SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
8
1
4
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 Tháng Năm 2006 10:30:00 SA

Kết quả thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM 5 năm (2001 – 2005)

-

1. Đặc điểm tình hình:

Sở Nông Nghiệp và PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động của Sở gắn liền với nông nghiệp, nông thôn ngoại thành của thành phố. Toàn Sở có 20 đơn vị trực thuộc, với 2.600  CBCNV, trong đó có 880 là lao động nữ. Các đơn vị ở rải khắp các quận huyện, công tác chuyên môn trải rộng nhiều lĩnh vực. SXNN đang chuyển đổi cơ cấu cây con, chuyển giao công nghệ cao, kỹ thuật mới. Nông thôn đang chuyển mình, xây dựng và phát triển Nông thôn mới. Nữ CNVC của Sở đứng trước một thách thức: phải nâng cao trình độ, khẳng định mình, dám đương đầu với thử thách trong phát triển, gắn kết cùng các địa phương, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân ngoại thành nói chung, phụ nữ và trẻ em nông thôn ngoại thành TP nói riêng.

          Qua 5 năm, với sự chỉ đạo của Ban VSTBPN thành phố, sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Công đoàn Sở...Ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ Sở đã tập trung thực hiện những công việc sau:

             1.Về công tác tuyên  truyền, vận động, giáo dục :

- Tập trung công tác tuyên truyền cho CB Nữ chủ chốt và một số CB là nam giới về Chương trình hành động VSTBPN tới năm 2005. Đã tổ chức được 4 hội nghị triển khai về 5 mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ cho các thành viên Ban nữ công, Chủ tịch Công đòan và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có 250 chị50 anh tham dự.

- Tổ chức sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, tổng kết hoạt động của phong trào nữ công nhân lao động, hoạt động của Ban với nhiều nội dung, có sự tham gia của gần 1000 lượt người gồm chị em phụ nữ và cán bộ lãnh đạo Sở, đơn vị, công đoàn là nam giới.

-  Tổ chức 02 lớp tập huấn về Giới cho 70 người là Trưởng Ban NC và cán bộ công đoàn tham dự; 02 lớp tập huấn về công tác Nữ công cho các Ban Nữ công với 78 chị tham gia; tham dự 2 lớp tập huấn do Ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ TP và Công đoàn khối Viên chức Chính quyền tổ chức với 8 người tham dự.

- Kết hợp phụ nữ huyện Cần Giờ và Nhà Bè tìm hiểu về sinh hoạt của PN nông thôn.

          - Vận động các chị tham dự đông đủ các buổi nói chuyện chuyên đề và thời sự, đặc biệt về vấn đề phòng cháy chữa cháy và an toàn trật tự giao thông, hiểm họa ma tuý. Cử các chị tham gia đi bộ hướng tới Seagames, tham gia chạy thi do Công đoàn Khối tổ chức.

- Đã tiến hành 07 cuộc kiểm tra các đơn vị đông LĐ nữ: Chi cục Thú Y, Công ty Hùng vương, Công ty Sadaco, TT Nước SH-VSMT, Cty Quản lý KTDV Thuỷ Lợi ...

- Duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ nữ Sở với 36 thành viên, nội dung phong phú gắn liền cuộc sống, tạo sân chơi cho chị em và có tác dụng hướng dẫn giúp cán bộ nữ công ở cơ sở hoạt động. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đang cũng cố lại, có kế hoạch duy trì hoạt động với các chủ đề thiết thực sinh hoạt để bổ sung kiến thức cho chị em trong công tác và trong sinh hoạt nữ.

  2. Tổ chức nhân sự và các hoạt động của Ban VSTBPN:

-  Bổ sung hoàn chỉnh nhân sự, thực hiện tốt qui chế hoạt động, phân công lĩnh vực phụ trách cụ thể gắn với chuyên môn của từng thành viên.

- Ban duy trì hoạt động thường xuyên, gắn kết chặt chẽ với Ban Nữ công, với Đoàn Thanh niên Cộng sản để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kinh phí hoạt động trong năm; báo cáo định kỳ 6 tháng, năm. Kế hoạch công tác năm của Ban gắn kết với công tác chuyên môn liên quan nhiều đến chị em nữ như Khuyến nông, Bảo vệ Thực vật, Thú Y, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Phát triển Nông thôn.

- Đi cơ sở kiểm tra các vấn đề liên quan tới lao động nữ và tham gia các hoạt động với chị em.

- Các thành viên của Ban gương mẫu, chủ động tham gia tốt các hoạt động để gần gũi, thuyết phục chị em.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5 MỤC TIÊU VSTBPN:

1. Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm.

 Công việc làm của công nhân viên chức và của nữ công nhân lao động nói riêng ổn định, không có sự xáo trộn. Ở 3 đơn vị là doanh nghiệp nhà nước, số lao động nữ hợp đồng khoảng 200 chị thường xuyên có việc làm. Đơn vị luôn cố gắng tìm kiếm hợp đồng, bố trí công việc cho số lao động nữ hợp đồng ngắn hạn, thời vụ… và các chị đều có điều kiện làm việc, sinh hoạt như nhau, không có sự phân biệt đối xử.

Thu nhập bình quân  1.200.000đ/tháng.

Ban Giám đốc Sở đã chỉ đạo các đơn vị như Trung tâm  Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Thú Y, Chi cục Phát triển Nông thôn, các phòng chuyên môn thực hiện các biện pháp nhằm thu hút và tạo điều kiện cho Phụ nữ nông dân tham gia các loại hình khuyến nông- lâm- ngư nghiệp, phát triển sản xuất, tạo công việc làm và tăng thu nhập...Trung tâm Khuyến nông với 300 lớp tập huấn, trình diễn giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây con, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng hoa, cây kiểng, nuôi cá kiểng, trong đó số lượng học viên là nữ tham gia trên 40%.

Chi cục Bảo vệ thực vật đã thường xuyên và định kỳ tổ chức công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình sinh vật hại trên một số loại cây trồng chủ yếu, đồng thời tổ chức, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sinh vật hại. Tiếp tục triển khai Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm tra các hoạt động về sản xuất, lưu thông, sử dụng các loại thuốc. Năm 2005, đã thực hiện tốt công tác quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản; phân tích, giám định 4631 mẫu rau (trong đó có 2.818 mẫu ở vùng sản xuất rau ngoại thành). Dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả giảm từ 9,71% (2002) còn 1,29% (2005). Đã kiểm tra và công nhận 1.880 ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và đề xuất để chuyển đổi 235 ha đất trồng rau để trồng các loại cây khác; thực hiện kiểm dịch thực vật định kỳ tại 99 cơ sở (43.157 tấn) và 2 chợ đầu mối Tân Xuân, Tam Bình (334.000 tấn); tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, trình diễn chuyên ngành hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV với 250 lớp, 237 điểm và 10 xã có 10.124 người nông dân tham dự, trong đó phụ nữ chiếm tỉ lệ từ 15-20%.

Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn cũng tạo việc làm cho chị em phụ nữ ở các xã. Sở đã tổ chức thông qua 04 dự án làng nghề, mở 01 lớp dạy nghề may, 03 lớp dạy nghề chế biến Cói cho 34 chị em phụ nữ nghèo; “Chương trình củng cố và phát triển kinh tế hợp tác và HTX NN” của thành phố, đã có 23 lớp tập huấn về Luật HTX, về Tổ hợp tác với tỉ lệ 40% nữ tham gia. Các lớp học đều có cán bộ Hội Phụ nữ từ Ấp, 05 chị tham gia tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý Hợp tác xã nông nghiệp”, trong đó có một chị là Chủ nhiệm, 2 chị là kế toán HTX và 2 chị là cán bộ tổ hợp tác.

Ngành Thú y thành phố thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm”. Là thành viên đoàn kiểm tra liên ngành, 22 trạm thú y quận huyện tăng cường công tác phòng chống dịch, kiểm dịch động vật kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật trên địa bàn TP. Thực hiện 18 lớp tập huấn về vệ sinh vắt sữa, Thú Y cho Bò sữa, với 900 lượt người tham dự trong đó có 280 phụ nữ, tập huấn về vệ sinh chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật tại 142 chợ trên địa bàn thành phố gồm 74 buổi với 2995 người tham dự, trong đó có 2.386 nữ tiểu thương.

 Trong 5 năm, đã có hàng trăm chị được bảo lãnh vay vốn gần 01 tỉ đồng để sản xuất cải thiện đời sống. Các đơn vị còn thực hiện chương trình Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình cho các chị vay với số vốn là hàng trăm triệu đồng.

2. Thực hiện các quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.

Toàn Sở có tỉ lệ nữ là 880 người/2600 CNLĐ, chiếm 34%, nhưng có những đơn vị SX tỉ lệ nữ rất đông lên tới 70-80% như các xí nghiệp SX của Cty Sadaco, Cty Hùng Vương…(có lúc LĐ nữ thời vụ tăng thêm 200-300 người).

Hàng  năm đều có rà soát đánh giá đội ngũ CB nữ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, động viên chị em tích cực phấn đấu. Tạo điều kiện cho các chị được đào tạo ngắn hạn và dài hạn: có 72 lượt chị được đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, 23 chị học Chính trị cử nhân, cao cấp và trung cấp, 7 chị thi chuyên viên chính. Hiện nay tổng số cán bộ nữ có trình độ chuyên môn của Sở là 371/880, cụ thể như sau: 01 chị là Tiến sĩ (0,27%),  10 chị là Thạc sĩ (2,6%), 14 chị đang học Cao học (3,77%), Đại học có 231/371 nữ chiếm tỉ lệ 66%; Trung cấp có 135/371 nữ chiếm tỉ lệ 39%; 04 chị cử nhân Anh văn. Các chị sau khi học về đều có những cố gắng và phát huy được những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Ngoài ra còn có nhiều chị tự bỏ tiền học tập về chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, ngoại ngữ, luật ...

3. Thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em.

Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với LĐ nữ được đảm bảo tốt: thai sản, BHLĐ, độc hại. Hàng năm có tổ chức đoàn kiểm tra của CĐ Sở và Ban VSTB PN sở đến các đơn vị để kiểm tra những sự quan tâm về chế độ chính sách đối với lao đông nữ: bố trí nhà tắm, nhà VS cho chị em. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng đã có 10/16 đơn vị cố gắng tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV, trong đó ưu tiên cho LĐ nữ được khám thêm những yêu cầu về đặc trưng của giới (năm 2005 có 14/17 đơn vị). Tuy nhiên, do các đơn vị HCSN, kinh phí hạn hẹp, nên chưa đảm bảo 100% các đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Có 42 chị tham gia “Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ lớn tuổi” của thành phố.

Các đơn vị thực hiện tốt về KHH gia đình, chỉ có 01 chị sinh con thứ ba.

Đã tổ chức 02 buổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe phụ nữ, sức khoẻ sinh sản. Mỗi lần có gần 200 chị tham dự.

Ban Nữ công Sở đã tổ chức ngày Hội tuyên dương học sinh giỏi là con CBCNV Sở hàng năm, mỗi năm có khoảng 170 cháu, đại diện cho hơn 500 cháu là học sinh giỏi của toàn Sở về dự với nội dung phong phú. Tổ chức 01 buổi truyền đạt và đối thoại với các cháu “Công ước Quốc tế về quyền trẻ em” với 200 cháu tham dự. Nhân dịp 1/6 và kết thúc năm học mới, tất cả các đơn vị đều có quà tặng và phần thưởng cho các cháu.

Học bổng Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục được duy trì, có 51 suất với tổng kinh phí 25 triệu đồng. Trong 2003-2005 đã tổ chức cho 78 cháu tham gia trại hè Thanh Đa với tổng kinh phí là 21.875.000đ, trong đó của CĐ là 14 triệu, LĐLĐTP hỗ trợ 2,4 triệu đồng, gia đình tự túc 5,5 triệu đồng. Các hoạt động về trẻ em nằm trong chương trình của Công đoàn lo cho con CBCNVC. Riêng với trẻ em gái cũng có được sự quan tâm hơn, có những hình thức phong phú để hướng dẫn việc bảo vệ sức khỏe vị thành niên, cho các em gái đến tuổi dậy thì.

 Trong 05 năm qua, với sự trợ giúp của các đơn vị và các nhà hảo tâm – Ban VSTBPN Sở đã tổ chức 6 đợt công tác XH, đi thăm, tặng qùa, trao học bổng... cho dân và các cháu nghèo vùng sâu vùng xa Đaklak- Lâm Hà- Cần Giờ, Long An, Củ Chi, Nhà Bè hàng ngàn phần quà trị giá hơn 200 triệu đồng, khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 1.500 lượt người nghèo vùng sâu vùng xa, tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho 120 người già. Đây là một dịp để chị em tiếp xúc và hiểu hơn về cuộc sống của PN và TE nông thôn. Ngoài ra chị em còn tham gia cứu trợ lũ lụt, nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng,Xây dựng 01 nhà tình nghĩa, lập quĩ xây dựng nhà tình thương ...

Các đơn vị thuộc Sở không sử dụng lao động trẻ em.

Từ 2001 tới 2005, Chương trình Nước SH-VSMT đã thực hiện: Giếng lẻ (giếng khoan lắp bơm tay, bể lọc sắt): 1093  giếng, 45 công trình cấp nước tập trung, 11.600 lu chưa nước và  200 bồn chứa nước 10m3/ bồn. Ban VSTB PN đã tiến hành cùng Trung tâm Nước đi kiểm tra hiệu quả của các trạm, các giếng nước ở Nông thôn đối với sức khỏe PN và TE.

Hàng năm kết hợp Sở Y tế tổ chức lễ phát động “Tuần lễ quốc gia nước sạch và VSMTNT”.

Đã triển khai Dự án thí điểm vệ sinh MT NT (2003-2005) tại 31 xã và thực hiện: Tổ chức 198 lớp tập huấn, hoàn thành 1.171 nhà vệ sinh, 22 hầm Biogas, lắp đặt 26 thùng rác công cộng, cung cấp 630 thùng rác cho các phường xã ... Kết hợp với Hội LHPN thành phố trong công tác xây dựng 15.000 hố xí tự hoại hợp vệ sinh. Những hoạt động này đã có tác dụng rõ rệt đến đời sống của nông dân, nhất là giới Nữ, các chị phụ nữ nông thôn ngoại thành là người được thụ hưởng nhiều nhất và cũng là lực luợng tích cực ủng hộ và tham gia Dự án.

4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp các ngành.

Được sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, Ban Giám đốc. Công đoàn và Đoàn Thanh niên Sở đã tạo nhiều điều nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Ban VSTB PN Sở hoạt động có hiệu quả cao.

Công tác qui hoạch cán bộ của Sở được quan tâm và từng bước thực hiện có hiệu qủa, rà soát, qui hoạch CB nữ hàng năm, đều có đại diện Ban VSTBPN Sở tham gia và góp ý kiến phát triển cán bộ nữ chủ chốt. Cán bộ nữ ngành nông nghiệp và PTNT gặp rất nhiều khó khăn vì công việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp – PTNT rất phức tạp, nặng nhọc, địa bàn rộng, đòi hỏi có trình độ quản lý Nhà nước, vừa phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có kỹ thuật và phải xông xáo, vì vậy có phần hạn chế, khó khăn khi đề bạt các chị đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị. Hiện tại, CB nữ chủ chốt của Sở như sau:

     -   Đảng bộ Sở1/3 UVTV, 2/13 UVBCH, 01 BTĐB bộ phận và nhiều chị là BT chi bộ trực thuộc.

     -   Về chính quyền có 1/3 PGĐ, 1/6 trưởng phòng, 3/12 phó trưởng phòng, 03/19 phó thủ trưởng đơn vị.

     -   Về đoàn thể: 02 chủ tịch CĐ; 5/13 UVBCH CĐ, 3 PCTCĐ cơ sở trực thuộc. 1/3 UVTV Đoàn TN; 01 chị là Đại biểu Hội đồng nhân dân TP và là UV BCH Hội LHPN Thành phố.

 

Sở tạo điều kiện cho các chị trong diện qui hoạch học chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều chị được cử đi tham quan, học tập ở nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc, học tập kinh nghiệp trong sản xuất và quản lý nông nghiệp và PTNT.

Năm 2002, Sở đã tiếp nhận thêm 02 kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp và thuỷ sản tăng cường cho các phòng kỹ thuật nhằm tăng tỉ lệ phụ nữ làm công tác chuyên môn.

Đã dần dần đưa vấn đề Giới vào các hoạt động chuyên môn của ngành: Khuyến nông, BVTV, Thú Y, Nước và VSMTNT..., nâng cao trình độ KHKT cho phụ nữ.

 Các chị cũng không ngừng phấn đấu và đã đạt được những thành tích tốt, được khen thưởng ở mức cao như: 02 chị nhận Bằng khen của Chính phủ, nhiều chị được bằng khen của  bộ chủ quản, của UBNDTP; là CSTĐ thành phố ...

5/ Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

      -  Dần xác định được phạm vi hoạt động của Ban VSTBPN bao gồm trong phạm vi Sở và trong địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

      - Bố trí, phân công các thành viên tiểu ban theo từng lĩnh vực phù hợp.

      - Gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên tiểu ban và các cơ quan chuyên môn.

      - Đảng, chính quyền và CĐ Sở cũng như của các đơn vị cơ sở luôn tạo điều kiện và ủng hộ các hoạt động của PN. Ba Ban Nữ ( Ban CB nữ, Ban VSTBPN, Ban NC) tổ chức hoàn chỉnh, gắn kết chặt chẽ. Các cán bộ Nữ nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

      - Thành viên của Ban đã được tham gia các lớp tập huấn về Giới do TP và Bộ chủ quản tổ chức. Đã lồng ghép và gắn kết công tác chuyên môn với công việc của Ban.

      - Hàng năm đều có chương trình kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách đối với LĐ nữ. Các vấn đề liên quan tới nữ LĐ, trong quá trình giải quyết, TB đều được tham khảo ý kiến hoặc trực tiếp tham gia. 

 

II. NHẬN XÉT –ĐÁNH GIÁ:

 1. Thuận lợi:

     - Hoạt động của Ban VSTBPN Sở được sự quan tâm, tạo điều kiện của ĐU, BGĐ, CĐ, ĐoànTN và của các đơn vị cơ sở. Có CB chủ chốt nữ ở các vị trí thuận lợi nên việc tiếp nhận thông tin và có sự chỉ đạo nhanh chóng, sâu sát, kịp thời.

     - Ba Ban Nữ (Ban CB nữ, Ban VSTBPN, Ban NC) tổ chức hoàn chỉnh, gắn kết chặt chẽ. Các cán bộ Nữ nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

     - Điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ; Đời sống về vật chất, tinh thần của chị em phụ nữ được nâng cao từng bước.

     -  Đã có sự gắn kết hơn trong hoạt động của phụ nữ Sở và phụ nữ nông thôn. Các chương trình  phát triển trong nông nghiệp, nông thôn đã thực sự phát huy tác dụng và tác động tích cực tới phụ nữ.

     -  Vai trò của Ban VSTBPN với những hoạt động như trên đã phát huy được tác dụng. Phong trào đã đạt được những kết qủa nhất định, gắn kết được chị em ở trên Sở với các đơn vị, giữa chị em các đơn vị với nhau, giữa PN trong ngành Nông nghiệp.

    -  Biết phối hợp và phân công cụ thể, có đánh giá sơ tổng kết, có những sinh hoạt phù hợp tâm tư  nguyện vọng của chị em nên được chị em tin tưởng ủng hộ và gắn bó hơn. 

 

2. Khó khăn:

    - Nhận thức về Giới còn hạn chế, còn có những ý hiểu chưa đúng về VSTBPN, coi đó là phong trào XH, không nhận thức đó là vấn đề của chính quyền, sự ủng hộ, tạo điều kiện còn hạn chế, nên chưa gắn vấn đề Giới vào các vấn đề liên quan đến việc ra quyết định, các DA.

     - Công tác chuyên ngành cực nhọc, vất vả, địa bàn trải rộng khắp các quận - huyện... chị em nữ khó phát huy trong vai trò lãnh đạo, điều đó lý giải tỉ lệ lãnh đạo nữ của Sở thấp.

     -  Còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, hạn chế về khả năng cũng như điều kiện trong nhiệm vụ gắn kết với PN nông thôn.

     -  Có khó khăn về kinh phí, nhất là kinh phí cho hoạt động các chuyên đề, hoạt động  Câu lạc bộ.

            - Các chị trong Ban kiêm nhiệm, phần nào hạn chế thời gian đầu tư  nhiều cho hoạt động của Ban nên chất lượng các hoạt động hạn chế, kém phong phú.

Ban Vì sự Tiến bộ phụ nữ Sở Nông nghiệp và PTNT Tp.HCM


Số lượt người xem: 3724    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm