Theo Công văn số 2164/STP-PBGDPL ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Sở Tư pháp thành phố, về tổng kết Đề án 2 Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008-2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình thực hiện như sau:
I/. Kết quả thực hiện:
1. Công tác củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực phổ biến giáo dục pháp luật được cấp Ủy, chính quyền và Công đoàn, Đoàn thanh niên Sở và đơn vị trực thuộc quan tâm phối hợp thực hiện.
- Từ năm 2008 đến 2012 căn cứ Chương trình công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch theo từng năm và tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi Sở.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được giao cho bộ phận Pháp chế Sở làm đầu mối triển khai thực hiện.
- Đối với các đơn vị trực thuộc có bộ phận pháp chế - thanh tra giúp thủ trưởng đơn vị thực hiện.
- Đa số cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là cán bộ chuyên môn được giao kiêm nhiệm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật theo lĩnh vực được phân công.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các phòng ban, đơn vị trực thuộc, đồng thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân hoạt động trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
Công chức, viên chức thực hiện công tác phổ biến giáp dục pháp luật chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu, văn bản pháp luật mới từ các nguồn văn bản đến, thông tin điện tử và tham gia các nuổi tập huấn do thành phố tổ chức, sau đó triển khai cho các cán bộ và người dân địa phương có liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Công tác biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật
- Công tác tuyên truyền miệng: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. Đây là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả, tiết kiệm, tạo sự gắn bó giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.
- Công tác biên soạn tài liệu: biên soạn, in, phát hành tài liệu nghiệp vụ, hỏi đáp, tờ gấp, về tuyên truyền pháp luật đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân liên quan.
- Phổ biến pháp luật thông qua tủ sánh pháp luật: Sở xây dựng tủ sách pháp luật để cán bộ, công chức nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật. Hàng năm có kế hoạch bổ sung đầu sách pháp luật mới, cung cấp luật, pháp lệnh nghị định thông tư do cơ quan nhà nước thẩm quyền ban hành.
- Phổ biến pháp luật thông qua hội thi, hội thảo: tổ chức, phối hợp tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do quận huyện, thành phố và TW tổ chức. Thông qua các cuộc họp, hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng báo cáo viên pháp luật.
II/. Đánh giá chung
1. Ưu điểm
- Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể; nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng tăng, từ đó chủ động tích cực tham gia và nghiên cứu văn bản pháp luật, thực thi công vụ đúng pháp luật.
- Nội dung phổ biến pháp luật không gói gọn trong lĩnh vực pháp luật chuyên ngành mà mở rộng ra các văn bản pháp luật chung, trong đó có các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống của cán bộ công chức như pháp luật về lao động, dân sự, kinh tế, tố tụng, . . .
- Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thể hiện rõ: Tình hình vi phạm pháp luật giảm, vụ việc khiếu nại, tố cáo giảm; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và đảng viên ngày càng cao.
2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Công tác phổ biến pháp luật có một số khó khăn như chưa có đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên chuyên nghiệp, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có tổ chức và bộ máy chuyên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kinh phí đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế.