SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
3
0
6
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Tháng Tám 2006 6:25:00 CH

Những điểm cơ bản về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố

Ban hành theo quyết định 97 /2006/QĐ-UBND - Sau đây được gọi tắt là chương trình chuyển dịch

 

NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

 

(Ban hành theo quyết định 97 /2006/QĐ-UBND -

Sau đây được gọi tắt là chương trình chuyển dịch)

*****

                  

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH:

   1. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng từ 5%/năm trở lên, GTSX ngành nông nghiệp bình quân trên 6%/năm. Trong đó : trồng trọt > 4%/năm, chăn nuôi > 6%/năm, thủy sản > 7- 8%/năm, các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp > 5%/năm.

   2. Chuyển diện tích cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp sang cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả cao, phát triển bền vững. GTSX trồng trọt > 66 triệu đồng/ha/năm đối với trồng cây hàng năm; nuôi thủy sản > 100 triệu đồng/ha/năm; bình quân chung 72 triệu đồng/ha/năm.

   3. Xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống cây, giống con, thủy đặc sản.

   4. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và lộ trình thực hiện cụ thể để hoàn thành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở giai đọan 2010 – 2015, nhưng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành vào năm 2010.

   5. Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu sau 3 năm có sản phẩm xuất khẩu và sau 5 năm, 60% sản phẩm tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế ổn định.

   6. Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp đến năm 2010: GTSX trồng trọt: 23,5%; chăn nuôi: 36%; lâm nghiệp 1%; thủy sản 29,5%; các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp chiếm 10%.

II. NHIỆM VỤ

   1. Xây dựng nền nông nghiệp đô thị với việc phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển theo chiều sâu và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả. Gắn sản xuất với các hình thức xây dựng thương hiệu, xuất xứ, chất lượng đủ sức cung ứng các đơn hàng nông sản khối lượng lớn

   2. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống. Từng bước hình thành trung tâm giống của khu vực.

   3. Quy hoạch, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa.

   4. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản. Từng bước hình thành phương thức liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - tiêu thụ. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống.

   5. Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

   6. Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp; nâng cao GTSX nông nghiệp trên mỗi đơn vị sản xuất.

   7. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

   8. Thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch hại cây trồng. Chú trọng vấn đề xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

   9. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quản lý, bảo vệ tốt khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

 

24.155 ha, do đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư, manh mún, phát triển nhà ở nhanh. Gồm:

   - Các quận: tổng số 1.264 ha (quận 7, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình).

   - Các thị trấn thuộc huyện: tổng số 1.224 ha.

    - Đất sản xuất xen cài trong khu dân cư nông thôn: 21.667 ha (chủ yếu cây lâu năm và ao nuôi thủy sản).

2. Diện tích đất nông nghiệp dự kiến chuyển đổi:

   2.1. Chuyển đổi sang trồng cây ngắn ngày có giá trị cao như rau, hoa nền, cỏ chăn nuôi …  trong giai đoạn quá độ để chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư: 16.900 ha/22.504 ha.

   2.2. Đất nông nghiệp ổn định, sau năm 2010 sẽ tập trung chuyển đổi: đất trồng cây hàng năm (26.433 ha), đất trồng cây lâu năm (26.006 ha), đất lâm nghiệp có rừng ( 37.545 ha), đất nuôi trồng thủy sản (9.524 ha), đất ruộng muối (1.000 ha).

   2.3. Sử dụng đất trồng cây hàng năm đến năm 2010: đất trồng lúa (9.000 ha), đất trồng rau (5.700 ha), đất trồng cỏ chăn nuôi (3.300 ha), đất trồng cây hàng năm khác (6.099 ha).

3. Định hướng chuyển đổi:

    3.1. Trồng cây hàng năm: giảm diện tích trồng lúa, phấn đấu chuyển đổi trong 5 năm là 11.000 ha; diện tích lúa đến năm 2010 còn 8.000 - 9.000 ha, trong đó huyện Củ Chi (5.900 ha), huyện Hóc Môn (100 ha), huyện Bình Chánh (2.000 - 3.000 ha).

Chuyển trồng lúa để phát triển, tăng diện tích trồng rau (3.000 - 3.500 ha); hoa, kiểng (1.000 - 1.500 ha), trồng cỏ chăn nuôi (1.500 - 2.000 ha); cây hàng năm khác (bắp, khoai, đậu phộng …); nuôi thủy sản từ 700 - 1.000 ha.

Đất lúa sử dụng để thực hiện các công trình, dự án: 2.000 ha.

đến năm 2010 còn 26.006 ha, giảm 4.750 ha do chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng. Cây trồng chuyển đổi theo hướng tăng diện tích trồng cây ăn trái.

   3.3. Nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước nuôi nước ngọt (1.700 ha); diện tích mặt nước nuôi nước lợ, mặn nuôi (4.700 ha) gồm nuôi tôm Cần Giờ (4.000 ha), Nhà Bè (500 ha) và nuôi thủy sản khác (200 ha).

quy hoạch phát triển, bảo vệ các loại rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất.

   3.5. Chăn nuôi:

    - Bò sữa: tổng đàn đến năm 2010 khoảng 70.000 - 80.000 con; nâng cao chất lượng con giống và năng suất cho sữa; phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô trang trại.

   - Heo: tổng đàn ở mức 200.000 con.

   - Gia cầm: không khuyến khích nuôi trên địa bàn thành phố.

 

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

 

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng đất nông nghiệp ổn định đến năm 2010; quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp từng loại cây trồng, vật nuôi theo các chương trình mục tiêu.

 

      - Vùng nông nghiệp quá độ: không đầu tư mới các công trình; chỉ  thực hiện duy tu, quản lý bảo vệ các công trình và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có.

     - Vùng nông nghiệp ổn định sau năm 2010: tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trung tâm; đầu tư và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, các hoạt động khuyến nông, tư vấn;

2. Vốn  ngân sách:

   - Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn, các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ.

   - Triển khai các dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và 12 xã chuyển đổi.

   - Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng về việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản:

 

   - 2005 - 2007: tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, từng bước nâng tỉ lệ phân phối tiêu thụ nông sản qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị;

   - 2008 - 2010: sau ba năm có sản phẩm xuất khẩu và sau 5 năm, 60% sản phẩm tiêu thụ ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế.

 

 

Hoàn chỉnh hệ thống thông tin, cập nhật dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tiến độ sản xuất phù hợp, xác thực để phản ánh đúng, để làm tốt nhiệm vụ cảnh báo, dự báo.

 

   - Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp...với nông dân trong chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

   - Có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước trong các hương trình tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài cho cán bộ kỹ thuật, nông dân …

5. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện

    - Thành lập Ban Chỉ đạo cấp thành phố do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban, Giám đốc Sở NN-PTNT làm Phó ban thường trực và các sở ngành liên quan. Ban chỉ đạo thành lập tổ giúp việc. Định kỳ hàng tháng BCĐ báo cáo tình hình tổ chức thực hiện và vướng mắc về Thường trực UBND TP để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

   - Thành lập Ban Chỉ đạo cấp quận huyện do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch quận, huyện làm Trưởng ban; Trưởng Phòng kinh tế quận, huyện làm Phó ban. Ban chỉ đạo địa phương phải có bộ phận chuyên trách.

 

Những thông tin về chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn

Xin liên hệ tại PHÒNG CHÍNH SÁCH

Chi cục Phát triển nông thôn

182 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, quận 10 – TP.HCM

ĐT: 08.8309886 – http://www.chicucptnthcm.com

Số lượt người xem: 4015    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm