SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
8
5
4
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29 Tháng Năm 2009 11:00:00 SA

Một số kết quả thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các quận huyện, các Sở ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp qui mô cấp xã tại 13 xã phường, phê duyệt các chương trình mục tiêu phát triển cây con chủ lực đến năm 2010 (rau an toàn, hoa cây kiểng, bò sữa, nuôi thủy sản, cá sấu ...) và Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 về ban hành chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010. Theo kết quả điều tra, đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay cơ cấu cây trồng, vật nuôi thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực, đạt nhiều thành quả nhưng vẫn còn một số khó khăn, tồn tại. Cụ thể:

Năm 2006: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 2.698 tỉ đồng, tăng 5% so năm 2005; năm 2007: giá trị sản xuất đạt 2.873 tỉ đồng, tăng 6,5% so năm 2006. Năm 2008: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt: 3.077,5 tỉ đồng, tăng 7,1% so năm 2007. Trong đó: Giá trị trồng trọt ước đạt 828,2 tỉ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ, chủ yếu là tăng sản lượng các loại rau quả, cây hoa kiểng và các loại cây trồng lâu năm như cây cao su, cây ăn trái. Giá trị chăn nuôi ước đạt 962,8 tỉ đồng, tăng 17% so cùng kỳ, chủ yếu do tăng sản lượng thịt gia súc, sữa tươi. Lâm nghiệp: ước đạt 31,1 tỉ đồng, xấp xỉ cùng kỳ. Giá trị thủy sản ước đạt 975,3 tỉ đồng, đạt 98,7% so cùng kỳ; trong đó khai thác đạt 105,2 tỉ đồng, đạt 91,7% so cùng kỳ do sản lượng khai thác giảm (tôm và cá các loại); nuôi trồng đạt 870,1 tỉ, đạt 99,6% so cùng kỳ. Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: đạt 280,1 tỉ đồng, tăng 3% so cùng kỳ. Trong quí 1/2009: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 810,8 tỉ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ. Giai đoạn 2006 - 2008: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (giá so sánh 1994) tăng bình quân 6,2%/năm (mục tiêu: trên 6%/năm). Trong đó: trồng trọt tăng bình quân 5%/năm; chăn nuôi tăng 12,4%/năm; lâm nghiệp giảm 11,5%/năm; thủy sản tăng 2,3%/năm; dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng 8%/năm.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực:

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2007 (giá thực tế) đạt 6.862,7 tỉ đồng, trong đó trồng trọt đạt 1.928,6 tỉ đồng (28,1% - năm 2005: 27,9%), chăn nuôi đạt 2.362,6 tỉ đồng (34,4% - năm 2005: 32,9%), lâm nghiệp 91,9 tỉ đồng (1,3% - năm 2005: 2,4%), thủy sản 1.695,7 tỉ đồng (24,7% - năm 2005: 28,3%), dịch vụ nông lâm ngư nghiệp 783,9 tỉ đồng (11,4% - năm 2005: 8,4%). Năm 2008: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt: 7.278,1 tỉ đồng, trong đó: Trồng trọt: 2.209,7 tỉ đồng, tỉ trọng 30,4% (mục tiêu: 23,4%). Chăn nuôi: 2.640,7 tỉ đồng, 36,3% (mục tiêu: 35,9%). Lâm nghiệp: 83,9 tỉ đồng, 1,2% (mục tiêu: 1,3%). Thủy sản: 1.734 tỉ đồng, 23,8% (mục tiêu: 29,4%). Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: 609,9 tỉ đồng, 8,4% (mục tiêu: 10%). Trong quí 1/2009: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 2.041,9 tỉ đồng, trong  đó trồng trọt: 41,4%, chăn nuôi: 35,5%, lâm nghiệp: 1,3%, thủy sản: 13,8%, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: 8%.

Theo kết quả điều tra năm 2008: tổng quĩ đất nông nghiệp có 121.313 ha, so năm 2005: giảm 2.204 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 40.604 ha, giảm 6.595 ha. Đất trồng cây lâu năm: 34.647 ha, tăng 3.891 ha. Đất lâm nghiệp có rừng: 34.365 ha, tăng 507 ha (không kể diện tích đất do Quân khu 7 và Công viên lịch sử văn hóa dân tộc quản lý). Đất nuôi trồng thủy sản: 9.856 ha, tăng 91 ha. Đất ruộng muối: 1.373 ha, giảm 98 ha. Đất nông nghiệp khác: 467 ha, giảm 1 ha. Theo số liệu báo cáo của các quận huyện và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Đến cuối năm 2008: Cây lúa: diện tích đất canh tác 16.100 ha, diện tích gieo trồng 30.566 ha. Cây rau: diện tích đất canh tác: 2.874 ha, diện tích gieo trồng: 10.853 ha. Hoa - cây kiểng: diện tích gieo trồng: 1.440 ha. Đồng cỏ chăn nuôi: 2.500 ha. Cây ăn trái: 10.000 ha. Cây cao su: 3.272 ha. So năm 2005: Cây lúa: diện tích canh tác giảm 7.700 ha, diện tích gieo trồng giảm 9.873 ha (mục tiêu năm 2010: diện tích canh tác: 9.000 ha, diện tích gieo trồng: 18.000 ha). Cây rau: diện tích canh tác tăng 639 ha, diện tích gieo trồng tăng 2.329 ha (mục tiêu năm 2010: diện tích canh tác: 5.700 ha, diện tích gieo trồng: 20.000 ha). Hoa - cây kiểng: tăng 592 ha (mục tiêu năm 2010: 1.850 ha). Đồng cỏ chăn nuôi: tăng 611 ha (mục tiêu năm 2010: 3.300 - 3.500 ha). Cây ăn trái: tăng 1.050 ha. Cây cao su: giảm 15 ha.

-     Trong lĩnh vực trồng trọt: cơ cấu cây trồng đang chuyển dịch đúng hướng: giảm diện tích lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cỏ thức ăn gia súc, cây công nghiệp hàng năm khác, giá trị sản xuất của trồng trọt tăng đáng kể. Năm 2007: diện tích gieo trồng đạt 9.247 ha, tăng 723 ha so năm 2005, bình quân giai đoạn 2006 - 2007 tăng 4,2%/năm. Sản lượng thu hoạch đạt 188.039 tấn (tăng 8%/năm), năng suất bình quân 20,3 tấn/ha, tăng 3,7%/năm. Diện tích đất canh tác được công nhận là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 2.013 ha. Năm 2008: diện tích gieo trồng rau các loại đạt 10.853 ha, tăng 17,4% so năm 2007, trong đó vụ Đông Xuân 2007 - 2008: 4.541 ha; vụ Hè Thu: 3.193 ha; vụ Mùa: 3.119 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 223.393 tấn, tăng 18,8% so 2007. Bình quân 2006 - 2008, diện tích gieo trồng tăng 8,4%/năm, năng suất tăng 2,3%/năm, sản lượng thu hoạch tăng 10,9%/năm. Quí 1/2009: diện tích gieo trồng rau đạt 4.423 ha, xấp xỉ cùng kỳ năm 2008. Sản lượng thu hoạch ước đạt 81.700 tấn.

           Lúa: Diện tích đất trồng lúa năm 2008 còn khoảng 16.100 ha, giảm 1.500 ha so năm 2007. Như vậy, sau hơn 2 năm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa đã giảm khoảng 7.700 ha so năm 2005. Diện tích gieo trồng lúa năm 2008 đạt 30.566 ha, giảm 6,8% (2.241 ha) so năm 2007, bình quân 2006 - 2008 diện tích gieo trồng giảm 9,9%/năm, nhưng do năng suất bình quân tăng 4,3%/năm nên sản lượng chỉ giảm 5%.

Quí 1/2009: diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2008 - 2009 đạt 6.452 ha, đạt 92,3% so cùng kỳ.

           Cỏ chăn nuôi: Năm 2007, diện tích đồng cỏ có 2.226 ha, năm 2008: 2.500 ha, tăng 12,3% so 2007, bình quân giai đoạn 2006 - 2008 tăng 9,8%. Sản lượng thu hoạch trong năm ước đạt 525.000 tấn, tăng 50% so 2007. Quí 1/2009: diện tích đồng cỏ hiện có 2.500 ha, tăng 6,4% so cùng kỳ.

           Đậu phộng: Năm 2008: diện tích gieo trồng đạt 1.080 ha, tăng 13% so 2007, sản lượng đạt 3.456 tấn, tăng 27,7% (Năm 2007, diện tích gieo trồng đạt 956 ha, giảm 532 ha so năm 2005).

Quí 1/2009: diện tích gieo trồng: 714 ha, đạt 80,6% so cùng kỳ.

           Bắp: Diện tích gieo trồng năm 2007: 1.070 ha, tăng 73 ha so năm 2005, sản lượng đạt 3.745 tấn. Diện tích gieo trồng năm 2008 đạt 735 ha, sản lượng thu hoạch 2.573 tấn. Quí 1/2009: diện tích gieo trồng: 1.049 ha, tăng 55,2% so cùng kỳ.

Trong lĩnh vực chăn nuôi: Năm 2007, tổng đàn heo: 367.895 con (tăng 182.272 con so năm 2005), bình quân 2006 - 2007 tăng 25%/năm. Tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi (169.746 con), Bình Chánh (32.077 con), Hóc Môn (40.300 con) ... Trâu bò: tổng đàn 104.248 con (tăng 17.691 con so năm 2005), trong đó 4.807 con trâu (giảm 12,5%/năm) và 99.441 con bò (tăng 11,3%/năm). Dê: tổng đàn 7.984 con, giảm 7,8%/năm. Cừu: tổng đàn 470 con.

          Năm 2008: tổng đàn heo: 300.053 con, đạt 77,7% so cùng kỳ năm 2007, được nuôi tại 11.135 hộ dân và 4 đơn vị quốc doanh (Xí nghiệp heo Đồng Hiệp, Giống cấp 1, Phước Long, trại Tân Trung). Trại chăn nuôi Gò Sao (Tổng công ty Thương mại Sài Gòn) đã chuyển sang tỉnh Bình Dương nên tổng đàn giảm mạnh so cùng kỳ, ngoài ra biến động của tăng giá con giống và thức ăn chăn nuôi, tình hình dịch bệnh PRRS tại các tỉnh chung quanh cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư chăn nuôi heo của bà con nông dân. Đến tháng 11/2008, tổng đàn heo thành phố đạt gần 304.000 con. Trâu, bò: 113.045 con, xấp xỉ cùng kỳ. Trong đó có 4.765 con trâu, giảm 10,4% so cùng kỳ; 108.280 con bò, tăng 1,1% so cùng kỳ (bò sữa: 67.491 con, tăng 11,3% so cùng kỳ). Gia cầm: tổng đàn 60.000 con.

Sản lượng thịt năm 2008: heo hơi: 51.000 tấn, tăng 10,9% so 2007, bình quân 2006 - 2008 tăng 13,8%/năm; thịt trâu bò hơi: 11.800 tấn, tăng 43,9% so 2007, bình quân 2006 - 2008 tăng 10,1%/năm; thịt gia cầm hơi: 1.300 tấn, tăng hơn gấp 2 lần so 2007, bình quân 2006 - 2008 giảm 18%/năm. Sữa bò tươi: 190.000 tấn, tăng 8,6% so 2007, bình quân 2006 - 2008 tăng 13,5%/năm.

Quí 1/2009, tổng đàn heo: 291.417 con (không tính 54.828 heo con theo mẹ), đạt 80% so cùng kỳ năm 2008. Trong đó khu vực quốc doanh có 26.072 con (4 đơn vị); nuôi tại hộ dân: 265.345 con (10.808 hộ). Trâu, bò: 113.731 con, giảm 6,3% so cùng kỳ. Trong đó có 4.252 con trâu, 109.479 con bò (bò sữa: 72.456 con, tăng 6,8% so cùng kỳ). Dê: 4.311 con, đạt 60,4% so cùng kỳ. Cừu: 587 con, tăng 64,4% so cùng kỳ.

Trong lĩnh vực thủy sản: Đã triển khai phát triển nghề nuôi tôm sú theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi tôm một vụ, mật độ thấp, sản lượng tôm giảm nhưng môi trường nuôi ổn định, cùng với việc nhiều dạng nuôi thủy sản nước ngọt đang phát triển mạnh như cá tra, cua, cá rô đồng, cá sặc rằng … đặc biệt là cá cảnh phát triển mạnh góp phần đa dạng loại hình thủy sản, kết quả cụ thể:

          Năm 2007: tổng sản lượng thủy sản đạt 55.039 tấn, tăng 1.810 tấn so năm 2005, bình quân tăng 1,7%/năm giai đoạn 2006 - 2007. Trong đó:

Khai thác: sản lượng đạt 17.100 tấn, giảm 4.375 tấn so năm 2005, giảm bình quân 10,8%/năm.

Nuôi trồng: diện tích đạt 10.700 ha (tăng 1.030 ha so năm 2005), sản lượng thu hoạch đạt 37.939 tấn (tăng 6.183 tấn so 2005), bình quân tăng 9,3%/năm. Trong đó: sản lượng nuôi nước ngọt: 8.247 tấn, tăng 32%/năm; nuôi nước lợ mặn: 29.692 tấn (tôm sú: 7.700 tấn, tăng 3.900 tấn so năm 2006; nghêu sò: 18.000 tấn, giảm 10.000 tấn …), tăng 4,8%/năm.

Cá cảnh: sản lượng đạt 45 triệu con (năm 2005: 34 triệu con), tăng 15%/năm, trong năm đã xuất khẩu trên 2,4 triệu con cá cảnh, giá trị xuất khẩu đạt 1,65 triệu USD.

Dịch vụ thủy sản: sản xuất giống thủy sản đạt trên 1 tỉ con, tăng 9,5%/năm, bao gồm cá giống và tôm giống; thuần dưỡng 850 triệu tôm sú giống, tăng 3,1%/năm.

          Năm 2008 sản lượng thủy sản đạt 46.449 tấn, đạt 84,4% so năm 2007. Trong đó:

Khai thác: sản lượng đạt 15.452 tấn, đạt 90,4% so cùng kỳ. Các tàu khai thác xa bờ giảm hoạt động khai thác do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu nhưng các phương tiện khai thác ven bờ vẫn hoạt động ổn định. Hiện nay, tổng số tàu cá trên địa bàn thành phố có 1.468 chiếc, trong đó có 102 chiếc công suất trên 90 CV, đang phối hợp với các quận huyện có tàu đánh bắt thủy hải sản hỗ trợ ngư dân thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Nuôi trồng: diện tích thả nuôi: 9.589 ha, đạt 89,6% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 30.997 tấn, đạt 81,7% so năm 2007. Trong đó diện tích thả nuôi thủy sản nước ngọt: 1.739 ha, tăng 73,9%; sản lượng thu hoạch 9.907 tấn, tăng 20%; nuôi thủy sản nước lợ, mặn: 7.850 ha, đạt 80,9% so 2007; sản lượng thu hoạch 21.090 tấn, đạt 71% so 2007, trong đó tôm nước lợ các loại: 10.250 tấn (tôm sú: 6.350 tấn), cá nước lợ: 350 tấn, nghêu sò: 10.000 tấn.Cá cảnh: sản lượng ước đạt 51 triệu con, tăng 13,3% so 2007.

Sản xuất giống: dự kiến năm 2008 sản xuất khoảng 965 triệu con cá giống và thuần dưỡng 508 triệu tôm giống.

          Quí 1/2009: tổng sản lượng thủy sản đạt 7.578 tấn, đạt 64,4% so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng khai thác: 3.256 tấn, tăng 0,4% so cùng kỳ, do tác dụng của chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Sản lượng nuôi trồng: 4.322 tấn, đạt 50,7% so cùng kỳ. Trong đó có 2.261 tấn cá (tăng 5,7% so cùng kỳ), 570 tấn tôm sú (đạt 90,4% so cùng kỳ), nghêu sò: 530 tấn (đạt 10,4% so cùng kỳ) ... Sản lượng thủy sản giảm mạnh so cùng kỳ, chủ yếu do thu hoạch muộn và chưa đến thời điểm thả nuôi chính vụ.

 Cá cảnh: sản lượng đạt 8 triệu con, tăng 11,1% so cùng kỳ. Đã có 3 đơn vị sản xuất cá cảnh (1 doanh nghiệp và 2 cơ sở) được Cục Thú y công nhận an toàn dịch bệnh đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

 Về lâm nghiệp, điện tích rừng trên địa bàn thành phố đến nay đạt 33.508 ha, tỉ lệ che phủ rừng 16%. Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh: 38%. Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Hàng năm, đã phối hợp với các huyện, Sở Cảnh sát PCCC, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và đơn vị liên quan tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng; phối hợp với các ban ngành tổ chức tốt Lễ trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Đã hoàn thành cơ bản công tác điều tra, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo Quyết định số 125/2007/QĐ-UBND ngày 12/10/2007.

Hàng năm sản xuất và cung cấp từ 250.000 - 350.000 cây giống phục vụ chương trình trồng cây phân tán.

Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát lâm sản, động vật hoang dã. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 12 hộ nuôi trăn lấy da để xuất khẩu với tổng đàn khoảng 19.000 con; có trên 60 hộ và doanh nghiệp gây nuôi cá sấu với tổng đàn 169.000 con (năm 2005: 78.534 con, năm 2006: 136.761 con), ngoài ra còn có các hộ nuôi rắn, nhím và các loại bò sát khác. Đặc biệt, trong năm 2008 đã xuất hiện một số mô hình nuôi chim yến tại huyện Cần Giờ, cho thu hoạch sản phẩm yến sào có giá trị kinh tế cao.

Về diêm nghiệp: Đến nay, đã có trên 30 hộ dân chuyển đổi phương thức sản xuất muối truyền thống sang phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt (được Chi cục Phát triển nông thôn thử nghiệm và hướng dẫn); hiện đang nhân rộng trên địa bàn xã Lý Nhơn và một số xã của huyện Cần Giờ. Năm 2008, trên địa bàn huyện Cần Giờ có trên 500 hộ sản xuất muối với diện tích 1.318 ha (xấp xỉ năm 2005). Sản lượng thu hoạch đạt 57.173 tấn, đạt 69,9% so cùng kỳ 2006, năng suất bình quân 43,4 tấn/ha, giá bán từ 1.350 - 1.650 đồng/kg (cao hơn 750 đồng/kg so cùng kỳ). Tuy vậy, năng suất, sản lượng muối trong 2 năm qua giảm do một số cơn mưa trái mùa; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như làng muối xã Lý Nhơn, xây dựng kho muối dự trữ, cơ sở chế biến muối chậm triển khai.

Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, quận huyện tăng cường chỉ đạo với các giải pháp để thúc đẩy chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cây trồng vật nuôi, phấn đấu hoàn thành mục tiêu chương trình vào năm 2010./.

 Hoàng Thị Hồng

Phòng Kế hoạch Tài chính

 
(

Số lượt người xem: 5584    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm