SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
2
8
4
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 08 Tháng Mười Một 2010 9:20:00 CH

Tình hình thực hiện chương trình hoa kiểng 7 tháng đầu năm 2010

 

1. Về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây kiểng:

            Diện tích gieo trồng hoa kiểng tính đến tháng 07 năm 2010 là 1.401 ha, tăng 11,37%  so với cùng kỳ năm 2009 (1.258 ha), đối tượng hoa kiểng sản xuất tập trung chủ yếu vào mai vàng: 495 ha và lan: 179 ha; còn lại là kiểng, bonsai và hoa nền. Cụ thể như sau:

TT

Chủng loại

Diện tích tháng 7/2010 (ha)

Diện tích tháng 7/2009(ha)

Tỷ lệ so với cùng kỳ (%)

Kế hoạch năm 2010 (ha)

1

Mai

495

428

15,65%

450

2

Hoa lan

179

140

27,86%

200

3

Hoa nền

420

400

5,00%

800

4

Bonsai, Kiểng

307

290

5,86%

450

 

Tổng cộng

1.401

1.258

11,37%

1.900

             

          Nhìn chung, so với cùng kỳ 2009, hoa lan và mai là những chủng loại phát triển cao nhất so với cùng kỳ như diện tích hoa lan tăng 27,86% từ 140 ha lên 179 ha và mai tăng 15,65% từ 428 ha lên 495 ha.

Trong Tết Nguyên Đán Canh Dần (2010), diện tích gieo trồng hoa kiểng phục vụ Tết là 946,0 ha, tăng 10,3% so với cùng kỳ (857,74 ha). Lượng hoa, cây kiểng sản xuất phục vụ dịp Tết Canh Dần 2010 ước khoảng 1,08 triệu chậu mai vàng (tăng 8% so với cùng kỳ); 1,6 triệu chậu lan (tăng 7% so với cùng kỳ ); 1,7 triệu cành lan (tăng 7,7% so với cùng kỳ ); 6,1 triệu chậu hoa nền lan (tăng 8,8% so với cùng kỳ) và 363 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ (tăng 4,1% so với cùng kỳ). Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Canh Dần  khoảng 761,3 tỉ đồng cổ (tăng 13% so với cùng kỳ - 673 tỉ đồng).

2. Kết quả thực hiện công tác trọng tâm:

2.1. Về công tác khuyến nông:

a) Về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn:

          Đã xây dựng 11 mô hình trình diễn về hoa cây kiểng như mô hình trồng lan mokara, mô hình trồng hoa nền, mô hình trồng mai ghép và mô hình cơ giới hóa trên cây lan cho gần 70 hộ trên diện tích 5,5 ha tại các quận 12, Gò Vấp và huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.

b) Về hoạt động thông tin qung bá:

          - Tổ chức 10 lớp (16 buổi) tập huấn kỹ thuật trồng hoa ngắn ngày, hoa nền, hoa lan, kỹ thuật trồng mai cũng như kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết tại các quận huyện như quận 2, quận 9, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh;

- Tổ chức 03 chuyến tham quan, gần 150 nông dân tham dự: Đưa nông dân huyện Hóc Môn tham quan mô hình hoa cây kiểng tại Củ Chi, nông dân quận 12 tham quan mô hình hoa kiểng tại Củ Chi, nông dân Củ Chi tham quan mô hình kiểng lá tại quận 12.

- Tổ chức 03 cuộc hội thảo với hơn 200 người tham dự như hội thảo “Định hướng phát triển hoa, cây kiểng phục vụ tết nguyên đán 2010” tại Quận 12 - quận Gò Vấp; hội thảo “Phát triển hoa kiểng trên địa bàn huyện Củ Chi” tại huyện Củ Chi và hội thảo “Phát triển hoa lan, cây kiểng trên địa bàn phường Linh Đông” tại quận Thủ Đức”.

          - Tiếp tục phối hợp với Trường nghệ thuật Bonsai Thanh Tâm tổ chức các lớp học về hoa kiểng, cá cảnh tại văn phòng Trung tâm.    

Ngoài ra Trung tâm đã  triển khai 01 cuộc điều tra, khảo sát tình hình sản xuất và kinh doanh hoa kiểng phục vụ tết Nguyên đán tại các quận huyện.

2.2.Về công tác sưu tập, nhập nội, chọn tạo và nhân giống hoa kiểng:

a) Trung tâm Công nghệ sinh học đã thực hiện một số công việc trong 7 tháng đầu năm 2010 như sau:

- Công tác sưu tập: Sưu tập được 16 giống lan (có 8 giống lan mới chưa có trong bộ sưu tập của Trung tâm), trong số này có các giống lan rừng quý như: Thanh hạt (Dendrobium suzukii), Huyết nhung vàng (Renanthera citrina), Dendrobium Nobile…, vượt mức 60% so với kế hoạch năm 2010 (10 giống).

- Công tác nhân giống: Đã vô mẫu và tạo cụm chồi giống Mokara Chao Praya Sun Set thành công. Nhân giống được 40.000 cây con các loại trong đó đã cung cấp cho các nhà vườn 50.000 cây. Chủ yếu tập trung các giống Dendrobium, Phalaenopsis, Ren. Red.

- Công tác lai tạo: Đã lai tạo được 26 cặp lai, đạt tỉ lệ 52% so với kế hoạch năm 2010 (50 cặp lai). Trong đó có 3 cặp lai lên trong ống nghiệm.

Ngoài nhân giống hoa lan Trung tâm cũng tiến hành nghiên cứu nhân giống một số cây hoa kiểng trồng chậu như Dạ Uyên Thảo, Tử La lan đến nay đã nhân được hơn 1.000 cây.

- Công tác nghiên cứu khoa học: đang tiếp tục triển khai 5 đề tài nghiên cứu như:

+ Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất hoa cắt cành và nhân giống lan Mokara”

+ Đề tài “Triển khai quy trình nhân nhanh các giống lan Mokara Renanthera, Phalaenopsis bằng phương pháp ngập chìm tạm thời”

+ Đề tài “ Khảo sát một số tổ hợp lai giữa lan nhập nội và lan rừng Việt Nam”  

+ Đề tài  “Lưu trữ và phát triển một số giống lan rừng sạch bệnh in vitro”

+ Đề tài “Tạo kit Elisa phát hiện nhanh hai loại virus ORSV và CyMV trên lan”

- Ngoài ra Trung tâm Công nghệ sinh học cũng đã triển khai xây dựng 02 mô hình trồng hoa lan cắt cành tại xã Tân Thông Hội – Củ Chi. Trung tâm đã  cung cấp 1000 cây giống  Mokara (5 giống) để triển khai trồng 02 mô hình này.

b) Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống vật nuôi cây trồng trong 7 tháng đầu năm 2010 cũng đã tiến hành:

  - Sưu tập giống hoa cây kiểng: sưu tập được 20 giống gồm súng, sứ, hải đường môn, tiểu hồng môn, đinh lăng lá bạc, dừa kiểng, địa lan và một số giống hoa khác

 - Thử nghiệm tính thích nghi một số giống hoa mới như hoa cát tường (3 giống) và hoa dạ yên thảo (3 giống) trên tổng diện tích 1.000 m2.

2.3. Về công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:

          Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã triển khai một số hoạt động sau:

            a) Chương trình xúc tiến thương mại:

-  Tổ chức thành công “khu chợ hoa cây kiểng của nông dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia chợ hoa Tết Canh Dần 2010, tại công viên 23/9”. Đây là năm đầu tiên Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp tổ chức khu vực trưng bày và tiêu thụ hoa cây kiểng trong dịp Tết theo chủ trương của Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 3562-CV-VPTU, ngày 03 tháng 09 năm 2009. Trong thời gian diễn ra Hội chợ từ ngày 06/02/2010 đếng ngày 13/02/2010, Trung tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức cho 490 người sản xuất hoa cây kiểng trên 9 quận huyện thành phố Hồ Chí Minh tham gia trong 122 gian hàng với tổng trị giá ước tính 49 tỷ đồng. Kết thúc hội thi, Khu vực hoa cây kiểng do Trung tâm tổ chức đã thu hút trên 40.000 lượt khách tham quan mua sắm đồng thời mang lại doanh thu 31,8 tỷ đồng cho 122 gian hàng tại đây, chiếm đến 65% giá trị hoa cây kiểng được đem đến hội chợ.

b) Hoạt động điều tra và nghiên cứu thị trường:

- Đã tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin để xây dựng cẩm nang địa chỉ đỏ nhằm liệt kê danh sách các đại điểm sản xuất và kinh doanh, qua đó đã cập nhật 166 điểm kinh doanh, 346 điểm sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố; hiện đang trong giai đoạn rà soát thông tin trước khi in ấn cẩm nang.

c) Xây dựng website, logo, nhãn  hiệu:

- Xây dựng webiste và xây dựng thương hiệu cho 03 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoa, cây kiểng gồm:

+ Cơ sở Mai Lan - Tân Kiên, Bình Chánh;

+ Cơ sở Hoa Phượng - Đường Thành Thái, Quận 10;

+ Cơ sở Xương rồng Hoàng Trọng - Đường Thành Thái, Quận 10.

-  Trung tâm tiếp tục duy trì phát triển chương trình, cụ thể: Tiếp tục tư vấn, nhận thông tin và xây dựng website cho các đơn vị: Hội làm vườn và Trang trại Thành phố, Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hà Quang, Hội quán Thượng Uyển (sự kiện Chợ phiên hoa cảnh Quận 12)

d) Chương trình “Nhịp cầu nhà nông”:

         Đến nay Trung tâm đã hợp tác với HTV9 phát sóng được 20 kỳ. Trong đó, từ đầu năm 2010 đến nay, có 01 kỳ (kỳ thứ 14 phát sóng ngày 26/01/2010) về “Chương trình Hoa kiểng TP.HCM trước tết nguyên đán 2010”.

            e) Các hoạt động hội nghị, hội thảo:                                                                                       - Cử đại diện thường xuyên tham dự thường xuyên các buổi sinh hoạt định kỳ của Câu Lạc Bộ Sinh Vật Cảnh Giao Châu với các chủ đề liên quan đến sinh vật cảnh để nắm thông tin và tìm các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động của các câu lạc bộ.

       - Tổ chức hàng tháng cuộc họp giao ban các Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp giao lưu, hợp tác với các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh ,doanh nghiệp, các chợ đầu mối, các chợ hoạt động trên địa bàn thành phố nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ nông sản, trong đó có hoa cây kiểng.

2.4. Công tác bảo vệ thực vật:

- Điều tra tình hình sinh vật hại định kỳ hàng tháng, trên hoa lan và cây kiểng trên địa bàn thành phố, theo dõi tình hình sinh vật hại tập trung các chủng loại hoa chủ lực của thành phố như hoa lan, mai vàng, cây kiểng các loại…

- Thường xuyên lấy mẫu giám định tác nhân gây bệnh trên hoa, cây kiểng làm cơ sở khuyến cáo công tác phòng trừ cho người dân.

- Báo cáo với Sở Khoa học - Công nghệ đề tài “Khảo sát thành phần sinh vật hại chính và đề xuất hướng phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số sâu bệnh hại chính trên hoa lan tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã thực hiện các nội dung: Điều tra hiện trạng trồng, bảo vệ thực vật hoa lan và thành phần sinh vật hại; Theo dõi diễn biến của một số sinh vật hại chính trên lan và nhận xét va tình hình phát sinh và phát triển của một số sinh vật hại chính; Bước đầu khảo sát một số biện pháp phòng trừ sinh vật hại chính theo hướng IPM; Chuyển giao biện pháp phòng trừ tổng hợp sinh vật hại chính trên lan.

- Tư vấn cho nông dân hoặc các nghệ nhân về phòng trị sinh vật hại khi có nhu cầu.

2.5 Về công tác phát triển kinh tế tập thể:

            Tính đến tháng 06/2010, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 5 hợp tác xã và 03 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa lan, cây kiểng (có hợp đồng hợp tác do UBND chứng thực).

Danh sách HTX hoa lan cây kiểng

Tên THT

Địa Chỉ

Số lượng xã viên

HTX NN-DV Hiệp Bình Chánh

Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức

248

HTX hoa kiểng Gò Vấp

Quận Gò Vấp

29

HTX hoa kiểng Ngọc Tú

Thới Tam Thôn - Hóc Môn

7

HTX NNDV Đồng Phú

P.An Phú, Quận 2

10

HTX Đại Lộc

Xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh

20

Danh sách THT hoa lan cây kiểng (có hợp đồng do UBND xã chứng thực)

Tên THT

Địa chỉ

Số lượng tổ viên

Mai Vàng

P.Thạnh Lộc, Q12

7

Tổ Bon sai Minh Tân

Xã Tân Phú Trung, H. Củ Chi

25

Tổ  Phong lan Vân Triển

Xã Tân Phú Trung, H. Củ Chi 

24

Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách về chương trình hoa kiểng, phát triển kinh tế tập thể được tổ chức phổ biến rộng đến người dân.

Các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên đã góp phần nâng cao thu nhập cho xã viên.

2.6. Hoạt động của các hội và đoàn thể:

     * Hội Nông dân:

- Vận động nông dân tham gia hội Hoa xuân Tết Canh Dần năm 2010 và chợ hoa Tết tại công viên 23/9

- Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thành phố đã phối hợp với các cơ quan, Ban ngành, Trạm Khuyến Nông và Hội làm vườn VAC mở 8 lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng hoa lan, Bonsai, thiết kế sân vườn, chăm sóc hoa mai…với 267 học viên tham dự.

- Vận động nông dân phát triển hoa cây kiểng. Đến nay dã hỗ trợ cho nông dân sản xuất hoa kiểng vay trên 35 tỉ.

* Hội Sinh vật cảnh

- Trung tâm dạy nghề Sinh vật cảnh thường xuyên mở các lớp dạy nghề về kỹ thuật nuôi trồng hoa kiểng; đã thực hiện được 11 lớp với 82  học viên tham dự.

- Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Giao châu: Câu lạc bộ này sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần với nhiều chủ đề phong phú, là sân chơi cho những người yêu thích bộ môn sinh vật cảnh.

- Phân hội Bonsai nghệ thuật Thanh Tâm tổ chức huấn luyện về hoa lan cây kiểng; đã thực hiện được 12 lớp với 345 học viên tham dự

- Trong dịp Tết Canh Dần, Hội Sinh vật cảnh TP và Quận huyện đã chỉ đạo và huy động lực lượng tham gia các điểm vui xuân và chợ hoa Tết đạt kết quả tốt.

* Hội hoa lan cây cảnh

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thi về hoa lan cây kiểng cho các nghệ nhân, nhà vườn, tổ chức những buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm sản xuất - thị trường tiêu thụ cho các nhà vườn, nghệ nhân.                                            

- Tổ chức các buổi lễ hội hoa kiểng, định kỳ tổ chức các buổi hội thi hoa kiểng tại Hội quán Thượng Uyển..Tham gia hội chợ hoa xuân Tao Đàn Tết nguyên đán năm 2010 với các bộ môn: Kiểng cổ, Bonsai, Tiểu cảnh, Non bộ, Đá cảnh, Cây khô mỹ thuật, Hoa mai, Hoa Lan, Hoa Sứ, Hoa ôn đới, Kiểng (Kiểng lá, Kiểng ghép), Xương rồng, Cá cảnh, Cây quý hiếm, Cây có mùi thơm...

- Tích cực đẩy mạnh phong trào nuôi trồng hoa cảnh phục vụ nhu cầu cải tạo môi trường, cảnh quan thành phố, kết hợp du lịch và các dịch vụ liên quan.

- Tham gia hội Hoa xuân Tết Canh Dấn  năm 2010 (cùng với Hội Sinh vật cảnh, Trung tâm Khuyến nông).

- Trường Đại học KHTN tổ chức 2 khoá đào tạo về hoa lan với khoảng 100 học viên tham dự.

- Tổ chức di nước ngoài học tập về hoa lan cây kiểng hàng năm cho hội viên.

          3. Nhận xét chung:

          - Chương trình hoa cây kiểng phù hợp với tiến trình phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố. Diện tích hoa kiểng 7 tháng đầu năm 2010 tăng tăng 11,37% so với cùng kỳ. Một số chủng loại hoa kiểng có diện tích tăng nhanh là cây mai tăng 15,6% và cây lan tăng 27,8%.

- Trong 7 tháng đầu năm 2010, công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người trồng hoa kiểng tiếp tục được ngành nông nghiệp phối hợp với các hội, đoàn thể quan tâm góp phần nâng cao trình độ, cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho người sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng trên địa bàn thành phố.

- Công tác nhân giống, lai tạo giống đã có được những kết quả nhất định, đã có thể nhân nhanh một số giống hoa lan cung cấp cho nhu cầu sản xuất.

- Công tác xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho người nông dân trồng hoa kiểng thành phố ngày càng được sự hưởng ứng của người nông dân và sự quan tâm của các sở ngành và các đơn vị có liên quan.

- Do quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, nên việc áp dụng các công nghệ mới, từ lúc thu mua, sơ chế bảo quản để đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Sức cạnh tranh còn kém, giá thành còn cao.

- Hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác chưa mạnh, chưa bền vững.

 

 

(Phòng Nông nghiệp)
 
 


Số lượt người xem: 7419    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm