SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
7
7
1
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Hai 2013 8:55:00 SA

Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2013

I.- Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

- Tiếp tục tập trung thực hiện Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2013.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020; Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015; các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025.

- Tập trung quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/2012/CT-UBND ngày 06/12/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013, với phương châm “Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn”.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản, thời gian từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.

 

II.- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

1.- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 02 tháng đầu năm 2013:

- Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 02 năm 2013 ước đạt 301 tỉ đồng, lũy kế 02 tháng đầu năm 2013 ước đạt 610,7 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 234 tỉ đồng, tăng 6,4% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: giá trị sản xuất ước đạt 226 tỉ đồng, tăng 5,1% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 4,5 tỉ đồng, tăng 2,3% so cùng kỳ.

+ Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 98,2 tỉ đồng, tăng 12,2% cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông nghiệp: đạt 48 tỉ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ thủy sản: đạt 4,2 tỉ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.

2.- Trồng trọt:

2.1.- Rau Đông Xuân: Diện tích gieo trồng trong vụ đến nay ước đạt 4.420 ha, đạt 89,1% so với cùng kỳ; trong đó rau an toàn là 4.332 ha, đạt 89,1% so với cùng kỳ.

2.2.- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng đến nay là 1.440 ha, tăng 22,9% so với cùng kỳ; trong đó mai: 500 ha, tăng 2% so với cùng kỳ, lan: 210 ha, tăng 11,1% so với cùng kỳ; hoa nền: 230 ha, tăng 53,3% so với cùng kỳ; kiểng, bonsai: 500 ha, tăng 45,8% so với cùng kỳ.

          2.3.- Cỏ thức ăn gia súc: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 4.000 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

2.4.- Lúa Đông Xuân: Diện tích gieo trồng vụ đến nay ước đạt 4.760 ha, đạt 84,6% so với cùng kỳ.

2.5.- Cây cao su: Tổng diện tích cao su đến nay là 3.945 ha, tương đương cùng kỳ.

2.6.- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái đến nay ước 10.000 ha, tương đương cùng kỳ.

3. Chăn nuôi:

- Bò: Tổng đàn 113.660 con, tăng 10,2% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa là 90.737 con, tăng 11% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 45.000 con, tăng 9,8% so với cùng kỳ.

- Trâu: Tổng đàn 5.779 con, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 375.944 con, tăng 12,5% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 50.544 con, tăng 9.5% so với cùng kỳ.

- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 187.500 con, tăng 7% so với cùng kỳ.

4. Về thủy sản:

- Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 02 năm 2013 ước đạt 3.430 tấn, lũy kế 02 tháng đầu năm 2013 ước đạt 7.799 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Sản lượng nuôi trồng: 3.599 tấn, đạt 94,5% so cùng kỳ.

+ Sản lượng đánh bắt: 4.200 tấn, tăng 29,2% so cùng kỳ.

+ Cá cảnh: 14 triệu con, tăng 16,7% so cùng kỳ. Số lượng cá cảnh xuất khẩu trong 02 tháng đầu năm 2013 là 767.433 con, đạt 91,4% so cùng kỳ.

5.- Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2013 cho các chủ đầu tư trực thuộc Sở và Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 02/02/2013 về giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2013 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành phố và vốn viện trợ phát triển (ODA), tổng cộng 305 tỉ đồng (kể cả 188 tỉ đồng phân bổ cho Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi), cụ thể như sau:

- Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố: 30 tỉ đồng.

- Trung tâm Công nghệ Sinh học: 83 tỉ đồng.

- Trung tâm Giao dịch và Triển lãm nông sản thành phố: 10 tỉ đồng.

- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi: 03 tỉ đồng.

- Ban Quản lý dự án QSEAP: 01 tỉ đồng.

- Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi: 188 tỉ đồng.

 

III.- Kết quả hoạt động một số lĩnh vực chuyên ngành:

 

          1. Tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013:

 

1.1 Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:

- Thực hiện Chỉ thị số 26/2012/CT-UBND ngày 06/12/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức đón Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013, Sở đã ban hành văn bản số 2217/SNN-VP ngày 18/12/2012 và Kế hoạch số 109/KH-SNN ngày 21/01/2013 về tổ chức đón Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013.

Trên tinh thần mừng Xuân Qúy Tỵ - năm 2013 với phương châm “Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn”, các đơn vị trực thuộc Sở đã hoàn tất cấp phát tiền thưởng và các khoản trợ cấp Tết cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động từ trước tết. Ngoài ra, các đơn vị thuộc Sở, nhất là đối với các đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn 05 huyện ngoại thành đã chủ động phối hợp giữa Chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động theo đặc thù của đơn vị nhằm khuyến khích, động viên, ghi nhận những đóng góp tích cực cho Ngành, cụ thể: hỗ trợ quà Tết cho các cán bộ công chức có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi và tặng quà Tết cho các đơn vị đang làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; thăm hỏi và tặng quà Tết cho các đơn vị chủ rừng, các hộ giữ rừng, cán bộ hưu trí, giáo viên, người lao động; cộng tác viên khuyến nông, bảo vệ thực vật và thú y; tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng Huỳnh Thị Phước, phường 15, Quận 10; tổ chức tặng 08 phần quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, và trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Thiên Phước của huyện Củ Chi.

- Tổ chức hội nghị tổng kết Ngành năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013; tổ chức họp mặt tất niên và tặng quà Tết cho cán bộ hưu trí của Ngành; tổ chức thăm hỏi, chúc thọ, tặng quà các cán bộ hưu trí là lãnh đạo Sở qua các thời kỳ.

- Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công đoàn Viên chức Thành phố (Ban Giám đốc, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM Sở và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Khối Dân – Chính – Đảng thành phố) tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các đơn vị thuộc Sở có trụ sở đóng trên địa bàn các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và quận 9, 12, Thủ Đức và trao tặng 614 phần quà (567 phần cá nhân, 47 phần tập thể). Ngoài ra, Đoàn TNCSHCM Sở đã vận động các doanh nghiệp hỗ trợ 60 phần quà Tết cho các đoàn viên, thanh niên của các đơn vị thuộc Sở có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại 05 huyện ngoại thành, các hộ giữ rừng tại huyện Cần Giờ.

- Một số đơn vị đã tổ chức Hội nghị cán bộ công chức – viên chức năm 2013 ngay từ trước Tết (gồm có Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn,…), để thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị, nhằm xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong năm 2013.

 

1.2. Công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan, đơn vị và tình hình tổ chức trực Tết:

- Sở đã ban hành Văn bản số 2217/SNN-VP ngày 18/12/2012 và Kế hoạch số 109/KH-SNN ngày 21/01/2013 về tổ chức đón Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013, Thông báo số 11/TB-SNN ngày 21/01/2013 về phân công cán bộ, công chức trực Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013 của Khối Cơ quan Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các đơn vị trực thuộc Sở đã hoàn thành việc phân công cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực 24/24 giờ vào các ngày nghỉ Tết (từ ngày 09/02 đến ngày 17/02/2013) tại cơ quan, đơn vị theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở; phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để sẵn sàng giải quyết các sự cố về an ninh trật tự nếu có xảy ra; thường xuyên thông tin báo cáo kịp thời cho Sở để tổng hợp báo cáo Thành phố.

- Lãnh đạo các đơn vị đã chỉ đạo các cơ sở thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ tại cơ quan; vận động cán bộ công chức, viên chức và người lao động tổ chức đón Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn.

 

1.3. Các hoạt động chuyên ngành:

 

1.3.1. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng:

Chi cục Bảo vệ thực vật đã phân công, theo dõi sát diễn biến tình hình sinh vật hại trên đồng ruộng, dự báo và hướng dẫn biện pháp phòng trị cho người dân, nhất là đối với sinh vật gây hại trên rau trong dịp Tết. Đồng thời tổ chức phân công cán bộ kỹ thuật trực phối hợp chặt chẽ với các cộng tác viên bảo vệ thực vật tại các xã tăng cường thực hiện công tác điều tra phát hiện, dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân 2012 - 2013, đặc biệt lưu ý tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa để kịp thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trị hiệu quả, nhất là đối với sinh vật gây hại trên rau trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ– năm 2013.

 

1.3.2. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm:

- Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản; đặc biệt công tác phòng chống và tiêm phòng dịch bệnh tai xanh trên heo (PRRS) theo Công văn số 3201/UBND-CNN ngày 08/03/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh heo tai xanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 192/BNN-TY ngày 15/01/2013 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Công văn số 5637/UBND-CNN ngày 03/11/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xử lý dứt điểm các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép trên địa bàn thành phố qua đó kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật – sản phẩm động vật trái phép, nhất là các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép; Công văn số 53/TY-KD ngày 10/1/2013 của Cục Thú y về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng Tết Nguyên đán.

 

1.3.3. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-SNN ngày 08/01/2013 về thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và Kế hoạch số 2184/KH-SNN ngày 13/12/2012 về kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong đợt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013. Trên cơ sở đó, các đơn vị thuộc Sở đã tập trung triển khai kế hoạch liên quan công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Qúy Tỵ– năm 2013, đặc biệt tại 03 chợ đầu mối (Chợ đầu mối Tam Bình – Thủ Đức, Chợ đầu mối Tân Xuân – Hóc Môn, Chợ đầu mối Bình Điền – Bình Chánh). Hiện 03 Chi cục (Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và BVNLTS sản) đang tập trung phối hợp với các quận huyện, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

 

1.3.4. Công tác đảm bảo nước hợp vệ sinh phục vụ người dân nông thôn:

Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thường xuyên kiểm tra đường ống, lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 315.486 nhân khẩu của 56.014 hộ dân ngoại thành, đảm bảo chất lượng nước theo đúng quy định; đồng thời phân công lực lượng trực 24/24 giờ tại 123 trạm cấp nước đảm bảo lượng nước sạch phục vụ người dân nông thôn ngoại thành trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Qúy Tỵ- năm 2013.

 

1.3.5. Công tác phòng chống triều cường, lụt bão và phòng cháy chữa cháy rừng:

- Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi cắt lịch phân công cán bộ, nhân viên trực Tết; phối hợp các sở ngành, quận, huyện tổ chức kiểm tra đê bao, các vị trí có nguy cơ sạt lở cao; thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với các đợt triều cường từ nay đến Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013, sẵn sàng ứng phó hỗ trợ kịp thời khi có các sự cố xảy ra trên các địa bàn, nhằm chủ động phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do triều cường, tạo điều kiện cho nhân dân an tâm vui xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh lập kế hoạch điều tiết nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán; tích trữ nước phòng chống hạn, phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô khu vực Hóc Môn – Bình Chánh, ven sông Sài Gòn.

- Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp đã triển khai phân công trực bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

 

1.4. Nhận định chung:

- Do có sự phân công chuẩn bị trực tết tốt ngay từ ban đầu cùng với việc sớm hoàn thành công tác chăm lo đời sống, tinh thần cho cán bộ nhân viên vào những ngày giáp Tết, các đơn vị thuộc Sở tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ - 2013 trên tinh thần “Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn”; tình hình an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan, đơn vị được giữ vững; đảm bảo lực lượng trực duy trì các hoạt động chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy rừng; phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; theo dõi diễn biến của triều cường nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời.

- Trong các ngày nghỉ Tết, trên địa bàn thành phố không xảy ra cháy rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên đất nông nghiệp; trên địa bàn quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Củ Chi, Bình Chánh tình hình bờ bao ổn định, chưa xảy ra sự cố bể bờ, tràn bờ; tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại thành phố trong thời gian Tết Nguyên Đán Quý Tỵ ổn định.

2. Lĩnh vực chăn nuôi – thú y:

- Tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản; đặc biệt là dịch bệnh Cúm gia cầm theo Công điện khẩn số 04/CĐ-BNN-TY ngày 05/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và công văn số 5637/UBND-CNN ngày 03/11/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xử lý dứt điểm các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép trên địa bàn thành phố; qua đó kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trái phép, nhất là các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép.

- Công tác vận chuyển nội địa động vật và sản phẩm động vật: Số lượng trâu bò hơi nhập về thành phố giảm bình quân 04 con/ngày (16,42%), tuy nhiên lượng trâu bò tuột lại tăng khoảng 52 con /ngày (11,38%). Số lượng heo hơi và heo bên giết mổ nhập từ các tỉnh về thành phố trong tháng đều tăng bình quân 2.022 con heo hơi/ngày (42,85%) và tăng khoảng 316 con heo bên/ngày (12,93%). Số lượng gia cầm sống và lượng gia cầm đã được giết mổ từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ trong tháng đều tăng so với cùng kỳ, bình quân tăng 17.809 con gà sống/ngày (42,72%) và tăng 7.086 con gia cầm tươi/ngày (16,69%), riêng lượng trứng gia cầm thì giảm nhẹ khoảng 4,69% so cùng kỳ.

- Công tác kiểm soát giết mổ: Số lượng giết mổ heo bình quân ở mức 6.747 con/ngày, tăng khoảng 1.080 con/ngày (19,07%) so với cùng kỳ 2012, do hiện nay giá cả heo hơi xuất trại tương đối cao (42.000 - 45.000 đồng/kg), đồng thời do nhu cầu tiêu thụ của người dân trong dịp Tết cổ truyền, nên sản lượng heo giết mổ tăng khá mạnh, đặc biệt trong các ngày cận Tết Nguyên đán, lượng heo giết mổ khoảng từ 8.000 đến 16.000 con/ngày (tăng 70-100% so với các ngày trước đó). Riêng lượng gia cầm giết mổ tăng khá mạnh, bình quân trong tháng tăng 18.853 con/ngày (49,21%) so cùng kỳ 2012 và tại thời điểm tuần cận Tết tăng khoảng 10-15% so với các tuần trong tháng 01/2013, do các cơ sở giết mổ tại Trung tâm An Nhơn mở rộng quy mô, tăng công suất và sản lượng, đồng thời lượng gà lông màu (gà thả vườn) và gà đẻ loại đưa vào giết mổ tăng cao để đáp ứng nhu cầu về gà cúng của người dân, nhất là vào những ngày cận Tết; riêng lượng gà trắng (gà công nghiệp thường để pha lóc) thì giảm hẳn.

- Công tác kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật: So với cùng thời điểm năm 2012, chỉ tiêu kiểm tra thịt heo nhập từ tỉnh về tăng 37% và thịt trâu bò giảm 11% so với cùng kỳ. Sản phẩm đông lạnh nhập khẩu (chủ yếu là thịt gà, thịt trâu bò, thịt heo, thịt dê cừu, phụ phẩm gà, phụ phẩm heo) tính đến ngày 31/01/2013 do Cơ quan Thú y Vùng VI chuyển qua bảo quản, kinh doanh tại các kho lạnh trên địa bàn thành phố, với khối lượng 4.845.778,54 kg/153 lô hàng, giảm 812.897kg (20,16%) so với cùng kỳ năm 2012; trong đó lượng thịt gà chiếm khoảng 70%, thịt trâu bò chiếm 28%, còn lại các sản phẩm khác.

- Công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm: Trong tháng 02 năm 2013, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 293 trường hợp với tổng số tiền là 332 triệu đồng (giảm 10,12% số trường hợp và giảm 7,71% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2012), với tang vật bị xử lý hủy gồm: 1.462 con gia cầm sống, 69 con chim các loại, 200 kg thịt heo, 23 con và 1.479 kg thịt gia cầm,  479 con và 1.401 kg heo sữa, 928 kg phụ phẩm trâu bò, 79 kg phụ phẩm gia cầm, 2.189 quả trứng gia cầm và 238 kg trứng cút (tổng cộng khoảng 8.645,3kg). Riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính gồm 17 trường hợp với số tiền phạt là 50 triệu đồng (giảm 55,26% trường hợp và giảm 39,02% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2012); lũy tiến 02 tháng đầu năm 2013 đã xử phạt 640 trường hợp với số tiền trên 658 triệu đồng (giảm 12,81% số trường hợp và giảm 16,06% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2012). Ngoài ra, các quận huyện cũng đã phối hợp tốt với các đoàn liên ngành kiểm tra, phát hiện, xử lý (không xử phạt) các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch: Kết quả đã xử lý 721 trường hợp với tang vật tiêu hủy gồm: 3.815 con gà sống (trong đó có 747 con gà đá); 457 con vịt sống; 148 con và 2.698 kg thịt gà; 169 con và 15 kg thịt vịt; 140 kg phụ phẩm gia cầm; 346 con chim; 179 con cút; 22.453 quả trứng gia cầm, 3.240 quả trứng cút; 1.273 kg thịt heo; 421 kg phụ phẩm heo; 1.431 kg thịt bò; 2.683 kg phụ phẩm bò; 30 kg thịt dê; 01 con bê; 127 con và 2.433 kg heo sữa, 42 kg dê, 95kg sản phẩm chế biến (tổng cộng khoảng 22.398,9 kg); lũy tiến 02 tháng đầu năm 2013 đã xử lý 1.243 trường hợp với tang vật tiêu hủy gồm: 1.791 kg thịt heo, 8.751 con gia cầm sống, 555 con và 3.456 kg thịt gia cầm tươi, 90.632 quả trứng gia cầm, 19.980 quả trứng cút, 239 con và 3.290 kg heo sữa, 01 con bê, 02 con và 72 kg thịt dê, 5.234 con cút, 1.055 con chim, 1.431 kg thịt bò, 95kg sản phẩm chế biến, 3.423 kg phụ phẩm động vật. (tổng cộng khoảng 40.512,5 kg).

3. Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật:

3.1. Tiếp tục triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân 2012 – 2013. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả.

3.2. Tình hình hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013:

3.2.1. Tình hình sản xuất hoa – cây kiểng:

- Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố năm 2012 đạt 2.010 ha, tăng 47 ha (2,4%) so với năm 2011; trong đó diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 ước khoảng 1.186,42 ha, tăng 1,0% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan, bon sai và cây kiểng. Riêng diện tích trồng mai không tăng.

+ Mai: Diện tích sản xuất phục vụ Tết đạt 483,1 ha, không tăng so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở 02 quận: Thủ Đức 137,0 ha, chiếm 28,4%; quận 12: 136,1 ha, chiếm 28,2% diện tích mai của toàn thành phố.

          + Bonsai, kiểng: Diện tích đạt 360,1 tăng 4,9% so với cùng kỳ, Củ Chi là huyện có diện tích trồng kiểng, bon sai nhiều nhất 220,0 ha (chiếm 61,1% diện tích bon sai, kiểng thành phố). Kế đến là quận 12 với diện tích 42,6 ha (chiếm 11,8 diện tích bonsai, kiểng thành phố. Bon sai, kiểng của thành phố rất đa dạng và phong phú về chủng loại, gồm: phong lá đỏ, mai chiếu thủy, mai ngọc nữ, cần thăng, vạn niên tùng…..Chủng loại cây kiểng gồm: kim quất, thiên tuế, cau các loại, kim phát tài, phước lộc thọ, trầu bà, nguyệt quế, sanh, si, hồng lộc, sứ Thái…

          + Hoa lan: Diện tích đạt 199,9 ha, là chủng loại tăng khá mạnh trong dịp Tết, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Chủng loại hoa lan sản xuất trong dịp Tết của thành phố chủ yếu là Dendrobium và Mokara; một ít Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda.

          + Hoa nền: Diện tích sản xuất phục vụ Tết đạt 164,3 ha, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Chủng loại rất đa dạng bao gồm cúc, vạn thọ, sống đời, huệ, mồng gà, mãn đình hồng...

3.2.2. Tình hình tiêu thụ và kinh doanh:

Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, thành phố là thị trường tiêu thụ hoa kiểng rất đa dạng, phong phú. Hoa, cây kiểng từ các tỉnh đưa về cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân thành phố, ngược lại hoa, cây kiểng (chủ yếu là mai) của thành phố được đưa đi tiêu thụ tại một số tỉnh phía Bắc. Ngoài những chợ hoa Tết cấp thành phố được tổ chức tại các địa điểm như: Công viên 23/9, Công viên Gia Định, Công viên Lê Văn Tám; tại các quận, huyện cũng được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép tổ chức chợ hoa Tết (65 điểm), đây vừa là nơi thi tài của những nghệ nhân, vừa là nơi mua bán hoa, cây kiểng.

a. Giá trị sản xuất:

Lượng hoa kiểng sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 khoảng 677 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ (tăng 35,4% so với cùng kỳ); 2,65 triệu chậu lan (tăng 6,0% so với cùng kỳ); 3,9 triệu cành lan (tăng 8,3% so với cùng kỳ); 7,3 triệu chậu hoa nền (tăng 15,9% so với cùng kỳ) và 1,6 triệu chậu mai (không tăng so với cùng kỳ). Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Quý Tỵ khoảng 1.498,2 tỷ đồng (tăng 14,6% so với cùng kỳ là 1.307 tỷ đồng)

- Mai vàng: ước 730,2 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng giá trị sản xuất hoa, cây kiểng Tết, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Mai vàng là chủng loại chính đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất hoa, kiểng trong dịp Tết Nguyên đán.

- Bonsai và kiểng các loại: ước 251,05 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị sản xuất hoa, cây kiểng Tết, tăng 7,9% so với cùng kỳ.

- Hoa lan (chậu và cắt cành): ước 350,0 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng giá trị sản xuất hoa, cây kiểng Tết, tăng 18,2% so với cùng kỳ. Hoa lan là một chủng lọai mới phát triển trong những năm gần đây, có mặt hầu hết ở các quận huyện và đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất hoa kiểng Tết.

- Hoa nền (chậu): ước 167,0 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng giá trị sản xuất hoa kiểng Tết, tăng 25,6% so với cùng kỳ.

b. Kết quả tổ chức “Khu hoa, cây kiểng của nông dân thành phố Hồ Chí Minh” tham gia chợ hoa Tết Quý Tỵ 2013 tại công viên 23/9:

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức 156 gian hàng đại diện cho 730 nông dân của 9 quận, huyện trên địa bàn thành phố tham gia (tăng 6 gian hàng, 30 nông dân so với cùng kỳ), các loại hoa, cây kiểng gồm nhiều chủng loại: mai, tắc, lan, bonsai, kiểng lá, hoa nền.

Nhìn chung, chợ hoa diễn ra đúng chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân là trưng bày và tiêu thụ sản phẩm hoa cây kiểng chủ yếu được sản xuất tại thành phố. Thông qua hình ảnh được triển lãm tại nhà điều hành; những thông tin, chính sách, chương trình của thành phố phục vụ chương trình hoa cây kiểng được tuyên truyền, phổ biến và thu hút được sự quan tâm của người dân, đặc biệt là người chơi hoa cây kiểng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Chủng loại hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đa dạng và phong phú. Ngoài các loại hoa, cây kiểng được sản xuất tại thành phố, còn có nhiều loại hoa, cây kiểng từ các tỉnh nhập về như hoa mai từ các tỉnh miền Tây, miền Trung; hoa nền (hoa cúc, mào gà…) từ miền Tây, các loại hoa ôn đới (ly, hồng, kiết tường…) từ Lâm Đồng. Ngoài ra có hoa lan nhập từ Đài Loan, Thái Lan, hoa đỗ quyên, trạng nguyên nhập từ Trung Quốc.

- Giá các loại hoa, cây kiểng tăng từ 10 – 20% so với cùng kỳ năm trước, riêng giá hoa lan và hoa nền tăng cao do nhu cầu tiêu thụ tăng ở thành phố và các tỉnh phía Bắc.

- Ngoài những chợ hoa Tết cấp thành phố tại Công viên 23/9, Công viên Gia Định, Công viên Lê Văn Tám; tại các quận, huyện cũng được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép tổ chức chợ hoa Tết (65 điểm), đây vừa là nơi thi tài của những nghệ nhân, vừa là nơi mua bán hoa, cây kiểng.

4. Lĩnh vực lâm nghiệp, kiểm lâm:

- Tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.492,82 ha (theo Quyết định số 4126/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt số liệu hiện trạng rừng trên địa bàn thành phố năm 2011.

- Chi cục Lâm nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cây giống phân tán năm 2013 (gồm 246.000 cây bóng mát, 119.000 cây mọc nhanh), tiếp tục triển khai thực hiện một số hạng mục của “Đề án quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng, cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục chăm sóc cây trồng tại Vườn Thực vật huyện Củ Chi và rừng cảnh quan tại Đền tưởng niệm các vua Hùng, quận 9; xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 106 lượt tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay tổ chức 188 lượt); phối hợp với chủ rừng thực hiện 29 lượt tuần tra  bảo vệ rừng trên địa bàn (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay tổ chức 49 lượt); phối hợp với các chủ rừng kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng 40 lượt (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay tổ chức 99 lượt); phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 09 lượt (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay tổ chức 20 lượt). Tổ chức công tác trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố và các đơn vị Hạt Kiểm lâm Củ Chi, Cần Giờ và Đội Kiểm lâm cơ động; tham gia diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.

- Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã: Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 226 lượt/221 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh gỗ, lâm sản khác (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay tổ chức 372 lượt/367 cơ sở); kiểm tra lâm sản theo báo cáo tồn kho tại 02 cơ sở với 220,138 m3 gỗ xẻ các loại chưa tiêu thụ được. Công tác pháp chế đã xác nhận 343 lượt hồ sơ lâm sản hợp pháp với 74 sừng sơn dương và 13.255 m3 gỗ các loại có nguồn gốc nhập khẩu, 1.173 m3 gỗ các loại từ rừng tự nhiên trong nước, 3.204 kg dăm mảnh gỗ gió bầu, 546 sản phẩm gỗ hoàn chỉnh từ nguyên liệu rừng trồng. Cấp 05 sổ ghi chép xuất nhập lâm sản (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay 09 sổ). Kiểm tra buôn bán động vật hoang dã  trái phép 10 lượt (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay tổ chức 19 lượt). Lập biên bản 09 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay 17 vụ), tạm giữ: 9,255 m3 gỗ xẻ, 1,14 ster củi, 40 kg, 78 con động vật hoang dã các loại. Xử lý vi phạm hành chính 07 vụ, tịch thu: 12,384 m3 gỗ xẻ, 1,14 ster củi, 219 kg, 383 con động vật hoang dã; thu nộp ngân sách nhà nước trên 99 triệu đồng (lũy kế từ đầu năm 2013 đến nay thu nộp trên 149 triệu đồng).

- Công tác gây nuôi động vật hoang dã: Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Cảnh sát môi trường thành phố kiểm tra an toàn chuồng trại, vệ sinh môi trường 09 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Quận 11 và Quận 1; tổ chức kiểm tra gây nuôi động vật hoang dã 64 lượt cơ sở, cấp 2.155 mã số thẻ cites, gắn 1.200 thẻ cites để làm thủ tục xuất khẩu 1.200 con cá sấu sống, 08 tấm da cá sấu thuộc, 1.427 sản phẩm làm từ da cá sấu, 300 tấm da trăn đen, 31 sản phẩm làm từ da trăn đi nước ngoài; cấp 27 giấy phép vận chuyển đặc biệt và 59 giấy xác nhận để xuất bán đi các địa phương trong nước: 1.885 con cá sấu sống, 1.985 kg rắn, 1.687 kg rùa, 490 kg kỳ đà, 54 con nhím, 28 con cầy vòi hương, 330 con le le, 160 con cua đinh, 42 con chim trĩ đỏ, 18 con công Ấn Độ và 08 con đà điểu.

- Công tác cứu hộ động vật hoang dã: Chi cục Kiểm lâm đã tiếp nhận cứu hộ 42 cá thể do các đơn vị, cá nhân chuyển giao, giao thả các nơi 33 cá thể; tính đến nay có 181 cá thể thuộc 35 loài đang được chăm sóc cứu hộ.

5. Lĩnh vực thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 1.756 chiếc, với tổng số thuyền viên là 6.900 người; trong đó, tổng số tàu thuyền có công suất lớn hơn 90 CV là 136 chiếc, với tổng số thuyền viên là 1.313 người; tổng số tàu thuyền có công suất từ 20 CV đến 90 CV là 800 chiếc, với tổng số thuyền viên là 3.082 người; tổng số tàu thuyền có công suất dưới 20 CV là 820 chiếc, với tổng số thuyền viên là 2.505 người. Tổng số phương tiện đã kiểm tra: 25 chiếc, trong đó: kiểm tra đăng ký mới 03 chiếc, kiểm tra hàng năm 14 chiếc, kiểm tra cấp lại giấy đăng ký 03 chiếc, kiểm tra hủy bộ 04 chiếc, sang tên 01 chiếc. Cấp và gia hạn gấy phép khai thác thuỷ sản 18 chiếc.

- Công tác nuôi trồng thủy sản: Số lượng giống thả nuôi trong tháng tại huyện Nhà Bè và Cần Giờ gồm có 11,53 triệu con tôm sú và  82,17 triệu con tôm thẻ chân trắng. Triển khai 02 đợt mẫu nước xét nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật quan trắc cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại 17 điểm thuộc địa bàn các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh và thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm môi trường nước bằng SMS định kỳ hàng tháng vào ngày 01 và 15 Âm lịch đến các hộ nuôi và cơ quan liên quan để chủ động xử lý khi cấp nước vào ao nuôi.

- Công tác quản lý chất lượng thủy sản: Kiểm tra ngoại quan, cảm quan sản phẩm thủy sản tươi ướp đá là 12.500 tấn, kết quả đều đảm bảo độ tươi, không lẫn tạp chất; phối hợp với Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền (Bình Chánh) lấy 32 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the đều không phát hiện dư lượng. Tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại 42 điểm kinh doanh thủy sản theo Thông tư 55/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó 38 điểm kinh doanh được xếp loại B. Tiến hành kiểm tra, đánh giá lần đầu cho 01 cơ sở thu mua thủy sản với kết quả xếp loại A, 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm và các sản phẩm dạng mắm với kết quả xếp loại B.

- Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản nhập khẩu và kiểm dịch thủy sản xuất khẩu: Số bộ chứng thư cấp là 387 bộ, trong đó: xuất khẩu 253 bộ và nhập khẩu 134 bộ. Kiểm tra 2.438.593 kg thức ăn thủy sản và 996.045 kg sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm dịch 767.433 con động vật thủy sản và 174.340 kg sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu.

- Công tác kiểm nghiệm: Tiến hành phân tích được 50 mẫu nước đầu nguồn và 13 mẫu nước ao nuôi thu định kỳ ở huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Kiểm nghiệm thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn bằng phương pháp vi sinh gồm: Salmonella:17 mẫu, Aspergillus flavus: 12 mẫu, E.coli: 07 mẫu, Artemia: 17 mẫu, kết quả đều không phát hiện.

 

- Công tác thanh tra, kiểm tra hàng hóa chuyên ngành thủy sản: Phát hiện 01 lô hàng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản không đạt chất lượng: Probio Aqua Clean (Powder), khối lượng: 2.600 kg; phối hợp với Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra 01 cơ sở kinh doanh thủy sản tươi sống phát hiện 712 kg cá Tầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã chuyển các đơn vị liên quan xử lý.

6. Lĩnh vực thủy lợi, phòng chống lụt bão:

- Công tác thủy lợi: Phối hợp các quận, huyện kiểm tra thực địa tình hình quản lý, vận hành công trình thủy lợi nhằm phục vụ công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2012 2013 trên địa bàn thành phố; xây dựng đề cương, dự toán, các thủ tục đầu tư mốc chỉ giới công trình thủy lợi và dự toán phục hồi mốc cảnh báo ngập lụt năm 2013; kiểm tra cao độ công trình phòng chống lụt bão huyện Hóc Môn.

- Công tác phòng chống lụt bão: Tổ chức trực ban để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, triều cường nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả; phối hợp các sở ngành, quận, huyện tổ chức kiểm tra đê bao, các vị trí có nguy cơ sạt lở cao; thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với các đợt triều cường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013, sẵn sàng ứng phó hỗ trợ kịp thời khi có các sự cố xảy ra trên các địa bàn, nhằm chủ động phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do triều cường, tạo điều kiện cho nhân dân an tâm vui xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị trong công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (có ảnh hưởng lớn) trên địa bàn thành phố. Tổng hợp đề xuất đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng, chống lụt, bão - tìm kiếm cứu nạn và kinh phí thực hiện Kế hoạch Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiện tai dựa vào cộng đồng năm 2013 của các sở, ngành, đơn vị thành phố và quận, huyện. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo phản ánh chất lượng công trình bờ bao rạch Cầu Làng, phường Hiệp Bình Phước; rạch Thủ Đức, phường Linh Đông; rạch Đĩa, phường Hiệp Bình phước và Phường Tam Bình, quận Thủ Đức.

- Công tác quản lý môi trường và biến đổi khí hậu: Tiếp tục tham gia Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu” thực hiện Đề cương “Khảo sát chất lượng nguồn nước mặt hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh năm 2013”, tính đến tháng 02 quan trắc 35/199 mẫu. Ban hành kế hoạch kiểm tra việc xả nước thải vào hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh năm 2013.

7. Lĩnh vực phát triển nông thôn:

- Về kinh tế tập thể: Tiếp tục tư vấn thành lập Hợp tác xã bò sữa và Tổ hợp tác rau tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn và Hợp tác xã bò sữa Thành Công tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.

- Về thực hiện chính sách: Phối hợp với các sở ngành, quận huyện hoàn thành dự thảo thay thế Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Từ đầu năm 2013 đến nay, có 85 quyết định phê duyệt, 287 hộ với tổng số vốn đầu tư 118 tỷ đồng, tổng vốn vay 67 tỷ đồng. Lũy tiến từ khi triển khai Quyết định 36/2011/QĐ-UBND đến nay có 1.329 quyết định phê duyệt, 6.831 hộ, tổng vốn đầu tư 2.846 tỷ đồng, tổng vốn vay có hỗ trợ lãi vay 1.631 tỷ đồng; trong đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt 04 dự án vay vốn với tổng số vốn vay có hỗ trợ lãi vay là 47,3 tỷ đồng.

- Về phát triển ngành nghề nông thôn: Hoàn chỉnh đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Xây dựng biểu mẫu điều tra gây nuôi chim yến (trong đó tập trung vào nội dung số lượng nhà nuôi, quy mô, năng suất, hiệu quả, phương pháp dẫn dụ, tình trạng ô nhiễm…).

- Về diêm nghiệp: Tính đến nay tổng số hộ tham gia sản xuất muối trên địa bàn huyện Cần Giờ là 670 hộ, với tổng diện tích sản xuất là 1.513,6 ha (gồm 1.317,6 ha muối đất và 196 ha muối trải bạt). Sản lượng thu hoạch niên vụ 2012-2013 (từ tháng 11/2012 đến nay) là 5.700 tấn (gồm muối đất 3.400 tấn và muối trải bạt 2.300 tấn muối trải bạt), sản lượng tiêu thụ 3.000 tấn (gồm muối đất 1.000 tấn và muối trải bạt 2.000 tấn muối trải bạt), sản lượng còn lại 2.700 tấn (gồm muối đất 2.400 tấn và muối trải bạt 200 tấn muối trải bạt).

8. Lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 317.547 nhân khẩu của 56.429 hộ dân ngoại thành. Trong tháng đã lắp đặt thêm 482 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng.

- Về chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm đã triển khai báo cáo kết quả điều tra thu nhập thông tin Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2012.

9. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

 - Tham gia triển lãm tại lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh – Đón chào năm mới 2013” tại Công viên 23 tháng 9; tổ chức chợ hoa Tết cho nông dân Thành phố với 156 gian hàng đại diện cho 730 nông dân của 9 quận, huyện trên địa bàn thành phố tham gia (tăng 6 gian hàng, 30 nông dân so với cùng kỳ), các loại hoa, cây kiểng gồm nhiều chủng loại: mai, tắc, lan, bonsai, kiểng lá, hoa nền. Chủng loại hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đa dạng và phong phú. Ngoài các loại hoa, cây kiểng được sản xuất tại thành phố, còn có nhiều loại hoa, cây kiểng từ các tỉnh nhập về như hoa mai từ các tỉnh miền Tây, miền Trung; hoa nền (hoa cúc, mào gà…) từ miền Tây, các loại hoa ôn đới (ly, hồng, kiết tường…) từ tỉnh Lâm Đồng. Giá các loại hoa, cây kiểng tăng từ 10 – 20% so với cùng kỳ năm trước, riêng giá hoa lan và hoa nền tăng cao do nhu cầu tiêu thụ tăng ở thành phố và các tỉnh phía Bắc.

- Thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập” với chủ đề “Tổng kết Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012”; tiếp tục hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân về xây dựng website, thiết kế logo, nhãn hiệu, tờ bướm.

- Về kết quả chứng nhận VietGAP: Từ đầu năm 2013 đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 17 tổ chức, cá nhân (là xã viên của các Hợp tác xã Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt, Phước An, Liên tổ Tân Trung; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 7,236 ha, tương đương 32,27 ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 305 tấn/năm. Lũy kế từ năm 2010 đến nay đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 329 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích là 145,6888 ha, tương đương 649,77 ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm.

10. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi: Tiếp tục tổ chức bình tuyển, lập lý lịch cho 47 con, lũy kế thực hiện 126 con bò sữa; khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa là 18 con, lũy kế đạt 83 con; theo dõi khả năng sinh sản, năng suất sữa bò nông hộ là 114 con, lũy kế đạt 947 con; đang xử lý số liệu đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP 4 đợt trong năm 2012 là 6.120 con.

- Công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng: Tiếp tục sưu tập 06 giống hoa kiểng, trồng lọc dòng và bảo tồn 36 dòng/giống rau, sưu tập khoảng 01 ha giống cây ăn trái gồm 8 chủng loại; tiếp tục theo dõi kết quả thử nghiệm tính thích nghi các giống dưa hấu vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh với diện tích 1.000 m2 gồm 5 giống dưa hấu. Kết quả bước đầu đã xác định được giống dưa hấu HMN98 của Công ty Trang Nông phù hợp với thị trường.

- Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel: Đã triển khai thực hiện dự án gồm 13 gói thầu với diện tích khoảng 9,8 ha, trong đó diện tích phục vụ xây dựng chuồng trại là 3,8 ha và khu vực trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 6 ha (đạt khoảng 90% so với kế hoạch), chuyển bò sữa về nuôi tại trại thực nghiệm với 120 con.

11. Chương trình xây dựng nông thôn mới:

11.1. Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm:

 

- Xã Tân Thông Hội đạt 19/19 tiêu chí; xã Thái Mỹ đạt 19/19 tiêu chí; xã Xuân Thới Thượng đạt 17/19 tiêu chí; xã Tân Nhựt đạt 17/19 tiêu chí; xã Nhơn Đức đạt 17/19 tiêu chí; xã Lý Nhơn đạt 19/19 tiêu chí. 05 xã đã tổng kết cấp xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp các sở ngành chuẩn bị tổng kết 05 xã điểm cấp thành phố, dự kiến tổ chức vào ngày 26/02/2013.

- Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định điều chỉnh dự án của 6 xã nông thôn mới với tổng vốn đầu tư là 3.533.660 triệu đồng, tăng so với Quyết định ban đầu là 990.271 triệu đồng. Trong đó, ngân sách thành phố trên 789.579 triệu đồng, dân – cộng đồng – doanh nghiệp trên 200.692 triệu đồng.

11.2. Kết quả thực hiện tại 50 xã nhân rộng:

- Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo đang tiến hành hướng dẫn, giúp các xã hoàn chỉnh đề án 50 xã để trình Cơ quan thường trực thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự án. Đến nay, đã trình Ủy ban nhân dân thành phố đã xem xét, phê duyệt 5/5 đề án của 5 xã: xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh), xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ), xã Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), xã Phước Lộc (huyện Nhà Bè), xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn).

- 17 xã đã gửi xin ý kiến góp ý của các sở ngành, 22 xã đang được Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thẩm định chuẩn bị trình sở, ngành góp ý; còn lại 06 xã chưa gửi về Tổ Công tác giúp việc để thẩm định.

IV.- Một số nhận xét, đánh giá chung:

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 02 năm 2013 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,8% so cùng kỳ 2012, trong đó trồng trọt tăng 6,4%, chăn nuôi tăng 5,1%, thủy sản tăng 12,2%, dịch vụ nông nghiệp tăng 6,7%, dịch vụ thủy sản tăng 5%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích hoa kiểng tăng 22,9% (trong đó mai tăng 2%, lan tăng 11,1%, hoa nền tăng 53,3%, kiểng, bonsai tăng 45,8%), đàn bò sữa tăng 11%, tổng sản lượng thủy sản tăng 10,5%, cá cảnh tăng 16,7%,…

- Do có sự phân công chuẩn bị trực Tết tốt ngay từ ban đầu cùng với việc sớm hoàn thành công tác chăm lo đời sống, tinh thần cho cán bộ nhân viên vào những ngày giáp Tết, các đơn vị thuộc Sở tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ - 2013 trên tinh thần “Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn”; tình hình an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan, đơn vị được giữ vững; đảm bảo lực lượng trực duy trì các hoạt động chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy rừng; phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; theo dõi diễn biến của triều cường nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất tiếp tục được tăng cường; tập trung cho đợt cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quùy T - 2013.

- Vụ Đông Xuân 2012 – 2013 đang phát triển ổn định, phù hợp với kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

V.- Chương trình công tác tháng 3 năm 2013:

Trong tháng 3 năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1.- Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020. Tập trung phối hợp với các huyện, xã sớm hoàn chỉnh đề án của các xã còn lại, gửi các sở ngành thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện.

2.- Tiếp tục tổ chức, thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị, các chương trình mục tiêu: phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015; chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ...

3.- Chỉ đạo sản xuất Vụ Đông Xuân 2012 – 2013 theo tiến độ, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố; tập trung chỉ đạo phòng, chống hạn, phục vụ sản xuất Vụ Đông Xuân 2012 – 2013 có hiệu quả.

4.- Tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch bệnh hại cây trồng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản.

5.- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ lâm sản và động vật hoang dã; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong những tháng đầu mùa khô.

 

6.- Tổng kết công tác phòng cháy chữa cháy rừng, công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2012 trên địa bàn thành phố, triển khai kế hoạch năm 2013.

7.- Tổ chức Tuần lễ quốc gia về An toàn -Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 15 - năm 2013.


Số lượt người xem: 5175    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm