SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
6
3
3
1
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 Tháng Ba 2011 1:25:00 CH

Hội thảo quốc gia: chia sẻ kinh nghiệm áp dụng thực hành sản xuất tốt (VietGAP/GMP) trong sản xuất kinh doanh rau an toàn

Ngày 23-24 tháng 02 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo quốc gia chia sẻ kinh nghiệm thực hành sản xuất tốt trong sản xuất và kinh doanh rau an toàn với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương.

 

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai; Lãnh đạo và chuyên viên Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản; đại diện các Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Đồng Nai và các tỉnh tham gia dự án.

Đoàn đại biểu đã tham quan Trang Trại Phong Thuý (Đức Trọng, Lâm Đồng). Đây là một trang trại điển hình trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh rau an toàn khá thành công theo tiêu chuẩn VietGAP. Với cơ sở gồm một trung tâm sản xuất cây con cà chua, các loại rau củ quả khác và 5 trang trại sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, hiện nay Trang trại cùng với 5 hộ liên kết cơ bản đã thực hiện đúng theo quy trình quản lý, cung cấp nhiều loại sản phẩm rau củ quả cho hệ thống COOP thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Sáng ngày 24/2 đại biểu đã tham dự hội thảo tại hội trường với phát biểu chào mừng của lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng.

Ngài cố vấn trưởng dự án Gilbert Parent đã có báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng và kết quả thực hiện Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) Việt Nam-Canada trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Theo đó nhà tài trợ Dự án là Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) với tổng kinh phí 16 triệu đô-la Canada-theo ông đây là một dự án quan trọng của CIDA xét về quy mô và kinh phí.

Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện chất lượng an toàn và khả năng tiếp cận thị trường của nông sản Việt Nam với 4 hợp phần: xây dựng, hướng dẫn thực hiện chất lượng nông sản; xây dựng và thực hiện kiểm tra đánh giá và chứng nhận tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn; hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao nhận thức cộng đồng về sản phẩm an toàn.

Dự án được thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2013 do Bộ Nông Nghiệp và PTNT phối hợp Bộ Y Tế và Bộ Khoa học Công nghệ quản lý và được giao cho Cục quản lý Chát lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tổ chức thực hiện.

Báo cáo của ông Nguyễn Hồng Phong (Chủ Trang trại Phong Thuý) cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Trang trại trước và sau khi tham gia Dự án. Có sự khác biệt rỏ nét về  năng lực trình độ của cán bộ quản lý sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất của công nhân nhận thức được và thực hiện theo quy trình sản xuất theo ViietGAP, ghi chép phục vụ truy nguyên nguồn gốc.

Việc sản xuất tuỳ tiện đã được Dự án tập huấn các biện pháp khắc phục từ khâu sản xuất, sơ chế và tiêu thụ.

Dự án hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất khoảng 30 triệu trong gần 6 tỉ đồng nâng cấp của Trang Trại.

Báo cáo của ông Trần Quang Chánh, chủ nhiệm Hợp tác xã Phước An (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) cho biết cũng nhờ sự hỗ trợ tiếp sức của Dự án, hiện nay HTX đã duy trì ổn định việc hợp tác sản xuất và sơ chế và kinh doanh rau theo các tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt để xây dựng chuỗi sản phẩm rau an toàn từ sản xuất đến bàn ăn, Dự án đã hỗ trợ HTX hình thành một gian hàng bán sỉ tại chợ đầu mối Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh).

Hội thảo cũng được nghe báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tỉnh Lâm Đồng về hoạt động của tỉnh trong việc tham gia Dự án, báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Nội về sự kết hợp hài hòa giữa chính sách của địa phương với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án.

Ông Nguyễn Hồng Phong - Chủ Trang trại Phong Thuý

Kết luận bế mạc hội thảo, đồng chí Lương Lê Phương, thứ trưởng BNN và PTNT đã phát biểu đánh giá như sau:

1.Hội nghị có kết quả tốt, đạt yêu cầu đề ra của Ban tổ chức và lãnh đạo các tỉnh thành tham gia đầy đủ.

2.Thống nhất với mô hình của 7 tỉnh cần nhân rộng xây dựng tiếp cho 6 tỉnh/13 tỉnh.

3.Cần phải có cơ chế và biện pháp, văn bản pháp luật quy định phân biệt cấp độ an toàn của rau trong sản xuất và đưa ra thị trường. Các loại rau còn trà trộn, dẫn đến giá bán không khác biệt nhau. Các địa phương cần kiến nghị các giải pháp chứng nhận sản phẩm phân biệt ngay từ gốc, từ sản xuất.

4.Thông tin là một việc rất quan trọng trong việc truyền tải những thông tin sản xuất giá cả nông sản. Cần nghiên cứu biện pháp thông tin lan tỏa rộng về hoạt động và kết quả của Dự án trên các phương tiện, các hình thức truyền tải, các loại hình thông tin. Đề nghị lãnh đạo các tỉnh chia sẻ kinh nghiệm với Bộ NN về hoạt động này.

5.Yêu cầu Dự án: Đẩy mạnh chứng nhận VietGAP-Tuyên truyền VietGAP (Việt hoá từ ngữ)-giai đoạn II, III cần triển khai tiếp tục cho các địa phương-Tổ chức Hội nghị khách hàng Rau an toàn./.

                                                                        Nguyễn Văn Đức Tiến

                                                Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. Hồ Chí Minh


Số lượt người xem: 6407    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm