốn thực hiện tại xã Tân Thông Hội đến tháng 7/2011: 183.979 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương :     4.230 triệu đồng (tỷ lệ 2,3%);
+ Dân và Doanh nghiệp : 105.341 triệu đồng (tỷ lệ 57,3%);
(trong đó Doanh nghiệp: 34.000 triệu đồng; dân hiến đất làm đường, giải phóng mặt bằng: 49.528 triệu đồng; hiện vật và tiền mặt: 21.813 triệu đồng)
+ Ngân sách Thành phố  :    74.408 triệu đồng (tỷ lệ 40,4%).
- Đánh giá về mức độ phù hợp và tình hình sử dụng vốn: căn cứ vào tình hình thực tế tại xã Tân Thông Hội, cơ cấu nguồn vốn thực hiện nêu trên, theo đánh giá chung là phù hợp. Nguồn vốn Trung ương có tác dụng kích thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện các tiêu chí; nguồn vốn thành phố chủ yếu để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, phát triển sản xuất cho nhân dân; các nguồn vốn của nhân dân – cộng đồng vừa để góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vừa đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập, giữ gìn vệ sinh môi trường (như xây hầm biogaz, giữ gìn cây xanh…), thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đánh giá quá trình huy động vốn xây dựng NTM: từ việc xác định phải luôn tuyên truyền trong nhân dân về phương châm: Huy động nội lực tại chỗ là chính, Lấy sức dân lo cuộc sống cho dân, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng thời kỳ. Đến tháng 7/2011, thông qua các hoạt động tuyên truyền (tờ rơi, trực quan, hội thảo thực hiện đề án...) Ban QL NTM xã đã huy động nhân dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện các nội dung tiêu chí của đề án, như: hiến đất và công lao động khi giải toả mặt bằng để làm đường; đầu tư vốn để phát triển sản xuất; hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động giảm nghèo; hỗ trợ kinh phí thực hiện các công trình văn hóa – xã hội (trường học, đình làng...).
- Tổng kinh phí dân và cộng đồng thực hiện hơn là 103.341 triệu đồng (tỷ lệ 59,4); tỷ lệ này chưa thật cao, do chưa tính được đầy đủ phần của nhân dân thực hiện phát triển sản xuất. Dù vậy, do xác định để thực hiện các tiêu chí, cần có các “sản phẩm” cụ thể, từ đó trong quá trình thực hiện BQL NTM xã đã luôn đưa các nội dung thực hiện tiêu chí để bàn bạc trong cộng đồng, nhân dân hiến kế, cách thức thực hiện (thấy được kết quả, lợi ích..); từ đó đã thuyết phục, tạo sự đồng thuận trong huy động các nguồn lực cộng đồng. Các Sở ngành đoàn thể đã phối hợp với Ban Quản lý xây dựng NTM xã lồng ghép các nội dung hoạt động và kinh phí thực hiện tại xã. Riêng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Sở phối hợp với xã xây dựng các nội dung và kinh phí hoạt động cụ thể trong từng thời gian của năm. 
- Đánh giá kết quả đạt được các tiêu chí đến tháng 7/2011: đến tháng 7 năm 2011:  xã đạt được: 15/19 tiêu chí (gồm: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Hộ nghèo, Cơ cấu lao động, Hình thức tổ chức SX, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; An ninh, trật tự xã hội). 
- Còn 04 tiêu chí: Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ, Thu nhập, phấn đấu hoàn thành vào đầu quý 4 năm 2011.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM NÔNG THÔN MỚI CỦA THÀNH PHỐ TẠI 5 XÃ:
1. Xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi):
1.1.Về công tác qui hoạch:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: đã hoàn thành, ban thẩm định huyện Củ Chi đã thẩm định. Hiện đang trình UBND huyện phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng – Kinh tế - Xã hội – Môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có: thực hiện chung trong một đồ án, đã hoàn thành, ban thẩm định huyện Củ Chi đã thẩm định. Hiện đang trình UBND huyện phê duyệt.
1.2. Về hạ tầng kinh tế xã hội: thực hiện 40 công trình (giao thông: 27, thủy lợi: 06, VH-XH: 07). Trong đó, 06 tuyến đường đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng:(tổng chiều dài:  3.765m; tổng kinh phí: 5.476 triệu đồng); 04 công trình thủy lợi đã nghiệm thu đưa vào sử dụng (tổng chiều dài 6.869m, kinh phí 6.896 triệu đồng. Đang triển khai thi công: 21 tuyến đường (tổng chiều dài: 14.386m; tổng kinh phí: 38.956 triệu đồng); 02 tuyến kênh thủy lợi (dài 4.438 m; tổng kinh phí: 4.900 triệu đồng); khởi công xây dựng 05 công trình VH-XH với kinh phí 1.346 triệu đồng.
1.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - y tế - môi trường; hệ thống chính trị:
- Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ BQL NTM xã tổ chức 15 lớp tập huấn khuyến nông, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thú y, thị trường, vận hành và bảo dưỡng hầm biogaz, vệ sinh môi trường.. với sự tham gia của gần 907 nông dân; triển khai mô hình sử dụng nấm xanh phòng trừ rầy nâu ở vụ lúa mùa và lắp đặt thử nghiệm hệ thống bẫy côn trùng, dự báo sinh vật hại trên rau. Trồng và chăm sóc cây xanh trên Tỉnh lộ 7 và các tuyến đường liên ấp với 5.650 cây xanh; Tổ chức cho nông dân khảo sát, học tập các mô hình SX nông nghiệp, kinh tế hợp tác tiên tiến, xây dựng nông thôn mới: 03 cuộc, với 88 lượt người. Đến nay đã có 108,2 ha/353,ha năng suất thấp, kém hiệu quả chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn trái.
- Hội Nông dân TP (Quỹ Hỗ trợ nông dân) hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho 96 hộ (số tiền 1.240 triệu đồng); tổ chức 1 lớp dạy nghề “Kỹ thuật nuôi heo hướng nạc”. Ngoài ra, cho 5 hộ hội viên nông dân nghèo vay không lãi với số tiền 75 triệu đồng và tặng 72 thẻ bảo hiểm y tế.
- Đã thành lập thêm 01 HTX nông nghiệp HTX Nông nghiệp Thỏ Việt với 12 xã viên tham gia, chuyên sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGap (tại ấp Bình Hạ Đông); sản lượng 27 tấn/ngày (trong đó có 07 tấn được chứng nhận theo chuẩn VietGap; nơi tiêu thụ Sài Gòn Co-op, Big C, Lotte quận 7.v.v..).
- Giải quyết việc làm cho 552 lao động (làm công nhân tại các xí nghiệp trong và ngoài huyện.
- Xét vượt chuẩn nghèo ra khỏi chương trình: 552 hộ. Hiện nay xã còn 676 hộ trong chương trình (tỷ lệ 21,35%/tổng số hộ toàn xã).
- Nhà dột nát: hiện nay đã xóa hết. Ngoài ra, xây dựng thêm 27 căn (21 căn nhà tình thương, 06 căn nhà tình nghĩa).
- Thực hiện các nội dung văn hóa, môi trường theo đúng tiến độ và nội dung đã đề ra. Trong đó, nhân dân đã vay vốn xây dựng: 294 nhà vệ sinh tự hoại và 105 hầm Biogaz (tổng kinh phí: 1.932 triệu đồng), ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 110,8 triệu đồng. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng cụm pano tuyên truyền về NTM tại xã và đầu tư 2 tủ sách tại 2 ấp. Tổ chức Hội thi giữa các ấp về hát karaoke, bóng chuyền; giao lưu đàn ca tài tử với xã Hòa Phú.
1.4. Lũy tiến kinh phí thực hiện tại xã Thái Mỹ đến tháng 7/2011: 95.145 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn dân, doanh nghiệp :   17.886 triệu đồng (tỷ lệ 18,8%).
- Vốn ngân sách Thành phố:   77.259 triệu đồng (tỷ lệ 81,2%). Gồm: 
+ Vốn XDCB  : 76.647 triệu đồng;
+ Vốn sự nghiệp :      612 triệu đồng.
1.5. Kết quả đạt được các tiêu chí đến tháng 7/2011:
- Khi xây dựng đề án (2009): xã đạt 8 tiêu chí gồm: TC4 Điện, TC 8 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 14 Giáo dục, TC 15 Y tế, TC 16 Văn hoá, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Đến tháng 12/2010: đạt thêm 02 tiêu chí (TC 5 Cơ sở vật chất trường học, TC 17 Môi trường).
- Đến tháng 7/2011: đạt thêm 02 tiêu chí  (TC 1 Quy hoạch, TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa). Nâng tổng số tiêu chí đạt được cho đến nay là 12/19 tiêu chí:  TC 1 Quy hoạch, TC4 Điện, TC 5 Cơ sở vật chất trường học, TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa, TC 8 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 14 Giáo dục, TC 15 Y tế, TC 16 Văn hoá, TC 17 Môi trường, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Phấn đấu đến cuối năm 2011: đạt thêm 4 tiêu chí: TC 2 Giao thông, TC 3 Thủy lợi, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC18 Hệ thống chính trị.
2. Xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn):
2.1. Về công tác qui hoạch:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng – Kinh tế - Xã hội – Môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có: thực hiện chung trong một đồ án, đã hoàn thành, chuẩn bị thông qua lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến trình UBND huyện Hóc Môn phê duyệt trong tháng 8/2011.
- Ngoài ra xã đang thực hiện đồ án Quy hoạch khu dân cư trung tâm xã Xuân Thới Thượng. Hiện đã hoàn thành, chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến trình huyện phê duyệt trong tháng 8/2011.
2.2. Về hạ tầng kinh tế xã hội:
- Thực hiện 89 công trình giao thông. Trong đó, hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 21 công trình, đang thi công 50 công trình, chuẩn bị thi công 7 công trình và đang lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 11 công trình.
- Nạo vét 3 tuyến kinh thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng, đang vận động nhân nhân hỗ trợ kinh phí nạo vét khai thông các tuyến mương trong ấp, xóm khi mùa mưa đến.
- Đang thi công trường tiểu học Xuân Thới Thượng và đã lập BCKTKT trường mẫu giáo Bé Ngoan 3.
- Nâng cấp, mở rộng 3 trụ sở Ban nhân dân ấp
- Nâng cấp mở rộng chợ xã đạt chuẩn.
2.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa-xã hội-môi trường; hệ thống chính trị:
- Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT : tổ chức 21 lớp tập huấn vệ sinh môi trường nông thôn, khuyến nông, bảo vệ thực vật, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự tham gia của hơn 830 nông dân. Tổ chức Hội thảo về phát triển sản xuất: 02 cuộc và tổ chức đánh giá nội bộ cho 10 hộ đăng ký VietGap.
- Về kinh tế hợp tác: đã củng cố HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Ngã Ba Giòng; HTX đã ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với Liên hiệp HTX Thương mại Sài Gòn (Saigon Co-op). Hướng dẫn, thành lập mới 02 Tổ hợp tác.
- Hội Nông dân TP (Quỹ Hỗ trợ nông dân) hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho 87 hộ (số tiền 1.250 triệu đồng); tổ chức 3 lớp dạy nghề (2 lớp về hoa Lan và 01 lớp trồng Mai) cho 60 hội viên nông dân. Ngoài ra, cho 10 hộ hội viên nông dân nghèo vay không lãi với số tiền 85 triệu đồng.
- Nhà dột nát, nhà tạm: từ khi xây dựng đề án còn 35 căn, đến nay đã vận động, hỗ trợ xây dựng được 24 căn. Trong đó, Hội Nông dân thành phố hỗ trợ xây dựng 4 căn (80 triệu đồng); Chi cục Kiểm Lâm đã hỗ trợ xây dựng 03 căn (tổng kinh phí 75 triệu đồng); 01 “căn nhà mơ ước” do Đài truyền hình Thành phố xây tặng; xã vận động xây dựng 09 căn và 7 căn nhà do người dân tự đầu tư sửa chữa. Còn lại 11 căn (vướng các thủ tục về độ tuổi của chủ hộ gia đình và đất ở của hộ thuộc diện quy hoạch), không thể xây tặng, xã đã vận động các hộ tự sửa chữa. Đến nay, xã đã cơ bản xóa nhà nhà tạm, dột nát. Ngoài ra, Hội Nông dân thành phố hỗ trợ sửa chữa 3 căn nhà (số tiền 30 triệu đồng) cho hộ nông dân nghèo.
- Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức điều tra các tiêu chí về vệ sinh môi trường; nhân dân đã vay vốn xây dựng: 430 nhà vệ sinh tự hoại và 30 hầm Biogaz (tổng kinh phí: 1.590 triệu đồng), ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 182 triệu đồng.
- Kết hợp Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp thành phố, tổ chức điều tra 100 hộ sản xuất và chăn nuôi để hỗ trợ xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp Sở VH-TT-DL, Sở Y tế tổ chức khảo sát thực hiện các tiêu chí về văn hóa và y tế. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng cụm pano tuyên truyền về NTM tại xã và đầu tư 2 tủ sách tại 2 ấp.
2.4. Lũy tiến kinh phí tại xã Xuân Thới Thượng thực hiện đến tháng 7/2011: 321.710 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn dân, doanh nghiệp : 145.534 triệu đồng  (tỷ lệ 45%).
- Vốn ngân sách Thành phố: 176.176 triệu đồng (tỷ lệ 55%). Gồm: 
- Vốn XDCB  : 174.790 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp :        386 triệu đồng.
2.5. Kết quả đạt được các tiêu chí đến tháng 7/2011:
- Khi xây dựng đề án (2009): xã đạt 06 tiêu chí gồm: TC 4 Điện, TC 8 Bưu điện, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 15 Y tế, T, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Đến tháng 12/2010: đạt thêm 04 tiêu chí (TC3 Thủy lợi, TC 7 Chợ, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh).
- Đến tháng 7/2011: đạt thêm 01 tiêu chí  (TC 1 Quy hoạch). Nâng tổng số tiêu chí đạt được là 11/19 tiêu chí: TC 1 Quy hoạch ,TC3 Thủy lợi, TC 4 Điện, TC 7 Chợ, TC 8 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 15 Y tế, TC 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Phấn đấu đến cuối năm 2011: đạt thêm 4 tiêu chí: TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa, TC 14 Giáo dục, TC 16 Văn hóa TC, 17 Môi trường.
3. Xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh):
3.1. Về công tác qui hoạch:

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng – Kinh tế - Xã hội – Môi trường: thực hiện chung một đồ án. Đơn vị tư vấn đã hoàn thành, chuẩn bị trình phòng ban của huyện thẩm định.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có: đã hoàn thành, phòng chức năng của huyện Bình Chánh đã thẩm định. Hiện đang trình UBND huyện phê duyệt.
3.2. Về hạ tầng kinh tế xã hội:
- Thực hiện 36 công trình (gồm: 23 công trình giao thông; 09 thủy lợi; 02 trường học; 02 văn hóa). Trong đó, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 24 công trình (giao thông: 13; thủy lợi: 09; văn hóa- xã hội: 02). Gồm: 13 công trình giao thông: tổng chiều dài 8.511m, kinh phí 19.943; 09 công trình thủy lợi: gồm thi công nạo vét 08 công trình gồm Đập Dừa, Đập Đẩu, Bà Tỵ, Xóm Giồng, Ổ Cu - Kiếng Vàng, Láng Mặn do Công ty Dịch vụ - Thủy lợi thành phố làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 3,472 km và nâng cấp, cải tạo hệ thống cống đường Trương Văn Đa (Cống số 4, Cống số 5, Cống số 7, Cống số 8) với tổng vốn đầu tư 1,316 tỷ đồng; 02 công trình VH-XH: Sửa chữa 01 trường tiểu học và Văn phòng Ban nhân dân ấp 2.
- Đang khảo sát, thiết kế sửa chữa văn phòng Ban nhân dân 3 ấp (1,3,6) và xây dựng mới Trụ sở Ban nhân dân ấp 4.
- Khảo sát, thiết kế chuẩn bị xây dựng trường tiểu học;
- Triển khai thi công 10 tuyến đường GT và 07 tuyến kênh thủy lợi.
- Khởi công 3 công trình Thuỷ lợi (do Cty Quản lý và Khai thác DV thuỷ lợi làm chủ đầu tư): Nhánh rẽ kênh Ba Thước (T5), Bốn Thước (T6), C15.
3.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa-xã hội-môi trường; hệ thống chính trị:
- Đã thành lập 02 tổ hợp tác Rau, 2 tổ hợp tác cá, 3 tổ ngành nghề se nhang, 01 tổ ngành nghề mộc, 01 hợp tác xã (hợp tác xã SX – TM – DV Ngày Mới), liên kết với Hợp tác xã Phước An để bao tiêu sản phẩm rau; thành lập 3 tổ ngành nghề (se nhang). Phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trồng rau sạch (theo VietGap), nuôi cá thâm canh,... ; hỗ trợ xây dựng tủ sách khuyến nông (hơn 20 đầu sách); tổ chức tham quan các mô hình hiệu quả ở các tỉnh miền Tây, miền Đông. Tổ chức 17 lớp tập huấn khuyến nông, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, vận hành và bảo dưỡng hầm biogaz, vệ sinh môi trường với sự tham gia của gần 650 nông dân. Tổ chức cho nông dân khảo sát, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến: 05 cuộc. Hỗ trợ cho người dân nuôi cá kiểng bao bì, nhãn hiệu, logo và thương hiệu về cá Kiểng của xã Tân Nhựt.
- Hội Nông dân TP (Quỹ Hỗ trợ nông dân) hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho 44 hộ (số tiền 540 triệu đồng); tổ chức 2 lớp dạy nghề (về cá cảnh và trồng Mai) cho 44 hội viên nông dân. Ngoài ra, cho 7 hộ hội viên nông dân nghèo vay không lãi với số tiền 70 triệu đồng.
- Đoàn TNCS Sở Nông nghiệp và PTNT, Huyện Đoàn Bình Chánh và Xã Đoàn Tân Nhựt đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên trồng hơn 5.500 cây xanh dọc các tuyến đường (có sự tham gia của Lãnh đạo UBND Thành phố và Sở Nông nghiệp và PTNT). Chi cục PTNT tổ chức trồng cây xanh làm hàng rào mẫu cho các hộ dân.
- BQL XDNTM xã đã có buổi làm việc với các Tổ hợp tác của xã và có Liên minh Hợp tác xã Thành phố tham dự, về việc củng cố và phát triển các tổ Hợp tác, thành lập Hợp tác xã.  
- Phát hành Bướm thông tin về các nguồn vay vốn để người dân vay. Mục tiêu để tăng thu nhập, phát triển sản xuất.
- Ban QL NTM xã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội (Thành Đoàn) tổ chức vui Tết Trung Thu cho hơn 1.200 thiếu nhi. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội LHPN TP đã vận động 500 phần quà cho thiếu nhi.
- Nhà tạm, dột nát: đầu năm 2010 còn 125 căn. Trong đó: 103 căn nhà tạm, ven sông, kênh rạch đã vận động nhân dân tự sửa chữa; còn lại 22 căn thuộc diện chính sách, hộ nghèo cần vận động xây tặng. Đến nay đã hoàn thành xóa 125 căn. Ngoài ra, Hội nông dân thành phố hỗ trợ sửa chữa 3 căn (số tiền 30 triệu đồng) cho hộ nông dân nghèo.
- Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức điều tra các tiêu chí về vệ sinh môi trường; nhân dân đã vay vốn xây dựng: 659 nhà vệ sinh tự hoại và 02 hầm Biogaz (tổng kinh phí: 1.997 triệu đồng), ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 158,4 triệu đồng.Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng cụm pano tuyên truyền về NTM tại xã và đầu tư 2 tủ sách tại 2 ấp.
- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, Ban QL NTM xã đã cung cấp các thông tinh về chủ trương, chính sách, thủ tục hành chính thông qua bản tin điện tử tại Phòng Tiếp dân của UBND xã.
3.4. Lũy tiến kinh phí thực hiện tại xã Tân Nhựt đến tháng 7/2011: 56.738 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn dân, doanh nghiệp : 21.630,0 triệu đồng (tỷ lệ 38,1%);
- Vốn ngân sách Thành phố: 35.108 triệu đồng (tỷ lệ 61,9%). Gồm:  
+ Vốn XDCB  : 34.717 triệu đồng;
+ Vốn sự nghiệp :      391 triệu đồng.
3.5. Kết quả đạt được các tiêu chí đến tháng 7/2011:
- Khi xây dựng đề án (2009): xã đạt 05 tiêu chí gồm: TC 4 Điện, TC 8 Bưu Điện, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 14 Giáo dục, TC 19 An ninh, TTXH.
- Đến tháng 12/2010: duy trì đạt 05 TC, các TC 1, TC 15 đạt 90%.
- Đến tháng 7/2011: đạt thêm 03 tiêu chí (TC 1 Quy hoạch, TC15 Y tế, TC 16 Văn hóa). Nâng tổng số tiêu chí đạt được là 8/19 tiêu chí: TC 1 Quy hoạch, TC 4 Điện, TC 8 Bưu Điện, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 14 Giáo dục, TC15 Y tế, TC 16 Văn hóa, TC 19 An ninh, trật tự XH.
- Phấn đấu đến cuối năm 2011: đạt thêm 3 tiêu chí: TC 7 Chợ, TC 9 Nhà ở dân cư nông thôn, TC 17 Môi trường.
4. Xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè):
4.1. Về công tác qui hoạch:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: xã không thực hiện, vì đã có quy hoạch chung toàn huyện, trong đó có xã Nhơn Đức. UBND huyện Nhà Bè đã phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng – Kinh tế - Xã hội – Môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có: thực hiện chung trong một đồ án, đã hoàn thành, phòng ban chức năng của huyện đã thẩm định. Hiện đang trình UBND huyện Nhà Bè phê duyệt.
4.2. Về hạ tầng kinh tế xã hội:
- Hoàn thành 06 công trình. Trong đó, giao thông: 01 (dài 172 m, kinh phí 1.200 triệu đồng); văn hóa- xã hội: 05.
- Đang triển khai thi công 01 tuyến đường giao thông (dài 4.500m, kinh phí 14.570 triệu đồng). Hoàn thành thẩm định, phê duyệt 19 báo cáo KTKT còn lại của các công trình đầu tư năm 2010.
4.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa-xã hội-môi trường; hệ thống chính trị:
- Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiiệp và PTNT: tổ chức 17 lớp tập huấn khuyến nông, bảo vệ thực vật, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu KTNN, luật, vận hành và bảo dưỡng hầm biogaz, vệ sinh môi trường…với sự tham gia của 885 nông dân. Tổ chức 02 chuyến khảo sát, học tập về mô hình nuôi heo rừng và nuôi tôm càng xanh;
- Thực hiện các nội dung an sinh xã hội: cấp 30 thẻ bảo hiểm y tế; 15 học bổng cho con em hộ nông dân nghèo…; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng cụm pano tuyên truyền về NTM tại xã và đầu tư 2 tủ sách.
- Hội Nông dân TP tổ chức 1 lớp dạy nghề “Kỹ thuật chăn nuôi heo” (cho 20 hội viên nông dân). Ngoài ra, cho 7 hộ hội viên nông dân nghèo vay không lãi với số tiền 100 triệu đồng.
- Thành lập Ban vận động xây dựng NTM tại các ấp. Khảo sát, lấy ý kiến nhân dân về xây dựng quy ước cộng đồng trên địa bàn xã.
- Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường định hướng kế hoạch thực hiện đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Hoàn thành việc tổ chức vận động nhân dân ký hợp đồng thu gom rác dân lập. Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức điều tra các tiêu chí về vệ sinh môi trường; Xã Đoàn Nhơn Đức đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên trồng hơn 1.300 cây xanh dọc các tuyến đường nhân dân đã vay vốn xây dựng: 372 nhà vệ sinh tự hoại (tổng kinh phí: 1.116 triệu đồng), ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 18 triệu đồng.
- Nhà dột nát: tổng số 10 căn, đến nay đã xóa hết (bình quân 1 căn 15 triệu đồng). Ngoài ra, Hội Nông dân thành phố hỗ trợ sửa chữa 07 căn nhà (số tiền 70 triệu đồng)
- Tổ chức hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho 30 lao động.
4.4. Lũy tiến kinh phí thực hiện tại xã Nhơn Đức đến tháng 7/2011: 24.124 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn dân, doanh nghiệp :   4.639 triệu đồng (tỷ lệ 19,2%).
- Vốn ngân sách Thành phố: 19.485 triệu đồng (tỷ lệ 80,8%). Gồm:  
- Vốn XDCB  : 19.229 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp :      256 triệu đồng.
4.5. Kết quả đạt được các tiêu chí đến tháng 7/2011:
- Khi xây dựng đề án (2009): xã đạt 05 tiêu chí gồm: tiêu chí 4 Điện, TC 8 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 13 Hình thức tổ chức sản xuất, TC 15 Y tế, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Đến tháng 12/2010: đạt thêm 2 tiêu chí: (TC 12 Cơ cấu lao động, TC 15 Y tế).
- Đến tháng 7/2011: đạt thêm 03 tiêu chí (TC 1 Quy hoạch, TC 16 Văn hóa, TC 17 Môi trường). Nâng tổng số tiêu chí đạt được là 10/19 tiêu chí: TC 1 Quy hoạch, TC4 Điện, TC 8 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 15 Y tế, TC 16 Văn hóa, TC 17 Môi trường; TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Phấn đấu đến cuối năm 2011: đạt thêm 4 tiêu chí: , TC 2 Giao thông, TC 3 Thủy lợi, TC 5 Trường học, TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa,.
5. Xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ):
5.1. Về công tác qui hoạch:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: đã hoàn thành, phòng ban chức năng của huyện đã thẩm định, hiện đang trình UBND huyện Cần Giờ phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng – Kinh tế - Xã hội – Môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có: thực hiện chung một đồ án. Hiện đã hoàn thành, phòng ban chức năng của huyện đã thẩm định, đang trình UBND huyện Cần Giờ phê duyệt.
- Ngoài ra, xã đang thực hiện 02 đồ án Quy hoạch 02 khu dân cư nông thôn của xã. Hiện đã hoàn thành, phòng ban chức năng của huyện đã thẩm định, hiện đang trình UBND huyện Cần Giờ phê duyệt.
5.2. Về hạ tầng kinh tế-xã hội:
- Thực hiện 33 công trình, trong đó có 23 công trình vốn NTM (giao thông: 15; thủy lợi: 05; VH-XH: 03; trường học: 01); và 09 công trình vốn lồng ghép.
- Trong đó: đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 15 công trình, gồm: 11 tuyến giao thông (tổng chiều dài 6.657m, tổng kinh phí 8.633 triệu đồng) và 04 công trình thủy lợi. Đã hoàn thành 70% tiến độ thực hiện tuyến đường trục chính xã Lý Nhơn. Khởi công và chuẩn bị hoàn thành các công trình giao thông phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (vốn lồng ghép), gồm: đang tiến hành nâng cấp phối sỏi đỏ đê bao Soài Rạp, đến nay đã hoàn thành 90% tiến độ; nâng cấp đường đê thuỷ lợi các ấp đạt 90% tiến độ công trình.
- Đối với các công trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đã vận động dân hiến đất 100% với 22 công trình (42.000 m2); còn lại dân hiến đất 30%, nhà nước hỗ trợ bồi thường 70%.
- Hoàn thành báo cáo kinh tế kỹ thuật 12 công trình giao thông; 06 công trình văn hóa; 05 công trình giáo dục; 01 công trình y tế và 01 nghĩa trang.
5.3 Phát triển kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất; văn hóa-xã hội-môi trường; hệ thống chính trị và hoạt động khác:
- Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh trên ruộng trãi bạt. Diện tích mở rộng đến nay là 62 ha; tổ chức 09 lớp tập huấn quy trình sản xuất muối sạch, khuyến nông, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, … với sự tham gia của gần 650 nông dân, diêm dân.
- Đã phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức 14 lớp tập huấn, tuyên truyền về: Quy trình sản xuất muối sạch trên ruộng trải bạt; Chính sách hỗ trợ lãi vay theo Quyết định 105 và Quyết định 15; Kinh tế tập thể; kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng GAP; tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường; kỹ năng phát triển cộng đồng và vệ sinh môi trường nông thôn; mô hình nuôi tôm sú luân canh với cua; mô hình nuôi cá rô đầu vuông; nuôi tôm trái vụ với 485 lượt người tham dự; phối hợp tổ chức 01 chuyến khảo sát, học tập mô hình SX muối và chính sách tiêu thụ muối tại tỉnh Bạc Liêu với 12 lượt cán bộ, nông dân tham dự; tham quan học tập mô hình nuôi heo rừng lai và con Dong  (ở xã Long Hòa, H.Cần Giờ và ở quận 9)  với 38 nông dân tham dự; Tổ chức tham quan về mô hình nuôi Thỏ tại Bình Chánh và mô hình sản xuất sản phẩm từ trái bần có 167 lượt hộ nông dân tham dự; tổ chức thực hiện mô hình nuôi cá dứa theo hướng an toàn, bền vững.
- Hợp tác xã sản xuất muối và các dịch vụ từ muối Tiến Thành: đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện các thủ tục chứng nhận sản phẩm an toàn; tổ chức Socodevi đã hỗ trợ HTX các máy chế biến muối (tổng giá trị # 200 triệu đồng); ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với Liên hiệp HTX Thương mại TP (bình quân 60 tấn/tháng); đã ký hợp đồng với Tổng Cty Lương thực miền Bắc thu mua tạm trữ muối tồn trong dân được 10.0312 tấn (theo tinh thần công văn 1021 của Thủ tướng Chính phủ).
- Hội Nông dân TP hỗ trợ vốn vay không lấy lãi suất để phát triển sản xuất cho 11 hộ nông dân nghèo, với số tiền 165 triệu đồng; tặng thẻ bảo hiểm y tế: 20 thẻ.
- Khảo sát, chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân về xây dựng quy ước cộng đồng trên địa bàn xã. Hội thảo về sử dụng hầm Biogaz và đã triển khai thực hiện thí điểm 02 hộ xây dựng hầm bioga với tổng kinh phí hỗ trợ 24 triệu đồng. Nhân dân đã vay vốn xây dựng 902 nhà vệ sinh tự hoại (tổng kinh phí: 2.706 triệu đồng), ngân sách nhà nước hỗ trợ 208 triệu đồng.
- Kết hợp với trạm bảo vệ thực vật tổ chức khảo sát và lắp đặt hệ thống thu gom rác thải bảo vệ thực vật, bảng thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực bảo vệ thực vật gồm 07 lu chức, 07 pano và 01 bảng thông tin tuyên truyền.
- Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình ô nhiễm môi trường của các công ty, xí nghiệp trên địa bàn; về cách thức thu gom và xử lý rác thải của người dân, định hướng kế hoạch thực hiện. Tổ chức lễ mitting và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và VSMT.
- Tổ chức vui Tết Trung Thu cho hơn 1.500 thiếu nhi. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã vận động 300 phần quà cho thiếu nhi. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng cụm pano tuyên truyền về NTM tại xã và đầu tư 2 tủ sách tại 2 ấp.
- Về nhà tạm – dột nát: đầu năm 2010 còn 72 căn, đến nay đã hỗ trợ xây dựng, xóa 63 căn. Trong đó: Hội Nông dân thành phố hỗ trợ 04 căn (50 triệu đồng); Hội Chữ thập đỏ thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành phố và Mặt trận Tổ quốc huyện: hỗ trợ xóa 35 căn (tổng số tiền 700 triệu đồng); vận động các Doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng và dân tự sửa chữa: 27 căn. Còn lại 09 căn. Hiện đang tiếp tục liên hệ các Ngành thành phố, huyện và vận động các Doanh nghiệp, Công ty hỗ trợ thực hiện. Phấn đấu đến cuối năm 2011 xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trên địa bàn xã.
- Nghĩa trang: đang hoàn chỉnh hồ sơ nâng cấp để đảm bảo chôn cất không ảnh hưởng môi trường, củng cố mở rộng hệ thống thu gôm rác dân lập, trang bị thêm thùng rác ở các khu dân cư (50 thùng), dự kiến tháng 10 năm 2011 có trên 90% hộ dân tham gia thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa thu gôm rác dân lập đảm bảo vệ sinh môi trường khu dân cư và nơi công cộng.
- Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức ngày chủ nhật xanh; trồng 2.520 cây xanh trên các tuyến đường trên địa bàn xã; trồng 1 tuyến hàng rào cây xanh làm hàng rào mẫu và tổ chức hội thi giữa các ấp về “Đường nông thôn và khuôn viên gia đình Xanh – Sạch Đẹp”.
5.4. Lũy tiến kinh phí thực hiện tại xã Lý Nhơn đến tháng 7/2011: 101.106 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn dân, doanh nghiệp : 13.747 triệu đồng (tỷ lệ 13,9%).
- Vốn ngân sách Thành phố: 87.359 triệu đồng (tỷ lệ 86,1%). Gồm:  
- Vốn XDCB  : 86.739 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp :      620 triệu đồng.
5.5. Kết quả đạt được các tiêu chí đến tháng 7/2011:
- Khi xây dựng đề án (2009): xã đạt 06 tiêu chí gồm: TC 4 Điện, TC 11 Hộ nghèo, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 15 Y tế, TC 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Đến tháng 12/2010: đạt thêm 1 tiêu chí (TC 8 Bưu điện).
- Đến tháng 7/2011: đạt thêm 03 TC (TC 1 Quy hoạch; TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa, TC 16 Văn hóa). Nâng tổng số tiêu chí đạt được là 10/19 tiêu chí: TC 1 Quy hoạch ,TC 4 Điện; TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa, TC 8 Bưu điện, TC 11 Hộ nghèo, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 15 Y tế, TC 16 Văn hóa, TC 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, TC 19 An ninh, trật tự xã hội.
- Phấn đấu đến cuối năm 2011: đạt thêm 6 tiêu chí: TC 3 Thủy lợi, TC 5 Trường học, TC 7 Chợ nông thôn, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 14 Giáo dục, TC 17 Môi trường.
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Mặt tích cực:
1.1- Thực hiện chỉ đạo của Trưởng Ban CĐ NTM TP, ngay sau Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện, BCĐ NTM các huyện đã tích cực chỉ đạo, phân công cán bộ kiểm tra, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, nên tiến độ thực hiện các đề án NTM tại các xã trong 6 tháng đầu năm có tiến triển nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước. Các Sở ngành đoàn thể đã tăng cường chỉ đạo triển khai các dự án, điểm trình diễn, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ văn hóa – xã hội – mô trường; Sở Nội vụ TP đã khảo sát và có báo cáo chi tiết về hệ thống chính trị tại 6 xã. BQL NTM 6 xã đã liên hệ với các phòng chức năng của huyện và đơn vị tư vấn chuyên ngành triển khai thực hiện các quy hoạch bổ sung; triển khai các thủ tục xây dựng cơ sở hạ tầng và bàn các giải pháp thực hiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
1.2- UBND TP đã có các Quyết định cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho 6 xã năm 2010 và vốn sự nghiệp kinh tế thực hiện đề án NTM năm 2010 tại xã Tân Thông Hội. Cơ quan Thường trực BCĐ NTM TP đã có văn bản hướng dẫn BCĐ, UBND các huyện triển khai thủ tục, tiếp nhận vốn và tổ chức thực hiện.
1.3- Cơ quan Thường trực BCĐ NTM TP đã phối hợp với các Thành viên Tổ Công tác giúp việc BCĐ đã tổ chức hội thảo, hướng dẫn 6 xã xây dựng thí điểm mô hình NTM lập các đề án “Phát triển sản xuất – kinh doanh và giải pháp nâng cao thu nhập”. Ban QL NTM 6 xã đã tổ chức khảo sát, hướng dẫn các ấp, các hộ gia đình về tổ chức lại sản xuất, ký kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với các Doanh nghiệp; tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp về xã liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ.
1.4- Đặc biệt, từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp đã huy động các nguồn lực tham gia thực hiện các nội dung của đề án, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra trong năm 2010.
2. Tồn tại, khó khăn:
2.1- Việc triển khai thực hiện đề án mô hình NTM xã Tân Thông Hội và tại 5 xã thí điểm của thành phố theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM là công việc rất mới; tuy cấp cơ sở đã có nhiều cố gắng, nhưng do cán bộ đều kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, tập huấn nên còn lúng túng, tiến độ tương đối chậm.
2.2- Về phát triển kinh tế và các hoạt động khác: do là năm đầu tiên, các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan chưa chủ động bố trí vốn từ đầu trong kế hoạch năm 2010, phải đề xuất UBND thành phố bổ sung kinh phí đã ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện.
2.3- Sự phối hợp của các Sở ngành, đoàn thể, địa phương có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, làm hạn chế nhất định kết quả thực hiện. Chế độ thông tin báo cáo chưa được thực hiện tốt, vì thế trong các báo cáo tổng hợp chưa thể phản ánh đầy đủ, kịp thời các nội dung và hoạt động của các Sở ngành tại các xã thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM.v.v....
3. Một số kinh nghiệm bước đầu được rút ra:
- Kinh nghiệm quan trọng nhất (cũng đã nêu từ Hội nghị sơ kết năm 2009) là Về huy động các nguồn lực: để thực hiện các tiêu chí, cần có các “sản phẩm” cụ thể. Đó cũng là cơ sở để bàn bạc trong cộng đồng, nhân dân hiến kế, cách thức thực hiện (thấy được kết quả, lợi ích..), từ đó thuyết phục, tạo sự đồng thuận trong huy động các nguồn lực.
- Về phát huy dân chủ và cộng đồng trong xây dựng NTM – Về sự lãnh đạo của Đảng, các cấp, chính quyền,đoàn thể:
+ Trong việc thực hiện các tiêu chí, phải phát động phong trào toàn dân thi đua thực hiện. Tùy tình hình cụ thể của từng ấp trong xã để đưa ra mục tiêu phấn đấu, có lộ trình cụ thể về hoàn thành một số chỉ tiêu cho từng năm và cả giai đoạn.
+ Phải luôn tuyên truyền trong nhân dân về phương châm: Huy động nội lực tại chỗ là chính, Lấy sức dân lo cuộc sống cho dân, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
+ Trong việc khảo sát, bàn bạc xây dựng, triển khai các nội dung thực hiện phải có sự tham gia xây dựng và chỉ đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội – dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 


Số lượt người xem: 18194    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm