I-TỔNG QUAN TÌNH HÌNH:
Về công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại năm 2007, Sở Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc Sở gồm Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý nước-PCLB, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm QL Kiểm định Giống thực hiện các chức năng quản lý chuyên ngành về sản xuất kinh doanh, gia công các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thuỷ sản, thuốc bảo vệ thực vật và công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, thủy sản, giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản; kiểm tra việc mua bán, vận chuyển, lưu thông tiêu thụ lâm sản, động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.
Nhìn chung năm 2007, đã ngăn chặn và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh hàng kém chất lượng: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, giống tôm sú; vận chuyển trái phép lâm sản, động vật hoang dã; phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn TP.
II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2007:
1- Trong lĩnh vực nông nghiệp:
1.1- Về trồng trọt-bảo vệ thực vật:
Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường và chính quyền địa phương, mạng lưới cộng tác viên triển khai thực hiện nhiều đợt thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Tình hình hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, hàng nông sản nhập khẩu tại địa bàn thành phố rất phong phú và đa dạng. Phương thức chẻ nhỏ hàng hóa để vận chuyển; cất giấu trong các loại hàng hóa khác; một số nông dân còn sử dụng thuốc BVTV không truy tìm được nguồn gốc bán thuốc cấm nên công tác kiểm tra luôn gặp khó khăn:
- Tổng số cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc BVTV: 275 cơ sở
- Chi cục BVTV đã tiến hành thanh, kiểm tra sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 12 đợt với 356 lượt cơ sở (trong đó cơ sở sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc BVTV: 40 cơ sở chỉ có 20 cơ sở hoạt động).
- Phối hợp Chi cục quản lý thị trường và Công an kinh tế
- Hỗ trợ và giám sát việc tiêu hủy thuốc BVTV của Chi cục BVTV Lạng Sơn.
- Các cơ sở vi phạm: 3 cơ sở; 04 vụ vi phạm
+ Sản xuất, kinh doanh thuốc vi phạm nhãn mác: 03 vụ
+ Sản xuất, kinh doanh thuốc không đủ, kém chất lượng: 02 vụ.
Chi cục thường xuyên thanh tra định kỳ các cơ sở, từ đó có điều kiện để hướng dẫn những sai sót trong quản lý thuốc BVTV đối với cơ sở;
Số tiền thu phạt vi phạm hành chính 3 vụ: 9 triệu đồng.
1.2- Về công tác thú y:
Trong năm 2007, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố xảy ra 02 đợt dịch bệnh lớn (lở mồm long móng gia súc và PRRS trên heo) vào tháng 1 và tháng 5/2007. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh dịch cũng xuất hiện tại một số địa bàn đòi hỏi Chi cục Thú y phải tập trung nhân sự thực hiện công tác phòng chống dịch khẩn trương, không để dịch bệnh lây lan.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh cúm gia cầm vẫn còn phức tạp, nguy cơ tái bùng phát dịch vẫn luôn đe dọa, các đơn vị trực thuộc Chi cục Thú y vẫn tiếp tục duy trì thường xuyên công tác phối hợp ban ngành chức năng thực hiện công tác kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật đông lạnh về tiêu thụ tại thị trường thành phố ngày càng tăng gấp nhiều lần so với năm 2006. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhập khẩu chưa thực hiện tốt việc dán nhãn phụ tiếng Việt trên sản phẩm gia cầm đông lạnh nhập khẩu, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nguồn gốc hàng hóa là thực phẩm nhập khẩu.
Lãnh đạo các cấp và người dân thành phố hết sức quan tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch tễ nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, lợi ích của người chăn nuôi và góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội của thành phố, đồng thời hỗ trợ các tỉnh bạn trong công tác quản lý động vật, sản phẩm động vật đưa về TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ.
1.2.1. Công tác xử lý vi phạm
Từ đầu năm 2007 đến ngày 28/11/2007, các đơn vị trực thuộc Chi cục Thú y đã phát hiện 6.664 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, đã chuyển UBND địa phương quyết định xử lý 98 vụ và quyết định xử lý 6.566 vụ (cảnh cáo: 05 vụ, phạt tiền 6.561 vụ) với tổng số tiền thu phạt: 1.707.289.000 đồng. Trong đó:
+ Kinh doanh thịt chưa qua KSGM: 3.145 trường hợp; tang vật vi phạm: 13 con và 3.643 kg thịt trâu bò, 408 con và 54.605 kg thịt heo, 5.632 con và 3.850 kg thịt dê cừu; 161 con và 211 kg thịt gia cầm; thu tiền phạt 387.434.000 đồng;
+ Trốn tránh kiểm dịch tại các trạm KDĐV đầu mối giao thông: 261 trường hợp, thu tiền phạt 91.950.000 đồng;
+ Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy CNKD: 716 trường hợp. Tang vật vi phạm gồm: 35 con và 18.179 kg thịt trâu bò; 669 con heo mảnh và 13.665 kg thịt heo, 39 con và 418 kg thịt dê cừu; 96 con trâu bò sống, 3.369 con heo sống, 467 con dê cừu sống; 983 con và 9.024 kg thịt gia cầm, 3.543 con gia cầm sống, 114.194 quả trứng gia cầm; thu tiền phạt: 515.050.000 đồng; toàn bộ số gia cầm và sản phẩm gia cầm đều xử lý tiêu hủy theo quy định
+ Trong công tác quản lý hành nghề thú y, đã phát hiện, xử phạt 04 trường hợp sử dụng giấy Chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán thuốc thú y đã hết hạn.
So sánh với năm 2006, số vụ của năm 2007 có giảm 3.848 vụ (6.566/10.414 vụ) tuy nhiên số tiền xử phạt tăng 103.764.000đ (1.707.289.000đ/1.604.525.000đ);
- Phát hiện, xử lý 6.348 trường hợp vận chuyển, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, với số tang vật vi phạm: 603.981 quả trứng gà vịt, 124.571 quả trứng cút; 46.496 con gà vịt sống; 3.788 con và 23.467 kg thịt gà vịt làm sẵn, 46.280 con chim và 8.871 chim cút. Toàn bộ tang vật đều xử lý tiêu hủy theo quy định;
1.2.2. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y kinh doanh trên thị trường:
Từ đầu năm 2007 đến ngày 28/11/2007, Chi cục Thú y đã phát hiện, xử lý 478 trường hợp kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, tang vật gồm: 861 và 22.619 kg thịt heo, 1.185 kg thịt trâu bò.
1.2.3. Công tác phối hợp chống giết mổ trái phép:
Chi cục Thú y đã phối hợp ban ngành chức năng phát hiện, xử lý 65 trường hợp giết mổ gia súc và 17 trường hợp giết mổ gia cầm trái phép với số tang vật vi phạm: 464 con heo sống; 65 mảnh heo và 2.915 kg thịt heo pha lóc; 350 con gà vịt sống và 251 kg thịt gà vịt làm sẵn. Toàn bộ số gia cầm và sản phẩm gia cầm đều tịch thu, tiêu hủy.
2- Trong lĩnh vực lâm nghiệp:
Năm 2007, công tác quản lý sản xuất, vận chuyển và kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép như sau:
- Tổng số biên bản lập: 163 vụ: trong đó: biên bản buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép: 707 vụ (tăng 19 vụ so với năm 2006); mua bán kinh doanh động vật hoang dã trái phép: 38 vụ (tăng 55 vụ so với năm 2006)
Tang vật tịch thu:
+ Gỗ tròn thông thường: 39,23 m3; gỗ xẻ 94,12 m3; gỗ xẻ quí hiếm: 14,58 m3;
+ Động vật rừng hoang dã tịch thu: 503 con sống và 3.640 kg sản phẩm thịt động vật hoang dã các loại;
+ Tịch thu phương tiện: 7 xe honda, 16 ghe xuồng và 2 tủ cấp đông.
- Tổng số quyết định xử phạt: 137 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Thu nộp ngân sách: 1.797,9 triệu đồng
Trong đó: Tiền phạt hành chính: 447,3 triệu đồng
Trị giá hàng hoá tịch thu: 800 triệu đồng gỗ các loại: 600 triệu đồng; động vật hoang dã: 200 triệu đồng.
3- Trong lĩnh vực thủy sản:
Năm 2007, đã thực hiện tốt công tác quản lý chuyên ngành sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn TP, ngành thủy sản tiếp tục phát triển. Các doanh nghiệp đều nghiêm túc chấp hành các quy định của nhà nước và của ngành thủy sản về công tác quản lý giống, thức ăn, thú y thủy sản, sản xuất và xuất nhập khẩu lưu thông thủy sản trong nước. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đăng kiểm tàu cá trên 900 tàu cá
- Kiểm dịch tôm sú giống thủy sản giống đạt chất lượng cao;
- Kiểm tra các cơ sở thức ăn thủy sản trên địa bàn TP (nguyên liệu, hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật sản xuất thuốc) không phát hiện vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
III- KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT :
- Đề nghị các cơ quan chức năng Thành phố cần phối hợp công tác, tăng cường kiểm tra sản xuất và kinh doanh các loại nông, lâm, thủy hải sản trên địa bàn Thành phố nhất là quan tâm hỗ trợ trong công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi của các đối tượng cất dấu và vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trên các phương tiện xe khách, xe chuyên dùng, container, tacxi … nhằm thực hiện tốt công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT.
- Cần duy trì chế độ trích thưởng từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật tịch thu nhằm động viên, khuyến khích và góp phần tăng thu nhập cho lực lượng làm công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại.
- Năm 2007, đề nghị Ban 127/TP đề xuất UBND TP khen thưởng đơn vị Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT khen thưởng về thành tích thực hiện tốt Quyết định 127/QĐ-UBND TP./.
Phòng Kế hoạch Tài chính