SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
6
4
6
5
8
Các lĩnh vực khác 15 Tháng Mười 2004 4:00:00 CH

Phương pháp sản xuất GAP

Phương pháp sản xuất GAP (Good Agriculutural Pratices - Thực hành nuôi trồng tốt) được áp dụng cho các trang trại, các nông hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới..

 

     Phương pháp sản xuất GAP (Good Agriculutural Pratices - Thực hành nuôi trồng tốt) được áp dụng cho các trang trại, các nông hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới..

Hiện nay, những tiêu chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp thường được các công ty nhập khẩu quốc tế thu mua đưa ra như: GAP, Eurepgap (tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng tốt của Liên minh châu Âu), Thực hành trang trại tốt…GAP là nhận thức chung tối thiểu về thực hành ở các nông trại, các hộ sản xuất, cung cấp các yếu tố nền tảng căn bản cho sự phát trểin của một chương trình quản lý nông trại, hộ gia đình có hiệu quả. GAP liên quan đến những vấn đề về sản xuất và bảo đảm an toàn về chất lượng thực phẩm, môi trường nuôi thủy sản bền vững.

Bắt đầu từ sáng kiến của những nhà bán lẻ vào năm 1997, với mục đích làm giảm thiểu rủi ro, sai sót về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, Eurepgap đưa ra một hệ thống văn bản qui phạm tiến tới những tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm tươi, được phát triển bởi những đại diện từ mọi giai đoạn của chuỗi phân phối thực phẩm trên toàn thế giới. Eurepgap bao gồm những nguyên tắc của Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM). Eurepgap đưa ra 14 qui tắc, bao gồm:

1)     Nguồn gốc

2)     Đánh giá nội bộ và lưu trữ hồ sơ

3)     Giống và loại

4)     Quản lý vị trí và lịch sử vị trí

5)     Quản lý thành phần đất

6)     Sử dụng phân bón

7)     Thủy lợi

8)     Bảo vệ mùa màng

9)     Thu hoạch

10) Biện pháp sau thu hoạch

11) Quản lý sự ô nhiễm và chất thải, tái chế và sử dụng lại

12) Sức khỏe, an toàn, phúc lợi của người lao động

13) Vấn đề môi trường

14) Khiếu nại

Có nhiều tổ chức chứng nhận quốc tế có thể cấp chứng chỉ cho những tiêu chuẩn này và những tiêu chuẩn công nhận trang trại khác như: SQM, GMO, SQF 1000, ISO 14004, SA 8000, GAP, Eurepgap, …Và khi chọn cơ quan chứng nhận, cần lưu ý các vấn đề như: tổ chức này có được công nhận chính thức không? Tổ chức chứng nhận có được thị trường và khách hàng mà bạn đang cung cấp là tổ chức quốc tế có uy tín không? Tổ chức quốc tế có chuyên môn quốc tế và kiến thức địa phương không? Và các chuyên gia đánh giá có kinh nghiệm công việc thật sự, tăng thêm giá trị của quá trình đánh giá không?..

Hiện nay, Thái Lan đang phát triển hình thức liên kết sản xuất theo GAP, cụ thể là sáng kiến liên kết GAP 4 tỉnh miền tây Thái Lan, bao gồm: Nakornpathom, Ratchaburi, Karnchanaburi và Supanburi. Sáng kiến này xuất phát từ các cuộc gặp gỡ bàn về chất lượng và an toàn thực phẩm giữa một nhóm nhỏ các nhà nông và nhà xuất khẩu với sự cố vấn của các nhà khoa học từ các trường Đại học. Liên kết này bao gồm 35.200 ha trồng rau của 4 tỉnh nêu trên nhằm sản xuất 4 loại sản phẩm có giá trị, đó là: măng tây, đậu bắp, ớt và bắp non. Liên kết đã mang lại thành công khả quan cho các tỉnh trên đối với 4 mặt hàng chủ lực và đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm có uy tín đối với các nhà phân phối nông sản trên thế giới. Đây là mô hình cần được chúng ta nghiên cứu và ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam.

 Thông qua phương pháp này, nhu cầu sản phẩm sẽ tăng do tạo được niềm tin vững chắc cho chất lượng và sự an toàn của thực phẩm, giảm được mức hao hụt của sản phẩm, thỏa mãn được những yêu cầu của thị trường và các yêu cầu của các qui định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thực hành phương pháp này sẽ giúp các trang trại, nông hộ tăng thu nhập qua việc giảm các chi phí sản xuất nhờ tổ chức hợp lý và cải tiến công tác quản lý rủi ro, cũng như khâu chế biến sản phẩm; giảm lãng phí, thất thoát về sản phẩm thời gian, nguyên liệu…Phương pháp này đang được Hiệp hội trái cây xuất khẩu Việt Nam tổ chức với tên gọi là “Liên kết GAP Sông Tiền” với sự tham gia cụ thể của 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước) thuộc TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An. Hiên phương pháp này đang bắt đầu được quan tâm và phổ biến ở các nông hộ sản xuất trái cây, nhất là khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long – Khu vực sản xuất trái cây nam bộ nổi tiếng của cả nước với các đặc sản như: Bưởi da xanh, Bưởi Năm roi, sầu riêng Chín Hóa, Xoài cát Hòa Lộc, Vù sữa Vĩnh Kim…


Số lượt người xem: 3757    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm