SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
7
4
2
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 Tháng Sáu 2009 10:50:00 SA

Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt nhiều thành quả tích cực trong giai đoạn 2006 - 2008

-

Từ năm 2006 đến nay, đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố luôn biến động theo xu hướng giảm dần diện tích. Năm 2008, tổng quĩ đất nông nghiệp có 121.313 ha, giảm 2.204 ha so năm 2005, trong đó đất trồng cây hàng năm: 40.604 ha, giảm 6.595 ha; đất trồng cây lâu năm: 34.647 ha, tăng 3.891 ha; đất lâm nghiệp có rừng: 34.365 ha, tăng 507 ha (không kể diện tích đất do Quân khu 7 và Công viên lịch sử văn hóa dân tộc quản lý); đất nuôi trồng thủy sản: 9.856 ha, tăng 91 ha; đất ruộng muối: 1.373 ha, giảm 98 ha; đất nông nghiệp khác: 467 ha, giảm 1 ha. Đến cuối năm 2008: diện tích đất canh tác lúa còn 16.100 ha, giảm 7.700 ha so năm 2005, diện tích gieo trồng đạt 30.566 ha, giảm 9.873 ha (mục tiêu của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2010: diện tích canh tác: 9.000 ha, diện tích gieo trồng: 18.000 ha); diện tích đất canh tác rau đạt 2.874 ha, tăng 639 ha, diện tích gieo trồng: 10.853 ha, tăng 2.329 ha (mục tiêu năm 2010: diện tích canh tác: 5.700 ha, diện tích gieo trồng: 20.000 ha); hoa - cây kiểng: diện tích gieo trồng: 1.440 ha, tăng 592 ha (mục tiêu năm 2010: 1.850 ha); đồng cỏ chăn nuôi: 2.500 ha, tăng 611 ha (mục tiêu năm 2010: 3.300 - 3.500 ha); cây ăn trái: 10.000 ha; cây cao su: 3.272 ha. Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm, nhưng nhờ tập trung vào các cây trồng, vật nuôi chủ lực nên nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Bình quân giai đoạn 2006 - 2008: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (giá so sánh 1994) tăng bình quân 6,2%/năm (mục tiêu: trên 6%/năm). Trong đó: trồng trọt tăng bình quân 5%/năm; chăn nuôi tăng 12,4%/năm; lâm nghiệp giảm 11,5%/năm; thủy sản tăng 2,3%/năm; dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng 8%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch. Năm 2008, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt: 7.278,1 tỉ đồng (giá thực tế), trong đó: trồng trọt: 2.209,7 tỉ đồng, tỉ trọng 30,4% (mục tiêu: 23,4%); chăn nuôi: 2.640,7 tỉ đồng, 36,3% (mục tiêu: 35,9%); lâm nghiệp: 83,9 tỉ đồng, 1,2% (mục tiêu: 1,3%); thủy sản: 1.734 tỉ đồng, 23,8% (mục tiêu: 29,4%); dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: 609,9 tỉ đồng, 8,4% (mục tiêu: 10%).

Trong lĩnh vực trồng trọt: cơ cấu cây trồng đang chuyển dịch đúng hướng: giảm diện tích lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cỏ thức ăn gia súc, cây công nghiệp hàng năm khác, giá trị sản xuất của trồng trọt tăng đáng kể. Năm 2008, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 47.156 ha. Tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Củ Chi (24.439 ha), Bình Chánh (13.081 ha), Hóc Môn (4.805 ha) ...; giảm 4,9% (2.446 ha) so năm 2007; giảm 10.130 ha so năm 2005, bình quân giai đoạn 2006 - 2008 giảm 6,3%/năm. Trong đó: rau: diện tích gieo trồng rau các loại đạt 10.853 ha, tăng 17,4% so năm 2007, trong đó vụ Đông Xuân 2007 - 2008: 4.541 ha; vụ Hè Thu: 3.193 ha; vụ Mùa: 3.119 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 223.393 tấn, tăng 18,8% so 2007. Bình quân 2006 - 2008, diện tích gieo trồng tăng 8,4%/năm, năng suất tăng 2,3%/năm, sản lượng thu hoạch tăng 10,9%/năm. Lúa: diện tích đất canh tác còn khoảng 16.100 ha, giảm 1.500 ha so năm 2007. Như vậy, sau hơn 2 năm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa đã giảm khoảng 7.700 ha so năm 2005. Diện tích gieo trồng lúa năm 2008 đạt 30.566 ha, giảm 6,8% (2.241 ha) so năm 2007, bình quân 2006 - 2008 diện tích gieo trồng giảm 9,9%/năm, nhưng do năng suất bình quân tăng 4,3%/năm nên sản lượng chỉ giảm 5%. Cỏ chăn nuôi: 2.500 ha, tăng 12,3% so 2007, bình quân giai đoạn 2006 - 2008 tăng 9,8%. Sản lượng thu hoạch trong năm ước đạt 525.000 tấn, tăng 50% so 2007.

Trong lĩnh vực chăn nuôi: tổng đàn heo năm 2008 đạt 300.053 con, đạt 77,7% so cùng kỳ năm 2007, được nuôi tại 11.135 hộ dân và 4 đơn vị quốc doanh (Xí nghiệp heo Đồng Hiệp, Giống cấp 1, Phước Long, trại Tân Trung). Trại chăn nuôi Gò Sao (Tổng công ty Thương mại Sài Gòn) đã chuyển sang tỉnh Bình Dương nên tổng đàn giảm mạnh so cùng kỳ, ngoài ra biến động của tăng giá con giống và thức ăn chăn nuôi, tình hình dịch bệnh PRRS tại các tỉnh chung quanh cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư chăn nuôi heo của bà con nông dân. Đến cuối năm 2008, tổng đàn heo thành phố đạt gần 304.000 con. Trâu, bò: 113.045 con, xấp xỉ cùng kỳ. Trong đó có 4.765 con trâu, giảm 10,4% so cùng kỳ; 108.280 con bò, tăng 1,1% so cùng kỳ (bò sữa: 67.491 con, tăng 11,3% so cùng kỳ). Gia cầm: tổng đàn 60.000 con. Sản lượng thịt năm 2008: heo hơi: 51.000 tấn, tăng 10,9% so 2007, bình quân 2006 - 2008 tăng 13,8%/năm; thịt trâu bò hơi: 11.800 tấn, tăng 43,9% so 2007, bình quân 2006 - 2008 tăng 10,1%/năm; thịt gia cầm hơi: 1.300 tấn, tăng hơn gấp 2 lần so 2007, bình quân 2006 - 2008 giảm 18%/năm. Sữa bò tươi: 190.000 tấn, tăng 8,6% so 2007, bình quân 2006 - 2008 tăng 13,5%/năm.

Trong lĩnh vực thủy sản: nghề nuôi tôm sú đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi tôm một vụ, mật độ thấp, sản lượng tôm giảm nhưng môi trường nuôi ổn định, cùng với việc nhiều dạng nuôi thủy sản nước ngọt đang phát triển mạnh như cá tra, cua, cá rô đồng, cá sặc rằng … đặc biệt là cá cảnh phát triển mạnh góp phần đa dạng loại hình thủy sản. Năm 2008 sản lượng thủy sản đạt 46.449 tấn, đạt 84,4% so năm 2007. Trong đó khai thác đạt 15.452 tấn, đạt 90,4% so 2007. Các tàu khai thác xa bờ giảm hoạt động khai thác do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu nhưng các phương tiện khai thác ven bờ vẫn hoạt động ổn định; diện tích nuôi trồng: 9.589 ha, đạt 89,6% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 30.997 tấn, đạt 81,7% so năm 2007. Trong đó diện tích thả nuôi thủy sản nước ngọt: 1.739 ha, tăng 73,9%; sản lượng thu hoạch 9.907 tấn, tăng 20%; nuôi thủy sản nước lợ, mặn: 7.850 ha, đạt 80,9% so 2007; sản lượng thu hoạch 21.090 tấn, đạt 71% so 2007, trong đó tôm nước lợ các loại: 10.250 tấn (tôm sú: 6.350 tấn), cá nước lợ: 350 tấn, nghêu sò: 10.000 tấn. Cá cảnh đạt 51 triệu con, tăng 13,3% so 2007.

Diện tích rừng trên địa bàn thành phố năm 2008 đạt 33.508 ha, tỉ lệ che phủ rừng 16%. Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh: 38%.

Trên địa bàn thành phố có 12 hộ nuôi trăn lấy da để xuất khẩu với tổng đàn khoảng 19.000 con; có trên 60 hộ và doanh nghiệp gây nuôi cá sấu với tổng đàn 169.000 con (năm 2005: 78.534 con, năm 2006: 136.761 con), ngoài ra còn có các hộ nuôi rắn, nhím và các loại bò sát khác. Đặc biệt, trong năm 2008 đã xuất hiện một số mô hình nuôi chim yến tại huyện Cần Giờ, cho thu hoạch sản phẩm yến sào có giá trị kinh tế cao.

Ngoài 3 xã phát triển nông thôn toàn diện theo hướng CNH, HĐH, HTH và dân chủ hóa: Thái Mỹ, huyện Củ Chi, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, huyện Bình Chánh; Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã phê duyệt đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 13 xã, phường thuộc 5 huyện và quận 9 (các xã Bình Mỹ, Nhuận Đức, Tân Thạnh Đông, Trung An, Trung Lập Hạ - huyện Củ Chi; Tân Kiên, Tân Nhựt - huyện Bình Chánh; Nhị Bình, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Sơn - huyện Hóc Môn; Nhơn Đức - huyện Nhà Bè; Lý Nhơn - huyện Cần Giờ; phường Long Phước - quận 9). Sau 3 năm thực hiện, quĩ đất nông nghiệp tại 13 xã phường điểm giảm 2.541 ha, chiếm 18,6% đất nông nghiệp toàn thành phố, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 3.811 ha (cây hàng năm giảm 2.232 ha, cây lâu năm giảm 1.535 ha), đất lâm nghiệp có rừng tăng 1.235 ha, đất thủy sản tăng 552 ha … Diện tích gieo trồng lúa giảm 2.096 ha so năm 2006. Diện tích gieo trồng rau tăng 3.346 ha. Diện tích nuôi thủy sản: tăng trên 200 ha.

Nhìn chung, so với mục tiêu, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà thành phố đã phê duyệt, các chỉ tiêu phát triển, chuyển đổi cơ cấu gia súc, gia cầm, lâm nghiệp, thủy sản đã đạt nhưng tiến độ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua còn chậm. Đến năm 2008: diện tích đất canh tác chuyển để trồng rau: 2.874 ha/KH 4.370 ha, đạt 66% (so mục tiêu 2010: 5.700 ha, đạt 50,4%); diện tích đất trồng cỏ chăn nuôi: 2.500 ha/KH 2.800 ha, đạt 89,2% kế hoạch, so mục tiêu 2010: 3.300 - 3.500 ha, đạt 75,8%; diện tích trồng hoa cây kiểng: 1.440 ha/KH 1.550 ha, đạt 92,9% kế hoạch, so mục tiêu 2010: 2.000 ha, đạt 72%; diện tích trồng các loại cây hàng năm khác: ít biến đổi. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, giống mới tuy có tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tốt nhưng nhìn chung còn dàn đều, chưa có bước đột phá, chưa tập trung đúng mức cho các chương trình mục tiêu trọng điểm, các xã điểm (3 xã CNH, HĐH, HTH, dân chủ hóa và 13 xã phường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp). Các mô hình trình diễn, thực nghiệm khuyến nông, khuyến ngư, phát triển ngành nghề nông thôn đạt kết quả tốt, có tổ chức hội thảo, phổ biến (hội nghị đầu bờ) nhưng việc nhân rộng còn hạn chế. Việc chọn, lai tạo, nhân giống đã có những thành quả tích cực nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhất là giống hoa (chất lượng hoa lan thành phố chưa bằng loại nhập nội từ Thái Lan, Đài Loan ...); chưa thực hiện công tác chọn giống theo di truyền một số loại cá cảnh có giá trị cao (cá dĩa, vàng, xiêm ...), chưa thực hiện công tác nghiên cứu, khai thác, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo một số loại cá tự nhiên để làm cá cảnh.

Các dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp đều triển khai chậm, không đạt tiến độ và yêu cầu của thành phố như dự án đầu tư Trung tâm Thủy sản thành phố (Ủy ban nhân dân thành phố đã có chủ trương xây dựng tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, qui mô khoảng 100 ha thay cho địa điểm trước đây tại Mương Chuối, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè), Khu Nông nghiệp công nghệ cao (88 ha tại huyện Củ Chi), Trung tâm Công nghệ sinh học (22 ha tại quận 12), Trung tâm Giao dịch triển lãm nông sản thành phố (23 ha, huyện Củ Chi) và các công trình kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước lên, đê bao ven sông Sài Gòn (quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi) ... Nguyên nhân chủ yếu do thời gian xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết, bồi thường giải phóng mặt bằng, điều chỉnh dự án, dự toán. Các công trình đầu tư hạ tầng 13 xã phường điểm và công trình đê bao phòng chống ngập, kết hợp giao thông nông thôn: chậm do kế hoạch vốn phân cấp đầu tư cho địa phương hạn chế, chưa tích cực chuẩn bị thủ tục đầu tư.

Công tác điều chỉnh, bổ sung và công khai quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, quy hoạch phát triển và hình thành các vùng sản xuất giống cây, giống con chưa thực hiện được do quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) chậm phê duyệt, đến nay huyện Hóc Môn vẫn chưa có Quyết định phê duyệt của thành phố; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố chưa thực hiện. Công tác xúc tiến thương mại và chuyển dịch các dịch vụ bổ trợ tuy được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến độ chậm, hiệu quả còn hạn chế: đang triển khai xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp), đề án phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp (Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức và triển khai các hoạt động của Phòng Dịch vụ), đề án xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp … Đề án ứng dụng qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) mới ở dạng thí điểm (HTX Nhuận Đức, huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn: trồng rau; xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ: nuôi tôm).

 

                                                                                                                         

 

 

 

 
(

Số lượt người xem: 9567    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm