SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
2
9
7
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 08 Tháng Mười Một 2010 4:35:00 CH

Tình hình sản xuất vụ Hè Thu năm 2010

I. Tình hình chung

- Trong 8 tháng đầu năm 2010, ngành nông nghiệp và Chính quyền địa phương tập trung triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các chương trình nông nghiệp trọng điểm của thành phố đến năm 2010 và giữ vững tốc độ tăng lĩnh vực nông nghiệp là 7,5% trong năm 2010.

- Ngành nông nghiệp đã phối hợp cùng các ban ngành, chính quyền địa phương kịp thời chỉ đạo các biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa có hiệu quả nên không gây ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông xuân và vụ Hè thu 2010.

- Giá nông sản trong 6 tháng đầu năm có nhiều biến động, hầu hết giá cả các loại nông sản trên thị trường thành phố đều tăng so cùng kỳ năm 2009. Trong đó nhóm mặt hàng gạo, giá rau củ quả có biến động khá cao.

- Tình hình thời tiết nắng nóng và thời gian không mưa kéo dài đã ảnh hưởng nhất định ở những vùng không thể chủ động được nguồn nước trong vụ Hè Thu.

- Đầu năm 2010 giá phân bón biến động liên tục và và luôn luôn giữ ở mức cao. So với cùng kỳ 2009 giá các loại phân bón Urea, Supe lân, DAP tăng nhẹ từ 8-20%, riêng Super lân Lâm Thao giảm từ 10-25% so với cùng kỳ năm trước.

- Tình trạng lao động trong nông nghiệp khá khan hiếm do lao động nông nghiệp ở nông thôn tiếp tục chuyển dịch sang các ngành nghề khác.

II. Tình hình sản xuất nông nghiệp

1.  Cây lúa:

1.1.Tình hình sản xuất:

Vụ Đông xuân: Tổng diện tích lúa Đông xuân là 6.637 ha, tăng 2,9% so cùng kỳ và tăng 10,6% so với kế hoạch; năng suất đạt 4,8 tấn/ha, sản lượng 31.899 tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Vụ Hè thu: Tính đến ngày 18/8/2010, tổng diện tích lúa Hè Thu năm 2010 là 6.214 ha, diện tích lúa xuống giống chiếm 89,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 91,7% kế hoạch vụ Hè Thu năm 2010. Trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 55 ha, làm đòng: 1.242 ha, trổ: 1.565 ha, chín: 517 ha và thu hoạch: 3.115 ha.

Về cơ cấu giống vụ Hè thu khoảng 16 giống lúa đã được nông dân gieo trồng trong đó chủ yếu là giống OM 3536 (36,4%), OM 1490 (18,9%), OM 4900 (16,6%), OM 576 (15,5%).

 1.2. Phòng chống dịch hại:`

- Trong 8 tháng đầu năm 2010, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã được ngành nông nghiệp kiểm soát tốt, để tiếp tục giám sát dịch bệnh trong vụ Mùa đảm bảo việc ổn định diện tích, năng suất, Chi cục Bảo vệ thực vật đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, điều tra phát hiện dự tính dự báo, vận động nông dân điều tra phát hiện và phòng trị kịp thời theo nguyên tắc 4 đúng.

- Tổng diện tích lúa nhiễm sinh vật hại trong 8 tháng đầu năm 2010 là 10.477 ha lượt ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009 (16.626 lượt ha). Sinh vật hại chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi và ốc bưu vàng, diện tích lúa nhiễm rầy nâu là 1.769,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009 (5252,3 ha). Trong đó riêng vụ Hè Thu diện tích lúa nhiễm rầy nâu là 618 ha ở mức độ nhẹ, chiếm 9,4% diện tích gieo trồng, phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, mật độ phổ biến từ 800-1000 con/m2, cá biệt tại các ruộng tại Trung Lập Hạ, Củ Chi và Bình Chánh có mật độ trên 3.000 con/m2. Hiện chưa phát hiện diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

- Công tác phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đạt kết quả tốt, do ngay từ đầu vụ ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương chỉ đạo và vận động nông dân sử dụng giống kháng rầy và gieo sạ đồng loạt tập trung vào thời điểm rầy nở rộ để né rầy: đa số các giống gieo cấy trong vụ Đông xuân và Hè thu là giống kháng và nhiễm rầy nhẹ. Vì vậy, tỷ lệ diện tích lúa nhiễm rầy nâu và bệnh hại lúa nặng không cao và đã được xử lý kịp thời.

2. Rau:

2.1. Tình hình sản xuất:

- Tổng diện tích gieo trồng rau trong 8 tháng đầu năm là 8.471 ha, đạt 70,6% so với kế hoạch năm 2010, trong đó: vụ Đông Xuân 2009-2010 là 4.836 ha, sản lượng đạt 107.810 tấn, năng suất bình quân 22,3 tấn/ ha; vụ Hè Thu 3.635 ha, trong đó có 3. 562 ha trồng rau an toàn, sản lượng đạt 78.696 tấn, tăng 21,1% so với kế hoạch, tăng 8,7% so với cùng kỳ, sản lượng đạt 78.696 ha.

- Đồng thời với những biện pháp truyền thống, trên địa bàn thành phố đã có những mô hình canh tác mới như trồng rau mầm, trồng rau trên giàn thủy canh, sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất.

2.2. Công tác kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, kiểm tra nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

a) Kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

- Trong 8 tháng đầu năm 2010, Thanh tra chuyên ngành Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra các cơ sở mua bán thuốc bảo vệ thực vật trên 139 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả có 01 cơ sở vi phạm do chứng chỉ hành nghề đã hết hạn.

- Kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau, đặc biệt là vùng trồng rau muống nước với 1.398 hộ, phát hiện có 05 hộ vi phạm, trong đó có 4

hộ sử thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép và 01 hộ lưu chứa thuốc không có tên trong danh mục.Thanh tra chuyên ngành đã biên bản vi phạm hành chính chuyển Ủy ban nhân dân phường, xã ra quyết định xử phạt.

b) Kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản:

- Trong 8 tháng đầu năm 2010, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ và carbamate bằng phương pháp phân tích nhanh như sau:

+ Tại vùng sản xuất kiểm tra 608, kết quả 23/608 mẫu có kết quả mẫu dương tính.

+ Tại khu vực chợ đầu mối kiểm tra 3.487 mẫu rau, kết quả 22/3.487 mẫu rau có kết quả dương tính.

+ Tại các siêu thị và doanh nghiệp kiểm tra 201 mẫu rau, không có trường hợp mẫu dương tính.

- Phân tích định lượng 45 mẫu rau dương tính với phương pháp phân tích nhanh, kết quả không có trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vượt mức quy định.

2.3. Triển khai các dự án phát triển rau an toàn:

- Dự án Xây dựng và Kiếm soát chất lượng nông sản thực phẩm

+ Phối hợp với Ban Quản lý dự án đã tổ chức hội nghị tổng kết pha I dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, thống nhất kế hoạch thực hiện pha II.

 + Trong giai đoạn tiếp theo dự án sẽ tăng cường các hoạt động triển khai áp dụng GPPs (thực hành sản xuất tốt) trên các mô hình thí điểm tại Hợp tác xã Phước An và Liên tổ rau an toàn Tân Trung, hỗ trợ chuyên môn để nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu tập trung vào hoạt động tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm.                   

+ Phối hợp tổ chức hội thảo tập huấn nâng cao về GPPs cho cán bộ hướng dẫn ở mô hình thí điểm.

- Dự án Liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Liên kết 12)

+ Điều tra và cập nhập bộ thuốc BVTV nông dân sử dụng phòng trừ sinh vật hại rau tại 12 tỉnh thành.

+ Thống nhất nội dung báo cáo và chương trình hội nghị tổng kết hoạt động dự án Liên kết 12, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của dự án trong giai đoạn tiếp theo.

 - Xây dựng kế hoạch triển khai Dự án nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP&BPD) trong năm 2010.

2.4. Công tác xúc tiến thương mại:

- Trong 8 tháng đầu năm 2010, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ ký kết được 4 hợp đồng tiêu thụ rau an toàn giữa hợp tác xã nông nghiệp Thỏ Việt với siêu thị Lotte, siêu thị Metro và siêu thị Coopmart, Big C, 2 hợp đồng nguyên tắc cung cấp nấm nguyên liệu giữa công ty Cổ phần thực phẩm Hải Yến và Cơ sở nấm Đực Tư, công ty Công nghệ sinh học Nấm Việt và siêu thị Coopmart, Maximart.

- Ngoài hệ thống siêu thị, hiện nay kênh phân phối rau an toàn đang được mở rộng đến các chợ bán lẻ như chợ Văn Thánh, chợ Thanh Đa và bước đầu đạt được thành công.

- Sau khi tiến hành khảo sát các cửa hàng bán lẻ rau quả trên địa bàn thành phố, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trọ Nông nghiệp đã tổ chức giao lưu giữa các hợp tác xã sản xuất rau, quả và các cửa hàng vào ngày 16/8/2010.

- Tổ chức các khóa tập huấn về “Kỹ năng phân tích và xác định thị trường nông sản” cho các hộ trồng rau tại xã nông thôn mới như Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Xuân Thới Thượng, Tân Nhựt.

- Hỗ trợ thiết kế website, logo, bao bì cho hợp tác xã Thỏ Việt, HTX Nông nghiệp Thỏ Việt và hai đơn vị kinh doanh nấm là Công ty CP công nghệ sinh học Nấm Việt và Cơ sở SX nấm Trần Thanh Hải.

2.5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau:

- Trung tâm Công nghệ sinh học đã triển khai 06 mô hình canh tác rau theo hướng hữu cơ sinh học, ứng dụng các chế phẩm BIMA (chứa nấm đối kháng Trichoderma), phân bón lá Bio Trùn quế...tại các xã Tân Thông Hội, Thái Mỹ huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn và Tân Nhựt huyện Bình Chánh. Kết hợp với các lớp tập huấn về canh tác rau theo hướng hữu cơ sinh học và kỹ thuật ủ phân chuồng bằng chế phẩm BIMA.

3. Hoa kiểng:

Diện tích gieo trồng hoa kiểng trong 08 tháng đầu năm 2010 là 1.437ha, tăng 5%  so với cùng kỳ năm 2009: 1368 ha), đối tượng hoa kiểng sản xuất tập trung chủ yếu vào mai vàng: 525 ha và lan: 186 ha; còn lại là kiểng, bonsai và hoa nền. Cụ thể như sau:

TT

Chủng loại

Diện tích 8 tháng đầu năm 2010 (ha)

Diện tích 8 tháng đầu năm 2009 (ha)

Tỷ lệ so với cùng kỳ (%)

Kế hoạch năm 2010 (ha)

1

Mai

525

428

22,70

450

2

Hoa lan

186

100

86,00

200

3

Hoa nền

374

550

32,00

800

4

Bonsai, Kiểng

352

290

21,40

450

 

Tổng cộng

1.437

1.368

5,00

1.900

 

 

 

 

 

 

 

4. Cây trồng khác:

- Đậu phộng: diện tích gieo trồng: 235 ha, trong đó vụ Đông Xuân: 194 ha,  sản lượng đạt 676 tấn, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha.  Vụ Hè Thu: 41 ha, năng suất bình quân 2,5-3 tấn/ha.

- Bắp: diện tích gieo trồng 862 ha, trong đó vụ Đông xuân 779 ha, sản lượng ước đạt 4.500 tấn. Vụ Hè thu 83 ha, sản lượng ước đạt 357 tấn, năng suất bình quân 3,9 tấn/ha.

5. Tiến độ gieo trồng vụ Mùa (tính đến 18/8/2010):

- Lúa: diện tích sạ, cấy là 2.018 ha (Quận 9, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ), diện tích gieo mạ là 234,5 ha (Quận 2, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ). Diện tích lúa xuống giống chiếm 71,2% so với cùng kỳ năm trước. Cây lúa chủ yếu đang trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh.

- Rau: diện tích gieo trồng 2.324 ha, trong đó có 849 ha trồng rau muống nước và 51 ha trồng rau muống hạt.

III. Các công tác khác

1. Tình hình phát triển kinh tế tập thể:

- Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 7 hợp tác xã, 33 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn; 4 hợp tác xã và 2 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực hoa cây kiểng. Bình quân mỗi hợp tác xã có 65 xã viên.

- Một số hợp tác xã hiện nay đang hoạt động và phát triển khá ổn định như hợp tác xã Phước An, hợp tác xã Ngã Ba Giòng, liên tổ rau an toàn Tân Trung, hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hiệp Bình Chánh, hợp tác xã nông nghiệp Gò Vấp…

2. Công tác khuyến nông:

- Trong 8 tháng năm 2010, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn quy trình về trồng rau an toàn cho 207 hộ, tổ chức các lớp tập huấn trồng và chăm sóc hoa mai, một số giống hoa nền mới, triển khai hiệu quả các mô hình như sau:

+ 04 mô hình nhân giống lúa tại Củ Chi, Bình Chánh với tổng diện tích 65 ha, trong đó nổi bật là mô hình nhân giống lúa OM 576 đạt năng suất khá cao (4,6 tấn/ha) so với giống người dân tự để.

+ 13 mô hình sản xuất hoa, cây kiểng tại quận 2, quận Gò Vấp, huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh với tổng diện tích 3.405 m2, trong đó có một số mô hình bước đầu đạt hiệu quả cao là mô hình tác động các biện pháp kỹ thuật trong canh tác mai và mô hình cơ giới hóa trên cây lan.

3. Công tác quản lý và kiểm định giống:

- Trong 8 tháng đầu năm 2010, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi đã triển khai thực hiện các công tác sau:

+ Sưu tập được 5 giống hoa kiểng (3 giống kiểng lá, 2 giống hoa) và 8 giống rau mới (2 giống bầu, 5 giống ớt và 1 giống mướp)

+ Thử nghiệm tính thích nghi 6 giống hoa Cát Tường và 7 giống hoa đồng tiền, trong đó có 3 giống Cát Tường có tỷ lệ ra hoa cao trên 80% trong điều kiện canh tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

+ Khảo nghiệm tính thích nghi của 16 giống khổ qua với diện tích 12000 m2 và 7 giống dưa leo với diện tích 500 m2 tại huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh. Kết quả điều tra sơ bộ có 4 giống có triển vọng về năng suất, chất lượng và phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Hiện Trung tâm đang tiếp tục thu thập số liệu về năng suất, tính kháng bệnh,… để kết luận giống thích nghi, chuyển giao cho nông dân.

            IV. Nhận xét, đánh giá

1. Mặt làm được:

- Mặc dù sản xuất trong điều kiện phải phòng chống hạn, nguy cơ về bộc phát dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhưng ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đã tập trung chỉ đạo, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý đồng bộ nên mức độ thiệt hại giảm đáng kể và hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010.

- Cùng với chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chương trình hoa, cây kiểng đã khuyến khích người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao thay thế cho các cây trồng có thu nhập kém phù hợp với tình hình nông nghiệp ngày càng thu hẹp, với các chính sách ưu đãi tạo thuận lợi cho người nông dân yên tâm sản xuất.

- Đã phát triển ngày càng nhiều mô hình kinh tế hợp tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ, mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn theo hướng GAP, trồng hoa kiểng có giá trị cao…

- Việc tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng chống bệnh hại lúa ngay từ đầu vụ như sử dụng giống kháng rầy, gieo cấy trong thời gian né rầy đã hạn chế sự bộc phát của rầy nâu và ngăn ngừa dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lây lan phát sinh.

2. Mặt hạn chế:

- Việc xây dựng các dự án để thực hiện các chương trình trọng điểm như đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi, các đề án quy hoạch vùng rau an toàn, hoa cây kiểng còn chậm.

- Chưa tạo được lợi thế về thị trường, chưa tạo khởi sắc về lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh, khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng quy mô lớn về số lượng, chất lượng, đa dạng về chủng loại cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của đô thị lớn. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở nông thôn và trong nông nghiệp phát triển chậm, nhất là kinh tế tập thể.

- Hoạt động của một số tổ hợp tác, hợp tác xã chưa thực sự rõ nét, chưa có hiệu quả, chưa thể hiện được vai trò là tổ chức liên kết nông dân sản xuất rau an toàn. Ban Chủ nhiệm hợp tác xã  còn hạn chế về năng lực quản lý, chưa chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường.

- Về ứng dụng công nghệ cao đã được cải thiện đáng kể, như thay đổi cơ cấu giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa đều khắp từng nông hộ.

 

(Phòng Nông nghiệp)


Số lượt người xem: 9098    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm