SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
4
9
0
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29 Tháng Mười 2008 2:55:00 CH

Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2008 - 2009 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Lúa: 6.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi, Hóc Môn; Rau: 5.500 ha, tập trung ở huyện Củ Chi, Bình Chánh; Bắp: 1000 ha, chủ yếu ở huyện Củ Chi, chủ yếu là sản xuất bắp giống.
 
   

             1. Dự báo:

          - Với chủ trương chuyển đổi dần diện tích lúa năng suất thấp sang cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao cùng với quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm, nông dân tiếp tục giảm trồng lúa chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như rau, hoa, bắp giống, cỏ chăn nuôi….

          - Nguy cơ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa tiếp tục phát sinh lây lan gây hại trong vụ Đông xuân. 

          - Giá cả vật tư nông nghiệp, phân bón, công lao động sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, trong khi giá nông sản tăng không đáng kể.

          2. Kế hoạch sản xuất:

          - Lúa: 6.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi, Hóc Môn.

          - Rau: 5.500 ha, tập trung ở huyện Củ Chi, Bình Chánh.

          - Bắp: 1000 ha, chủ yếu ở huyện Củ Chi, chủ yếu là sản xuất bắp giống.

          3. Một số giải pháp chủ yếu:

          3.1. Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

          - Tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phòng trừ dịch hại cây trồng có hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất nông nghiệp.

          - Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết nhanh chính sách hỗ trợ vốn chuyển đổi cho nông dân, nhân nhanh các mô hình chuyển đổi có hiệu quả.

            3.2. Phòng chống dịch hại lúa:     

          - Tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá các cấp; tích cực chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng trừ rầy nâu và ngăn chặn triệt để sự lây lan của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa.

          - Giống: Hạn chế tối đến mức tối thiểu hoặc bỏ hẳn trong cơ cấu giống lúa IR 50404 và OM 576; tăng cường sử dụng giống xác nhận, sử dụng giống kháng rầy theo khuyến cáo như : giống chủ lực gồm OMCS 2000, VND 95-20, OM 5930, IR 59606, ML 48, ML 202, VND 99-3; giống bổ sung gồm TH6, IR 64, ML 202, TH 41; giống triển vọng gồm OM 4900, OM 4668, OM 6035, OM 4088, MTL 499.

- Thời vụ: Biện pháp xác định thời vụ gieo sạ hợp lý là biện pháp hàng đầu trong công tác phòng chống dịch, do đó Ban chỉ đạo các cấp phải tích cực vận động nông dân triệt để áp dụng thời gian gieo sạ tập trung đồng loạt, không được để thời gian kéo dài để tiết kiệm tối đa nguồn nước, hạn chế thiệt hại do thiếu nước tưới gây ra thời điểm và tránh (né) rầy di trú, đảm bảo thời gian các ly giữa 2 vụ lúa ít nhất từ 20-  30 ngày theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Tiếp tục thực hiện việc xuống giống né rầy, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng.

- Không sử dụng một giống lúa nào vơi tỷ lệ hơn 20% trong từng vùng hay từng vụ sản xuất.

            3.3 Phát triển rau an toàn:

            Tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 2009, tập trung một số giáp pháp chủ yếu sau:

          - Hoàn chỉnh việc thẩm định điều kiện tại các vùng đã công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn giai đoạn 2002-2007 để và tái công nhận, thẩm định vùng sản xuất rau chưa được công nhận.

  - Tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm rau muống nước theo Công văn số 5513/UB-CNN của UBND thành phố, ngày 28/8/2007: Trên cơ sở kết quả kiểm tra điều kiện sản xuất, xây dựng và triển khai các giải pháp khắc phục  điều kiện tại các vùng có nguy cơ ô nhiễm.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành kiểm tra chất lượng VSATTP đối với rau quả tại khu vực kinh doanh.

          - Tiếp tục xây dựng mô hình ứng dụng qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP).

          - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huấn luyện chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân: tập trung xây dựng mô hình rau ở vùng chuyển đổi đất lúa và mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất.

          - Củng cố và hỗ trợ hoạt động hợp tác xã đã thành lập, vận động nông dân tham gia hợp tác xã, mở rộng diện tích sản xuất, liên kết với nông dân khác để tạo vùng sản xuất tập trung.

          3.4 Chương trình hoa kiểng:

          - Thống kê chi tiết diện tích từng chủng loại hoa, cây kiểng trên từng quận, huyện để có cơ sở dữ liệu chính xác từ đó tiếp tục định hướng phát triển cho chương trình hoa cây kiểng. Rà soát lại thực trạng các vùng sản xuất hoa, cây kiểng, các vùng có quỹ đất có thể phát triển hoa, cây kiểng lâu dài để đầu tư, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung.

          - Rà soát lại các dự án, đề án các đề án theo quyết định 718/QĐ-UB và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đề án.

          - Khảo sát nhu cầu thị trường, cùng với hội Sinh vật cảnh, hội Hoa lan cây cảnh, hội Nông dân xác định các giống hoa kiểng có giá trị kinh tế, xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân sản xuất nhân nhanh các giống hoa kiểng này.

          - Xây dựng nội dung và phương pháp tập huấn, hướng dẫn nông dân để nâng cao hiệu quả, chất lượng chương trình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

            3.5 Các giải pháp khác:

           - Tiếp tục hướng dẫn nông dân ứng dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất như gieo ươm cây con tập trung để tạo cây con khoẻ mạnh, chất lượng tốt đồng đều phục vụ cho sản xuất.

          - Tận dụng những phế phẩm nông nghiệp, chất thải gia súc làm phân hữu cơ để vừa chủ động nguồn phân bón, vừa cải tạo đất, giảm chi phí sản xuất, đồng thời sử dụng phân khoáng vô cơ cân đối hợp lý làm giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản.

          - Vận động nông dân áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất để giảm áp lực thiếu lao động nông nghiệp, vừa làm giảm giá thành sản xuất.

          - Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với vụ Đông xuân như chuyển sang trồng cây rau màu, cỏ chăn nuôi, sử dụng nước ít, dùng màng phủ nông nghiệp, hạt giữ ẩm để sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm phòng khả năng hạn cục bộ có thể xảy ra.

          - Những vùng còn sản xuất lúa chú ý áp dụng “3 giảm, 3 tăng” kết hợp sử dụng giống lúa xác nhận để gia tăng hiệu quả sản xuất và trong phòng chống rầy nâu.

          - Tổ chức, theo dõi, điều tra, dự báo tình hình phát sinh, phát triển sinh vật hại cây trồng để có thông báo kịp thời, giúp bà con nông dân phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Vận động tuyên truyền bà con nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo 4 đúng trong sản xuất để vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa bảo vệ môi trường sản xuất, tránh bùng phát dịch hại.

 

(Phòng Nông nghiệp)
()

Số lượt người xem: 4463    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm