Theo báo cáo của Đại Sứ quán Nhật bản tại Việt Nam ngày 30/ 8/ 2006 gửi Bộ Thủy sản, Cơ quan kiểm dịch Nhật bản đã phát hiện trong sản phẩm mực cắt đông lạnh và mực khô nhập khẩu từ Việt Nam có nhiễm Chloramphenicol. Vì vậy, Bộ Y tế và Lao động Nhật bản đã thực hiện tần suất kiểm tra monitoring 100% các lô hàng hải sản nhập vào Nhật của các đơn vị có sản phẩm bị phát hiện nhiễm kháng sinh và 50% lô hàng hải sản đối với các đơn vị khác.
Để có một số giải pháp ngăn ngừa nhiễm hoá chất, kháng sinh đồng thời tăng cường công tác quản lý việc sử dụng kháng sinh trong bảo quản, sơ chế nguyên liệu thủy sản. Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành lập Tổ kiểm tra tăng cường hóa chất, kháng sinh cấm trong bảo quản, sơ chế nguyên liệu thủy sản trên địa bàn thành phố, do ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục phó Chi cục QLCL và BVNLTS là tổ trưởng
Nhiêm vụ của Tổ công tác:
- Thực hiện kiểm tra tăng cường việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng các đối tượng cơ sở tàu cá, ô vựa, cơ sở thu mua, bảo quản, sơ chế nguyên liệu thủy sản trên địa bàn TP đồng thời phối hợp Chi cục QLCL và TYTS/ Chi cục BVNLTS một số tỉnh trọng điểm lấy mẫu kiểm tra choloramphenicol.
- Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục QLCL và BVNL thủy sản.
- Báo cáo đầy đủ và kịp thời khi phát hiện có trường hợp vi phạm đến cấp có thẩm quyền.
- Tồng hợp báo cáo sau kết thúc đợt kiểm tra tăng cường.
Quyền hạn:
- Được yêu cầu cơ sở chấp hành việc kiểm tra các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng
- Được yêu cầu cơ sở cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến lô hàng bị kiểm tra.
- Được lấy mẫu lô hàng giám định theo qui định và nhu cầu phục vụ cho công tác kiểm tra.
Thời gian: Trước mắt triển khai thực hiện đợt 1 đến 31/ 12/ 2006.
(Trương Trung Thu - Phòng Thủy sản)