SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
3
6
2
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Sáu 2012 3:50:00 CH

Thông tin tuần 25 từ ngày (18/6/2012 đến ngày 24/6/2012)

1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác:

- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm (H5N1), dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM) và công tác phòng chống triều cường…

- Tiếp tục triển khai hoàn thành và nâng chất 19 tiêu chí tại 06 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012; triển khai các dự án tại các xã nhân rộng trong giai đoạn 2011 – 2015.

- Tiếp tục thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và các chương trình trọng điểm của ngành trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

- Tiếp tục hoàn thành các dự án trọng điểm của ngành; các dự án công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường và bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước.

2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1. Trồng trọt (vụ Hè Thu 2012):

- Lúa: Đã xuống giống 5.423,7 ha, đạt 90,30% so với cùng kỳ năm 2011 (đã thu hoạch 75 ha).

 - Rau: Diện tích gieo trồng 3.668 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2011.

2.2. Chăn nuôi:

- Heo: Tổng đàn 327.504 con, tăng 6,29% so với cùng kỳ năm 2011.

- Trâu, bò: Tổng đàn 115.757 con, tăng 3,38% so với cùng kỳ năm 2011; có 111.306 con bò (trong đó có 87.610 con bò sữa, tăng 8% so cùng kỳ năm 2011).

- Dê, cừu:  Tổng đàn: 2.336 con, đạt 54,08% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó 1.685 con dê và 651 con cừu.

3. Các hoạt động chuyên ngành:

3.1. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:

- Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi: dịch cúm gia cầm (H5N1), dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM)...

- Chi cục Thú y đã phát hiện 99 điểm/36 chợ, khu vực kinh doanh gia cầm sống trái phép trên các tuyến đường trọng điểm tại 12 quận huyện và phát hiện 53 điểm/36 chợ, khu vực kinh doanh sản phẩm gia cầm không đúng quy định tại 12 quận huyện. Đồng thời Chi cục xử lý kỹ thuật tại các cơ sở giết mổ và thị trường: hủy 3.492 kg phụ phẩm, 135 con gà chết xe tại Cơ sở giết mổ An Nhơn; luộc 14 con heo và hạ phẩm 22 con heo tại các cơ sở giết mổ; hủy 30.627 quả trứng gia cầm và 1.374 quả trứng cút; xử lý 06 trường hợp kinh doanh sản phẩm không đạt chuẩn vệ sinh, phát hiện 93 trường hợp kinh doanh sản phẩm gia cầm không đúng quy định...

- Hiện nay nông dân đang tiếp tục xuống giống và thu hoạch vụ Hè Thu 2012, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tập trung theo dõi các hệ thống bẫy đèn để có biện pháp hướng dẫn nông dân gieo sạ né rầy, hướng dẫn nông dân xử lý hạt giống lúa trước khi gieo sạ; đồng thời khuyến cáo nông dân sau khi thu hoạch vệ sinh ruộng vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư cây trồng đem đốt hoặc chôn sâu, tiêu diệt cỏ dại, cày đất phơi ải để diệt mầm bệnh và luân canh với cây trồng khác nhằm hạn chế sâu bệnh cho vụ tới.

3.2. Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Hoạt động kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật: Kiểm soát giết mổ heo: 48.897 con, kiểm soát giết mổ trâu bò: 175 con, kiểm soát giết mổ gia cầm: 424.437 con; tiêu độc sát trùng: 176.878 m2, tiêu độc xe ô tô: 5.415 chiếc, tiêu độc xe hai bánh: 3.535 chiếc.

- Kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu: Thịt trâu bò: 163.163 kg, thịt heo: 74.936 kg, thịt gia cầm: 1.415.820 kg, thịt dê cừu: 9.789 kg, phụ phẩm gia cầm: 3.621 kg, phụ phẩm heo: 11.141 kg, phụ phẩm trâu bò: 1.770 kg.

3.3. Hoạt động diêm nghiệp:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ báo cáo định kỳ tình hình tiêu thụ muối trên địa bàn thành phố hằng tháng. Tính đến nay, số hộ tham gia sản xuất muối trên địa bàn huyện Cần Giờ là 673 hộ, tổng diện tích là 1.532,2 ha (gồm 1.430,2 ha muối đất và 102 ha muối trải bạt). Sản lượng thu hoạch 48.111 tấn (gồm muối đất 42.727 tấn và muối trải bạt 5.384 tấn muối trải bạt), sản lượng tiêu thụ 7.000 tấn (muối đất 6.100 tấn và muối trải bạt 900 tấn), sản lượng còn lại 41.111 tấn (muối đất 36.627 tấn và muối trải bạt 4.484 tấn). Giá muối mua tại ruộng: muối trắng 1.100 đ/kg; muối vàng 1.000 đ/kg; muối bạt 1.200 đ/kg.

3.4. Hoạt động lâm nghiệp, kiểm lâm:

- Tiếp tục triển khai thực hiện công trình trồng 500.000 cây ven sông rạch, kênh, rạch (các quận huyện đã nhận cây về trồng 36.600 cây); cung cấp cây trồng phân tán là 174.631 cây xanh các loại cho các đơn vị, trong đó các xã nông thôn mới là 29.330 cây; nâng cấp Trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo, trồng chuyển hóa - tu bổ rừng huyện Bình Chánh; chăm sóc cây Vườn Thực vật huyện Củ Chi; trồng rừng cảnh quan (22 ha) tại Đền tưởng niệm các vua Hùng, quận 9; triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn huyện Cần Giờ; triển khai tiếp nhận 82,54 ha rừng phòng hộ của Nông trường Láng Le, huyện Bình Chánh; tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.523 ha.

- Tổ chức 21 đợt tuần tra quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó phối hợp với chủ rừng 08 đợt, với 90 lượt người tham gia; kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ 27 lượt/27 cơ sở, cấp 03 sổ ghi nhập, xuất lâm sản; kiểm tra 803,355 m3 gỗ các loại nhập xưởng; kiểm tra, xác nhận đóng búa kiểm lâm 290,839 m3 gỗ tròn; kiểm kê gỗ tồn kho 05 cơ sở 446,381 m3 gỗ tròn, xẻ các loại. Xác nhận 81 hồ sơ lâm sản với khối lượng 3.144,811 m3 gỗ nguồn gốc nhập khẩu, 628,170 m3 gỗ rừng tự nhiên trong nước, 100 m3 gỗ vườn trồng và 315 sản phẩm chế từ gỗ vườn trồng 12,531 m3 quy đổi. Kiểm tra 11 cơ sở gây nuôi động vật rừng, 06 giấy phép vận chuyển đặc biệt, 10 giấy xác nhận nguồn gốc gây nuôi để vận chuyển xuất bán nội địa: 3.150 con cá sấu sống, 97 tấm da cá sấu thuộc, 985 kg rùa, 178 kg rắn các loại, 20 kg kỳ đà hoa, 08 con nhím, 141 con cầy vòi hương, 10 con đon. Cấp 09 mã số cites và 04 giấy xác nhận nguồn gốc làm thủ tục xuất khẩu 500 tấm da cá sấu muối, 300 tấm da trăn và 06 sản phẩm chế tác từ da cá sấu. Tiếp nhận cứu hộ 01 vượn đen má vàng, 01 culi nhỏ. Thả về vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh: 13 con kỳ đà vân, 17 con rùa núi vàng, 03 con cầy vòi hương và 02 rắn hổ mang chúa; trong tuần tại trạm có 01 con rùa răng và 01 con rùa núi vàng bị chết. Phát hiện và lập biên bản 02 vụ vi phạm về khai thác rừng trái phép.

3.5. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:                     

- Từ đầu năm 2012 đến nay, đã chứng nhận cho 47 tổ chức cá nhân, với tổng diện tích 16,17 ha, sản lượng dự kiến 1.551 tấn/năm; lũy kế từ đầu chương trình đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 157 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 03 hợp tác xã: Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợp tác xã Ngã 03 Giòng, Hợp tác xã Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 84,3203 ha, sản lượng dự kiến 9.940 tấn/năm.

- Tổ chức hội nghị và phối hợp thực hiện phát sóng Chương trình nông dân hội nhập, với  chủ đề: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố gặp gỡ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.6. Hoạt động phát triển nông thôn:

- Tiếp tục theo dõi tình hình vay vốn theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố; tính đến nay đã có 171 phương án, 799 hộ, tổng vốn đầu tư 654 tỷ đồng, tổng vốn vay trên 274 tỷ đồng; lũy kế từ đầu chương trình đến nay có 411 phương án, 2.093 hộ, tổng vốn đầu tư 1.354 tỷ đồng, tổng vốn vay có hỗ trợ lãi vay 685 tỷ đồng.

- Tổ chức tập huấn về cách thức thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã tại xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè. Triển khai điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu về hợp tác xã, tổ hợp tác năm 2012 đến các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, các quận 2, 8, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Thạnh.

- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn Thành phố triển khai kế hoạch tổ chức các hội thi: Tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, An toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại 6 xã thực hiện mô hình thí điểm nông thôn mới và 13 xã nhân rộng trong năm 2012.

- Tiếp tục triển khai hoàn thành một số tiêu chí, nâng chất các tiêu chí đã đạt tại 06 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012 (báo cáo tiến độ thực hiện, khảo sát các tuyến đường,...). Phối hợp với các đơn vị liên quan, địa phương triển khai các hạng mục đề án tại 52 xã nhân rộng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 (điều tra chỉ số hài lòng của người dân, điều tra thu nhập hộ gia đình...)

3.7. Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 07 lớp tập huấn: hệ thống tưới phun cho vườn rau ăn lá tại phường Hiệp Thành, quận 12; kỹ thuật trồng lan tại phường An Phú Đông, quận 12; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai tại phường Long Trường, quận 9; kỹ thuật nuôi tôm sú xen canh với cua tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và quản lý môi trường bằng men vi sinh tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ; kỹ thuật trồng lan cắt cành tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; kỹ thuật nuôi cá hồng kim tại phường Tam Phú, quận thủ Đức.

- Tổ chức 02 cuộc tham quan: đưa nông dân xã Bình Chánh, xã Tân Nhựt, xã Qui Đức, xã Hưng Long của huyện Bình Chánh đi tham quan mô hình trồng rau theo qui trình VietGAP tại huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn; đưa nông dân xã Tân Nhựt, xã Qui Đức, xã Bình Lợi của huyện Bình Chánh đi tham quan mô hình nuôi lươn tại thành phố Cần Thơ.

- Tổ chức hội thảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi tại phường Long Bình, quận 9.

- Tổ chức lượng giá  04 mô hình trình diễn: mô chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh (3 máy/3 hộ) tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; mô hình hệ thống nhà lưới và tưới phun tự động trên rau (1000 m2­/2 hộ) tại xã Tân Quí Tây, xã Tân Nhựt của huyện Bình Chánh; mô hình trồng lan cắt cành (500 m2/3 hộ) taị xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

- Triển khai 04 mô hình trình diễn: mô hình nuôi cá rô bán thâm canh trong ao (10.000 m2/3 hộ) tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; 02 mô hình trồng lan Dendrobium cắt cành (2.500 cây/3 hộ) tại xã Long Thới, xã Phước Lộc, xã Phú Xuân, xã Nhơn Đức của huyện Nhà Bè; mô hình nuôi cua thương phẩm từ con giống sinh sản nhân tạo (1 ha/2 hộ) tại xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn của huyện Cần Giờ.

- Tiếp tục phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân thành phố phát sóng trên sóng AM với chủ đề: phòng trừ bệnh tôm, nguyên nhân và cách khắc phục dừa bị “treo” (phần 2).

3.8. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển, lập lý lịch cho 66 con bò sữa, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện đạt 1.891 con bò sữa, đạt 63% kế hoạch. Từ khi thực hiện Chương trình phát triển giống bò sữa giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã bình tuyển gắn số tai và lập lý lịch cho 70.381 con và có hơn 80% tổng đàn bò đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa 84 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện đạt 1.332 con; theo dõi khã năng sinh sản, năng suất sữa bò nông hộ 42 con, lũy kế  từ đầu năm đến nay thực hiện đạt 2.721 con, đạt 68% kế hoạch năm.

- Giám định heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo: trong tuần tổ chức thực hiện 35 con, lũy kế đến nay đã thực hiện được 361 con tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp, Cấp I, Trại Bành Tỷ, Trại Thịnh Phát. Kết quả giám định sơ bộ cho thấy, đàn đực giống trại tư nhân có trên 96,3% đạt tỉ lệ đặc cấp và cấp I, quốc doanh có 100% đạt tỉ lệ đặc cấp. Con giống được nhập từ các nước phát triển có nguồn gốc lý lịch rõ ràng, đực giống được sử dụng nhiều nhất là Duroc: 28,33%, Landrace: 26,11%, PiDu: 16,72%, Pietrain: 10,5%, Yorshire: 11,24%; còn lại là các giống lai khác.

- Tiếp tục thu thập bộ sưu tập các giống hoa cây kiểng, hoa lan, cây ăn trái và gieo ươm các giống ớt, cải, cà chua; thử nghiệm mới các giống dưa lưới, cần tây tại Cơ sở Nhị xuân, huyện Hóc Môn.

- Tiếp tục theo dõi tính thích nghi các giống cây trồng tại các xã Nông thôn mới: trong tuần xuống giống thử nghiệm 1.000 m2 giống bí đao xanh tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Lũy kế đến nay đã thử nghiệm được 16.000 m2, trong đó xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi với diện tích 3.000 m2 (các giống lúa, bí đao và dưa leo), 1.000 m2 tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi (giống dưa leo), 3.000 m2 tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi với (các giống dưa leo, bí đao và mướp hương), 2.000 m2 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (các giống bí đao và dưa leo), 2.000 m2 tại xã Nhuận Đức và Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi với các giống bí đao và dưa leo, xã Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn với diện tích 3.000 m2 gồm các giống dưa leo, bí đao và mướp hương và 2.000 m2 giống bí đao tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh. 

3.9. Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 1.856,5 kg, sản phẩm động vật thủy sản 21.715,3 kg, cá cảnh 196.340 con, cá cờ 333 kg.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: 21.361 kg thức ăn công nghiệp; 3.645.060 kg nguyên liệu đã qua chế biến dùng trong sản xuất thức ăn; 13.555 kg chất bổ sung vào thức ăn; 163.500 kg thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản. Kiểm tra tàu cá hằng năm 03 chiếc.

 



Số lượt người xem: 4838    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm