SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
4
2
0
1
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14 Tháng Giêng 2004 9:25:00 CH

Chỉ thị số 02/2004/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về phòng, chống dịch bệnh gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ 

Về phòng, chống dịch bệnh gia cầm, thủy cầm

 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Hiện nay, bệnh cúm gà đang xảy ra tại một số tỉnh ở miền Bắc và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, lân cận với thành phố Hồ Chí Minh có hai tỉnh Tiền Giang và Long An  đang xảy ra dịch nghiêm trọng đã làm chết hàng trăm ngàn con gà gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chức năng chăn nuôi. Để bảo vệ an toàn dịch tể và sức khoẻ cộng đồng, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các ngành kịp thời phối hợp với các địa phương tổ chức lực lượng kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh cúm gà xâm nhập vào thành phố bằng biện pháp xử lý thiêu hủy tất cả số gia cầm bị bệnh xuất phát từ vùng có dịch và trốn tránh kiểm dịch thú y. Tuy nhiên tình trạng bán chạy gà bệnh từ các tỉnh lân cận về thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục diễn ra làm cho khả năng xâm nhập và lây lan dịch bệnh cúm gà vào thành phố là rất lớn. 

 

Hiện nay tuy chưa có điểm phát dịchcúm gà nào xảy ra trên địa bàn thành phố, để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan và căn cứ công điện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ số 71/CP-NN ngày 08/01/2004 và công văn số 17 CV/BNN-TY này 06/01 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện khẩn cấp, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gà; Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở-Ngành và các Đoàn thể thành phố,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện thực hiện khẩn trương các việc sau đây :

I. Tổ chức thực hiện khẩn cấp biện pháp phòng chống dịch ( khi chưa có dịch bệnh xảy ra) như sau:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục thú y tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố, đẩy nhanh tiến độ kiểm dịch xuất bán tiêu thụ phục vụ nhu cầu thị trường Tết thành phố. Thực hiện chế độ báo cáo nhanh mỗi ngày đến Sở Nông nghiệp và PTNT và Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế,Chi cục Quản lý thị trường, Sở Thương Mại, Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Công chánh, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Khoa học- Công nghệ... theo chức năng nhiệm vụ của ngành tổ chức lực lượng và chỉ đạo cấp dưới phối hợp chặt chẽ với Chi cục thú y triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giao Chi cục thú y phối hợp với Quản lý thị trường và Cảnh sát giao thông, Công an các địa phương bố trí nhân sự trực 24/24 giờ tại các Trạm kiểm dịch động vật cố định An Lạc, An Sương, Xuân Hiệp, Thủ Đức và các chốt lưu động tại các trục lộ giao thông cửa ngõ ra vào thành phố, kiểm tra và phong tỏa nghiêm ngặt các phương tiện có vận chuyển gà sống mắc bệnh, gà chết bệnh . . . từ các tỉnh Miền Tây đi vào thành phố, trong đó tập trung kiểm tra chặt chẽ tại các cửa ngõ giáp ranh với tỉnh Long An.

- Giao Sở Văn hóa - Thông tin, các Đoàn thể phối hợp với Chi cục thú y tuyên truyền cho mọi người dân biết các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng tránh lây lan cho con người và gia cầm, thủy cầm.

- Sở Thương mại chỉ đạo phòng Kinh tế các quận, huyện, Ban quản lý các chợ  phối hợp với ngành thú y kiểm tra xử lý triệt để các hộ kinh doanh gia cầm, thủy cầm bệnh, chết và trốn tránh kiểm dịch thú y. Đồng thời chỉ đạo Tổng Công ty Thương mại Sài gòn, các ngành hàng thương mại tổ chức thu mua, giết mổ, dự trữ hết số lượng gia cầm, thủy cầm có nguồn gốc từ các hộ, trại chăn nuôi của thành phố hiện đang vẫn đang an toàn dịch bệnh.

- Ngành thú y, môi trường và ngành y tế phối hợp xử lý tiêu hủy triệt để gia cầm, thủy cầm bệnh, chết của các tỉnh nhập vào thành phố, tổ chức tiêu độc sát trùng nơi xử lý. Chọn địa điểm xử lý số gà bệnh, chết đảm bảo an toàn dịch và vệ sinh môi trường. Tổ chức đốt tiêu hủy tại lò mổ Trung tâm Bình Chánh, Vissan và nơi xử lý rác y tế tại lò đốt xác Bình Hưng Hòa (dự phòng trước địa điểm có thể tiêu hủy số lượng lớn trên 1.000 con khi có dịch xảy ra).

3. Giao Sở Y tế, Chi cục thú y lập dự trù kinh phí và ứng chi tổ chức thực hiện và linh hoạt giải quyết trong xử lý các tình huống bảo vệ an toàn dịch bệnh, phòng hộ lao động cho cán bộ nhân viên tham gia xử lý chống dịch.

 

II. Về tổ chức thực hiện khẩn cấp biện pháp dập dịch ( khi có dịch bệnh xảy ra) như sau:

 

1. Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu, chuẩn bị cho Ủy ban nhân dân thành phố và ủy ban nhân dân các quận huyện dự thảo quyết định công bố dịch .

Thực hiện việc cấm xuất nhập gia cầm, thủy cầm trong phạm vi có dịch phát ra, lập hàng rào cách ly, hạn chế các phương tiện vận chuyển và nghiêm cấm người không có nhiệm vụ ra vào ổ dịch.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y thường xuyên chỉ đạo các Trạm Kiểm dịch động vật cố định và lưu động, và cán bộ kiểm dịch các chợ, siêu thị… kiểm tra chặt chẽ nguồn gia súc, gia cầm các tỉnh nhập vào thành phố, chỉ cho phép kinh doanh, tiêu thụ các gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu có nguồn gốc từ các khu vực, các tỉnh có dịch phải tiêu hủy, sát trùng triệt để.

3. Lãnh đạo ngành thú y, môi trường và ngành y tế có trách nhiệm huy động tổng hợp nhân sự trực thuộc để phối hợp xử lý tiêu hủy toàn bộ số gia cầm, thủy cầm mắc bệnh, chết và số gia cầm, thủy cầm đang nuôi trong đàn mắc bệnh bằng cách chôn hoặc đốt  (đã được chọn địa điểm trước, với số lượng xử lý nhiều), đảm bảo kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh. Vệ sinh tiêu độc toàn bộ khu vực có dịch bằng vệ sinh cơ giới và hóa chất..

4. Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách giãn nợ, chính sách trợ giá, kinh phí dự phòng chống dịch, Sở Tài chính thành phố chuẩn bị nguồn kinh phí và giám sát, hướng dẫn thủ tục quyết toán các khoảng chi phí phục vụ công tác chống dịch.

4. Khi có dịch cúm gà; giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường xã và ngành thú y lập biên bản với nội dung đầy đủ, chính xác khi xử lý gà bệnh của các hộ chăn nuôi, để thành phố hổ trợ một phần kinh phí giúp người chăn nuôi không bán chạy gia cầm, thủy cầm bệnh. Những hộ có nợ Ngân hàng, nợ các quỹ tín dụng giao Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét đề nghị giãn nợ, khoanh nợ và ưu tiên được vay vốn tín dụng ưu đãi phục hồi chăn nuôi sau khi dịch ổn định.

5. Các Sở, ngành có liên quan trực tiếp chăm lo bảo hộ lao động tốt cho người tham gia xử lý, chống dịch.

6. Chi cục thú y tiếp tục gởi bệnh phẩm của gà, vịt, cút, ngang, ngổng... về Trung tâm thú y vùng và các phòng xét nghiệm khác. Báo cáo, thông tin nhanh và đầy đủ chi tiết (địa danh xã có dịch, số trại, số gia cầm phát bệnh/ tổng trại, tổng gia cầm) cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục thú y và Trung tâm thú y vùng TP. Hồ Chí Minh.

III. Yâu cầu cá Ủy ban nhân dân quận - huyện, các Sở Ban Ngành thành phố vá các đoản thể căn cứ vào kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia cầm thủy cầm thành phố Hồ Chí Minh do Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia cầm thủy cầm thành phố (thành lập theo quyết định số 108/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố) ban hành theo chỉ thị này để tổ chức thực hiện khẩn trương cùng với các nội dung đã chỉ đạo tại văn bản này.


Số lượt người xem: 3881    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm