1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:
Trong tháng 11/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:
- Tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa vụ Mùa năm 2007.
- Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.
- Tiếp tục thực hiện khảo sát thông tin tình hình thị trường và chất lượng giống; tuyên truyền pháp luật bảo vệ phát triển rừng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
- Theo dõi, kiểm tra các quận, huyện thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tình trạng bể bờ bao, tràn bờ, sạt lở gây ngập úng tại các vị trí xung yếu trên địa bàn thành phố; theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến cơn bão số 6 (bão Peipah), bão số 7 (bão Hagibis), bão số 8 (Mitag), cảnh báo và chỉ đạo triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với mọi tình huống, nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do bão gây ra.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.
2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:
2.1/ Trồng trọt:
2.1.1/ Vụ Mùa:
- Lúa vụ Mùa: Diện tích sạ cấy từ đầu vụ đến nay là 17.464 ha, đạt 88,9% so với cùng kỳ; trong đó, đã thu hoạch 1.361,3 ha.
- Rau vụ Mùa: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 2.901 ha, đạt 125,3 % so với cùng kỳ.
2.1.2/ Vụ Đông Xuân 2007 - 2008:
- Lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích sạ cấy từ đầu vụ đến nay là 56,1 ha.
- Rau vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 1.426,7 ha.
2.1.3/ Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:
a/ Trên lúa vụ Mùa:
- Diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng: Tổng diện tích nhiễm rầy đến nay là 1.576,6 ha, rầy có độ tuổi 3-4 và trưởng thành, phân tán trên diện rộng nhưng mật số thấp (dưới 500 con/m2).
- Diễn biến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tổng diện tích lúa nhiễm bệnh đến nay là 1.044,2 ha (quận 2 có 21 ha, quận 7 có 1,4 ha, quận Bình Tân 8 ha, huyện Bình Chánh 304,95 ha, huyện Nhà Bè 226,78 ha, huyện Cần Giờ 365 ha, huyện Củ Chi 33,25 ha, huyện Hóc Môn 83,85 ha). Trong đó:
+ Diện tích nhiễm nhẹ: 385,74 ha.
+ Diện tích nhiễm trung bình: 345,75 ha.
+ Diện tích nhiễm nặng: 239,58 ha.
+ Diện tích nhiễm rất nặng (trên 70%): 73,16 ha.
b/ Trên rau vụ Mùa: Do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.
2.2/ Chăn nuôi - Thú y:
2.2.1/ Tình hình dịch cúm gia cầm:
Dịch cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn thành phố. Tình hình dịch tễ tại hộ chăn nuôi bà Nguyễn Thị Lạc (Hóc Môn) và hộ bà Trần Thị Quang, huyện Củ Chi vẫn ổn định.
2.2.2/ Tình hình dịch bệnh trên gia súc:
Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc tại địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.
2.2.3/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:
- Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng như sau:
+ Số lượng kiểm soát giết mổ heo: 203.018 con.
+ Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò: 3.033 con.
+ Số lượng kiểm soát giết mổ dê: 557 con.
+ Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm: 1.119.531 con.
+ Tiêu độc sát trùng: 669.153 m2
- Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 353 trường hợp với tổng số tiền phạt là 107.440.000 đồng.
2.2.4/ Tình hình chăn nuôi gia cầm:
Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi 15 hộ, tổng đàn 57.430 con, chia ra: 168 con chim, 30 con đà điểu, 57.232 con gà (hộ bà Nguyễn Thị Lạc và hộ bà Trần Thị Quang).
2.2.5/ Tình hình chăn nuôi gia súc:
Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:
: Tổng đàn 366.830 con, đạt 122,28% kế hoạch năm 2007, đạt 99,89% so với cùng kỳ. Số hộ chăn nuôi là 14.105 hộ và 5 đơn vị quốc doanh.
b/ Trâu bò: Tổng đàn là 120.484 con, đạt 114,75% kế hoạch năm 2007, đạt 112,35% so với cùng kỳ, trong đó có 5.602 con trâu, 114.882 con bò, Số hộ chăn nuôi là 21.392 hộ, 3 đơn vị quốc doanh và Xí nghiệp Delta.
Kết quả công tác tiêm phòng gia súc đợt II/2007 tính đến nay như sau:
+ Trên đàn heo:
- Tiêm phòng Tụ huyết trùng: 65.233 con (2.028 hộ).
- Tiêm phòng Phó thương hàn: 61.380 con (2.006 hộ).
- Tiêm phòng Lở mồm long móng: 251.371 con (9.872 hộ).
- Tiêm phòng Dịch tả: 120.909 con (4.604 hộ).
+ Trên đàn trâu, bò:
- Tiêm phòng Lở mồm long móng: 63.821 con (11.910 hộ).
- Tiêm phòng Tụ huyết trùng: 33.866 con (4.519 hộ).
+ Trên đàn chó, mèo::
- Tiêm phòng bệnh Dại: 173.491 con (75.986 hộ).
- Tiêm phòng Đậu dê: 1.432 con (15 hộ).
2.3/ Nuôi trồng và khai thác thủy sản:
2.3.1/ Sản lượng: Sản lượng trong tháng ước đạt 6400 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 49.000 tấn, đạt 85,81% kế hoạch năm 2007, trong đó:
- Nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 5000 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 31.790 tấn, đạt 85,69% so với kế hoạch năm 2007.
- Diện tích nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng từ đầu năm đến nay ước đạt 10.700 ha, đạt 103,38% so với kế hoạch năm 2007.
2.3.2/ Khai thác: Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 1400 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 17.210 tấn, đạt 86,05% so với kế hoạch năm 2007. Riêng tôm sú trong tháng khai thác ước đạt 1.264 tấn.
2.3.3/ Cá cảnh: Sản xuất giống cá cảnh trong tháng ước đạt 1,5 triệu con, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 44 triệu con, đạt 110% so với kế hoạch năm 2007.
3/ Hoạt động lâm nghiệp:
3.1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:
- Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng và động vật hoang dã cho 657 lượt người.
- Tiếp tục phổ biến, cung cấp các văn bản pháp luật mới ban hành đã cung cấp 118 văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã.
- Tổ chức đưa tin tuyên truyền trên các báo Sài Gòn Giải phóng, báo Pháp luật, báo Thanh niên, báo Người Lao động, báo Nông nghiệp và Báo điện tử Việt Nam Net về đảm bảo an toàn tại các trại nuôi cá sấu trong mùa lũ, triều cường trên địa bàn thành phố.
- Khuyến cáo các tổ chức cá nhân gây nuôi động vật hoang dã (cá sấu, gấu,...) trên địa bàn thành phố tăng cường các biện pháp nhằm phòng tránh việc động vật hoang dã sổng chuồng khi xảy ra bão, lũ hoặc triều cường.
3.2/ Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:
- Trong tháng, Hạt kiểm lâm Cần Giờ đã phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương các xã và các đơn vị giáp ranh tổ chức 04 đợt truy quét bảo vệ rừng.
- Tổ chức 78 lượt tuần tra bảo vệ rừng, phối hợp với đơn vị chủ rừng thực hiện 20 lượt; tăng cường truy quét, ngăn chặn các đối tượng vận chuyển, mua bán, đào bắt địa sâm.
- Thu thập ý kiến nhân dân các xã nhằm sơ kết đánh giá hiệu quả thực hiện Quy ước bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư trong thời gian qua.
- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp xây dựng bản đồ trọng điểm cháy rừng.
- Tiếp tục tổ chức kiểm tra, thống kê diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Xây dựng kế hoạch theo dõi diễn biến rừng năm 2007.
3.3/ Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:
- Trong tháng, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 100 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã; đã phát hiện lập biên bản 32 vụ vi phạm hành chính.
- Đã phối hợp với Công an phường Phú Trung (quận Tân Phú), Công an Kinh tế quận 9 kiểm tra, lập hồ sơ 02 vụ vận chuyển trái phép lâm sản, tạm giữ 0,317 m3 gỗ Trắc xẻ, 01 xe ô tô, 01 xe tải.
- Nhận bàn giao của Cảnh sát Kinh tế huyện Hóc Môn 01 vụ vi phạm về động vật hoang dã (vắng chủ), tạm giữ là 22 kg Rùa, 11 kg Kỳ Đà còn sống.
- Nhận bàn giao của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tang vật của 01 vụ vi phạm về động vật hoang dã với 28 con chim các loại (03 chích chòe lửa, 21 Hoạ Mi, 04 con chim khuyên).
- Kiểm tra lâm sản nhập xưởng 29.646,718 m3 gỗ các loại, đóng búa Kiểm lâm 18.485,436 m3 gỗ các loại.
- Kiểm tra nhập trại nuôi 295 cá sấu (từ An Giang, Long An), 3.034 tấm da trăn (7.585 mét từ Hậu Giang).
- Cá sấu sinh sản qua kiểm tra trong tháng là 23.260 con.
- Lập biên bản kiểm tra cấp 4.896 mã số thẻ Cites, trong đó gồm 3.000 con cá sấu sống, 1.403 tấm da cá sấu muối, 493 tấm da thuộc để các doanh nghiệp làm thủ tục xin xuất khẩu.
- Gắn 3.850 thẻ Cites cho các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu, gồm 3.200 con cá sấu sống (xuất sang Trung Quốc), 400 tấm da cá sấu muối, 250 tấm da cá sấu thuộc (xuất sang Hàn Quốc).
- Kiểm tra các doanh nghiệp và hộ nuôi cá sấu về đảm bảo an toàn chuồng trại nhằm ngăn chặn cá sấu sổng chuồng do lũ và triều cường; đã yêu cầu 01 hộ nuôi cá sấu di dời do địa điểm nuôi không an toàn, có hiện tượng sụt lở đất do xây dựng sát bờ sông; khuyến cáo 01 doanh nghiệp thay mới hàng rào lưới B40 do có hiện tượng rỉ sét, không đảm bảo an toàn.
3.4/ Công tác cứu hộ động vật hoang dã:
Trong tháng, Chi cục Kiểm lâm đã xử lý tịch thu và tiếp nhận 93 con động vật hoang dã, gồm: 48 con rùa các loại, 09 con rái cá, 18 con kỳ đà, 01 con culi, 04 con kỳ tôm, 02 con dúi, 09 con têtê đưa về cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi.
- Tổ chức thả về rừng Bến Đình 29 con rùa, thả về rừng Cần Giờ 16 con kỳ đà, 02 Trăn gấm, 01 kỳ tôm.
3.5/ Công tác khác:
- Tham gia diễn tập phòng chống lụt bão từ ngày 20 đến 26/10/2007 trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Xây dựng phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm lâm.
- Tiếp tục phối hợp giám sát thi công công trình xây dựng Văn phòng Hạt kiểm lâm Cần Giờ, Trạm kiểm lâm An Thới Đông.
3.6/ Công tác gieo ươm, trồng cây phân tán:
Số cây giống được sản xuất tính đến nay là 36.215.220 cây, trong đó số cây giống do các doanh nghiệp và các hộ dân sản xuất là 35.947.870 cây.
4/ Tình hình sản xuất diêm nghiệp (tại huyện Cần Giờ):
4.1/ Tình hình sản xuất:
- Diện tích sản xuất: 1.360 ha, trong đó, xã Lý Nhơn 650 ha, xã Thạnh An 400 ha, xã Long Hòa 200 ha, Thị trấn Cần Thạnh 110 ha.
- Sản lượng: 81.850 ha tấn, vượt 9,4% so với kế hoạch, tăng 25,72% (16.750 tấn) so với cùng kỳ (vụ 2005 - 2006).
- Năng suất thu hoạch: 60,18 tấn/ha, cao hơn 12,18 tấn/ha so với cùng kỳ (vụ 2005 - 2006).
- Lao động nghề muối: 575 hộ.
- Đã tiêu thụ 75.650 tấn, giá bán hiện nay là 900 đồng/kg, tăng 450 đồng/kg so với cùng kỳ.
- Lượng mối tồn kho hiện nay: 6.200 tấn.
4.2/ Các hoạt động liên quan:
Trong tháng, Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ triển khai, hướng dẫn quy trình sản xuất muối sạch trên ruộng trải bạt cho các hộ dân tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
5/ Các hoạt động chuyên ngành:
5.1/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:
- Bình tuyển giống bò sữa: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 6.541 con, đạt 109 % kế hoạch năm 2007.
- Gieo tinh bò sữa cao sản: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 8.310 liều, đạt 70% kế hoạch năm 2007. Tổng số liều tinh được gieo trên địa bàn thành phố đến nay là 109.382 liều, trong đó Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi miền Nam và các đơn vị khác thực hiện 101.322 liều.
- Khảo sát đời sau các dòng tinh bò sữa: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 706 con, đạt 71% kế hoạch năm 2007.
- Quản lý giống bò sữa nông hộ: Lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 1690 con, đạt 169% kế hoạch năm 2007.
- Đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của một số hạt giống rau trong phòng thí nghiệm: Lũy kế đã thực hiện 64 mẫu.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình giống giai đoạn 2001 - 2005 và kế hoạch 2006 -2010.
- Phối hợp với Chi cục Thú y khảo sát và đề xuất các cơ sở nuôi heo đực giống sản xuất tinh tham gia mô hình trình diễn sản xuất giống.
- Tổ chức lớp tập huấn về đánh giá di truyền giống heo theo phương pháp BLUP do PGS.TS Trịnh Công Thành (Bộ môn Di truyền giống của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) giảng dạy.
- Ký Bản ghi nhớ Dự án Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) giữa Israel và thành phố Hồ Chí Minh.
- Các hoạt động đã hoàn thành: Thử nghiệm tính thích nghi của 1.000 m2 khổ qua trồng thử nghiệm trên địa bàn xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi; bình tuyển chọn giống cây ăn trái đầu dòng; thử nghiệm sản xuất một số giống rau theo công nghệ thủy canh, thử nghiệm tính thích nghi của một số giống rau…
5.2/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị thực hiện đợt kiểm tra liên tỉnh đợt 2 năm 2007.
- Phát hành 1.000 tờ bướm tuyên truyền công tác đặng ký, đăng kiểm và phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
- Tham gia diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Cần Giờ.
- Tập trung theo dõi số lượng tàu thuyền, số lượng thuyền viên, vị trí tọa độ,… nhằm đảm bảo công tác kiểm tra, quản lý, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động an toàn trên biển, kịp thời thông tin, cảnh báo kịp thời để phòng tránh, trú bão an toàn tuyệt đối trong cơn bão số 6, bão số 7 (bão Hagibis).
- Các hoạt động chuyên ngành: Xem Phụ lục đính kèm.
5.3/ Hoạt động phát triển nông thôn:
5.3.1/ Về Kinh tế hợp tác:
- Về nhóm liên kết các hợp tác xã sản xuất rau an toàn (gồm 6 hợp tác xã: Ngã Ba Giòng, Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Trung Lập, Phước An, Thành Trung - gọi tắt là nhóm liên kết R6): Đến nay đã thông qua Quy chế hoạt động của nhóm.
- Hợp tác xã bò sữa Tân Thạnh Đông: Đến nay đã tổ chức họp trù bị, thông qua điều lệ và phương hướng sản xuất kinh doanh với 24 hộ tham gia.
- Về Dự án nâng cao đời sống nông thôn của tổ chức CIDA: Đến nay đã thống nhất sẽ tổ chức 2 lớp huấn luyện kỹ năng thành lập Hợp tác xã nông nghiệp do Ông Alain Pluoff - Giám đốc Dự án IRDP trực tiếp giảng dạy, phối hợp với SOCODEVI (dự kiến tổ chức tại xã Tân Thạnh Đông).
- Tiếp tục điều tra, thu thập thông tin phục vụ xây dựng đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010.
5.3.2/ Tiến độ thực hiện Đề án thí điểm mô hình nông thôn mới tại ấp Chánh và dự án phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi:
- Phối hợp với địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai đề án tại Ủy ban nhân dân xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; triển khai các nội dung cụ thể của đề án và tổ chức đưa các hộ nông dân tại ấp Chánh tham quan, học tập mô hình sản xuất nông dân và phát triển cồng đồng tại miền Tây.
- Làm việc với Tập đoàn ChinFon và chuyên gia nông nghiệp Quỹ Phát triển nông thôn Đài Loan; hướng dẫn đoàn chuyên gia tham quan và chọn điểm xây dựng mô hình rau an toàn tại xã Nhuận Đức, chọn điểm xây dựng mô hình cây ăn trái tại xã Trung An; thông qua danh sách các nông dân tham gia khóa học tập ngắn hạn tại Đài Loan.
5.3.3/ Xây dựng, triển khai, kiểm tra thực hiện chính sách:
Tiếp tục tổ chức 11 lớp tập huấn về Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND tại các quận, huyện theo đề nghị của Ban Xóa đói Giảm nghèo thành phố và Hội Nông dân thành phố; tập huấn 1 lớp về Luật Hợp tác xã và các Nghị định liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế tập thể cho Ban vận động kinh tế tập thể xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
Tình hình thực hiện Chương trình 105:
Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006; đề án đầu tiên của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ngày 30/8/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là 354 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 169 phương án, huyện Cần Giờ có 12 phương án, huyện Bình Chánh có 06 phương án, huyện Củ Chi có 69 phương án, huyện Hóc Môn có 71 phương án, quận 12 có 09 phương án, quận 2 có 06 phương án, Quận Bình Tân có 01 phương án, quận 9 có 03 phương án và quận Thủ Đức có 08 phương án). Tổng số hộ vay là 5.816 hộ, tổng vốn đầu tư là 649.119,130 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 390.188,350 triệu đồng.
5.3.4/ Công tác khác:
Tổng hợp, xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Chương trình hành động của Thành ủy về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”.
5.4/ Hoạt động phòng chống lụt bão:
- Theo dõi, kiểm tra các quận, huyện thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tình trạng bể bờ bao, tràn bờ, sạt lở gây ngập úng tại các vị trí xung yếu trên địa bàn thành phố; theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến cơn bão số 6 (bão Peipah), bão số 7 (bão Hagibis), bão số 8 (Mitag), cảnh báo và chỉ đạo triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với mọi tình huống, nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do bão gây ra.
- Sơ kết công tác phòng, chống lụt, bão giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 10 tháng đầu năm 2007, triển khai nhiệm vụ 02 tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
- Kiểm tra tình hình sạt lở tại sông Rạch Giồng, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè và cùng địa phương, đơn vị bàn giải pháp khắc phục.
- Kiểm tra thực địa và đề nghị quận Thủ Đức khắc phục tình trạng ngập úng tại tổ 1, khu phố 6, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.
- Đề nghị các quận, huyện thống kê các chủ đất bỏ hoang, các dự án không xây dựng, gia cố bờ bao để tìm giải pháp khắc phục; triển khai thiết kế bờ bao theo thiết kế mặt cắt định hình.
- Đề nghị Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất các công trình phòng, chống lụt, bão xung yếu cần đầu tư trong năm 2008 của các quận, huyện.
- Tiếp tục xây dựng các bản đồ chuyên ngành và cập nhật dữ liệu cho website của Ban Chi huy Phòng, chống lụt, bão thành phố.
5.5/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:
- Tham gia tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế nông nghiệp nông thôn năm 2007 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11.
- Tổ chức lớp tập huấn về các chuyên đề “Xây dựng thương hiệu”, “Xu hướng tiêu dùng và yêu cầu tiếp cận thị trường EU đối với thực phẩm chế biến” và theo chương trình hợp tác với Công ty TNHH Metro Cash&Carry.
6/ Đánh giá chung:
- Vụ Mùa 2007 đang trong giai đoạn thu hoạch, nhìn chung, do có bước chủ động trong chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu vụ nên tình hình sâu bệnh hại lúa vụ Mùa 2007 không đáng kể.
- Việc duy trì và mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào 28 lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và hành chính công tại cơ quan Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả tốt.
- Công tác tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định:
+ Đã thành lập một số Hợp tác xã và Tổ Hợp tác sản xuất thực phẩm an toàn như: rau an toàn (nhóm R6 - liên kết các hợp tác xã sản xuất rau an toàn), chăn nuôi heo thịt an toàn (Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong), thủy sản (mô hình thí điểm quy phạm thực hành nuôi tôm tốt tại xã Lý Nhơn),... Trong đó, có 3 mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.
+ Tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn các điều kiện công bố sản xuất rau an toàn và công bố các sản phẩm rau an toàn theo quy định mới tại Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đã hoàn chỉnh chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, kết hợp kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu sản xuất trên 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
+ Đã hoàn chỉnh Dự thảo Quy định kiểm tra công nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, kiểm tra chứng nhận chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản chợ đầu mối nông sản Bình Điền.
- Công tác xúc tiến thương mại, hợp tác được duy trì tăng cường; tiếp tục phối hợp với hệ thống Metro Cash & Carry, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố (Saigon Co.op), Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre,… nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc giới thiệu và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của thành phố.
- Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được tăng cường để thu hút các tổ chức nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đạt một số kết quả khả quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp, nông hộ, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thương trường.
7/ Chương trình công tác tháng 12/2007:
Trong tháng 12/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:
1/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành giai đoạn 2006 - 2010 theo tiến độ (theo Quyết định 78/QĐ-SNN-VP ngày 26/02/2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố).
2/ Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; đặc biệt chú ý công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo.
4/ Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân năm 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.
5/ Tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên một số mặt hàng nông sản, từng bước triển khai thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành, đẩy mạnh chương trình hợp tác với các tỉnh nhằm kiểm soát chất lượng của sản phẩm trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
6/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; duy trì công tác cung cấp thông tin thị trường tại các chợ đầu mối, dự án hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường nông sản; đẩy mạnh hợp tác với và mở rộng thêm một số đơn vị khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố.
7/ Tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản.
8/ Tiếp tục công khai các thủ tục hành chính của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố trên website của Sở.
9/ Theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến triều cường, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và cho người, tàu cá hoạt động đánh bắt thủy sản trên địa bàn thành phố trong mùa mưa bão năm 2007.
10/ Chuẩn bị tổng kết công tác năm 2007 và triển khai kế hoạch Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố năm 2008.
|