SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
0
9
1
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Mười 2011 1:35:00 SA

Thông tin tuần 42 (Từ ngày 17/10/2011 đến ngày 23/10/2011)

-


1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác:

- Tiếp tục chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa năm 2011 và sản xuất vụ Đông Xuân 2011 - 2012 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất.

- Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; công tác phòng chống dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM), dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi...

- Tiếp tục triển khai dự án tại 58 xã xây dựng nông thôn mới; thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và các chương trình trọng điểm của ngành trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

- Tiếp tục kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành, công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn thành phố; tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng các công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước.

2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1.1. Vụ Mùa năm 2011:

- Lúa: Đã xuống giống 10.192 ha, đạt 95,08% so với cùng kỳ năm 2010 (đã thu hoạch 213 ha).

- Rau: Tổng diện tích gieo trồng là 3.825 ha, tăng 0,39% so với cùng kỳ năm 2010.

2.1.2. Vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012:

 - Rau: Tổng diện tích gieo trồng 1.152 ha, tăng 8,88% so với cùng kỳ năm 2010.

2.2. Chăn nuôi:

- Heo: Tổng đàn 327.242 con, tăng 3,35% so với cùng kỳ năm 2010.

- Trâu, bò: Tổng đàn 112.567 con, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm 2010; gồm 6.124 con trâu và 106.864 con bò (trong đó có 81.467 con bò sữa, tăng 4,44% so cùng kỳ năm 2010).

- Dê, cừu:  Tổng đàn: 4.512 con, tăng 8,43% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó 3.826 con dê và 686 con cừu.

2.3. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra sinh vật hại trên đồng ruộng không để dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại cho nông dân. Triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật, từ đó đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thành phố, không xảy ra các ổ dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi nhập cư, vùng giáp ranh với các tỉnh; đồng thời duy trì việc lập chốt kiểm tra tại các điểm nóng, tăng cường hiệu quả hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành.

3. Các hoạt động chuyên ngành:

3.1. Diêm nghiệp:

Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo đề án quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ muối trên địa bàn huyện Cần Giờ; phối hợp triển khai đề án nâng cao năng lực hoạt động cho Hợp tác xã Muối Tiến Thành, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

3.2. Hoạt động lâm nghiệp, kiểm lâm:

- Tổ chức sản xuất cây giống phân tán năm 2011 là 250.000 cây các loại, đã xuất cho 55 đơn vị nhận cây về trồng, với số lượng 250.000 cây; triển khai thực hiện công trình trồng 500.000 cây ven sông rạch, kênh, rạch; tổ chức hội thảo đánh giá hiện trạng rừng Đước trồng và đề xuất các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng ngập mặn Cần Giờ; chăm sóc 6.037 cây trồng cảnh quan tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng, quận 9; tiếp tục nâng cấp Trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo, trồng chuyển hóa - tu bổ rừng Bình Chánh, chăm sóc cây Vườn Thực vật Củ Chi, triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ; tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.523,27 ha.

- Tổ chức 23 đợt tuần tra quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó phối hợp với chủ rừng 10 đợt, với 85 lượt người tham gia; kiểm tra sổ ghi chép lâm sản xuất nhập xưởng 14 cơ sở; kiểm tra kinh doanh, chế biến lâm sản 19 cơ sở; kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 120,704 m3 gỗ các loại; đóng búa kiểm lâm 120,704 m3 gỗ tròn; kiểm tra 20 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã và cấp 01 giấy chứng nhận trại nuôi, 04 giấy phép vận chuyển đặc biệt, 16 giấy xác nhận nguồn gốc để xuất bán nội địa: 200 tấm da thuộc cá sấu nước ngọt, 170 kg rùa núi vàng, 10 kg rùa hộp trán vàng, 05 kg ba gờ, 70 kg rùa đất lớn, 100 kg rùa răng, 70 kg rùa núi viền, 05 kg hộp lưng đen, 400 kg rắn ráo trâu, 300 kg rắn sọc dưa, 1.470 kg rắn ráo thường, 1.380 kg rắn ri voi, 100 kg rắn ri cá, 370 kg kỳ đà vân, 37 con nhím, 04 con dúi, 86 con cầy vòi hương và xuất khẩu: 2.500 tấm da trăn đen, 1.200 tấm da trăn vàng; lập biên bản vi phạm và xử lý 02 vụ, tịch thu 0,722 m3 gỗ tròn thông thường và 0,073 m3 gỗ tròn quý hiếm.

3.3. Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Hoạt động kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật: Kiểm soát giết mổ heo: 43.874 con, kiểm soát giết mổ trâu bò: 117 con, kiểm soát giết mổ gia cầm: 329.670 con; tiêu độc sát trùng: 79.892 m2, tiêu độc xe ô tô: 3.813 chiếc, tiêu độc xe hai bánh: 4.239 chiếc.

- Kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu: Thịt trâu bò: 304.620 kg, thịt heo: 134.615 kg, thịt gia cầm: 1.514.191 kg, thịt dê cừu: 5.51 kg, phụ phẩm gia cầm: 4.207 kg, phụ phẩm heo: 6.784 kg.

3.4. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Từ đầu năm 2011 đến nay, đã chứng nhận VietGAP đạt 34 hộ với diện tích 21,3 ha, sản lượng dự kiến 2.884 tấn/năm. Lũy kế từ đầu chương trình đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 90 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 03 hợp tác xã: Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợp tác xã Ngã 03 Giòng, Hợp tác xã Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 60,3803 ha, ước tính tương đương 298,35 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 7.897 tấn/năm.

- Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi triển lãm bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 năm 2011 (xây dựng poster tuyên truyền, triển khai công tác chấm thi tại nông hộ, ...).

- Xây dựng kế hoạch tham gia Festival Làng nghề tại tỉnh Lâm Đồng.

3.5. Hoạt động phát triển nông thôn:

- Tổ chức tập huấn triển khai Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố tại huyện Hóc Môn và tình hình vay vốn theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND; đến nay đã có 62 phương án, 259 hộ, tổng vốn vay 73,3 tỷ đồng tập trung ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi và quận 9.

- Tổ chức tập huấn đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực cộng đồng tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

- Triển khai xây dựng đề án phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố và dự thảo đề án quy hoạch nuôi chim yếu trong nhà tại thành phố.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí còn lại tại 06 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012; trong đó, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết, báo cáo kết quả khảo sát thu nhập hộ gia đình, điều tra mức sống dân cư, tổ chức hội thảo giải pháp nâng cao thu nhập hộ bền vững tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi...

- Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai xây dựng đề án tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015: báo cáo tình hình xây dựng đề án, hoàn thiện một số đề án, báo cáo công tác đào tạo nghề, báo cáo kết quả điều tra và thu nhập hộ....

3.6. Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 08 lớp tập huấn: 02 kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại các xã: Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức của huyện Nhà Bè; 02 kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan tại huyện Hóc Môn; 02 kỹ thuật trồng mai ghép tại huyện Nhà Bè; 02 kỹ thuật nuôi cá cảnh tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn.

- Tổ chức tham quan mô hình rau an toàn theo quy trình VietGAP tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

- Triển khai xây dựng các mô hình mới: mô hình trồng khổ qua, dưa leo an toàn theo quy trình VietGAP (14 hộ, 4.7 ha) tại xã Hưng Long, huyện Bình Chánh; mô hình trồng lan Dendrobium cắt cành (3 hộ, 500 m2) tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức; mô hình tưới phun bán tự động cho vườn lan Mokara (2 hộ, 1.000 m2 ) tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; mô hình cơ giới hóa nông nghiệp (37 hộ, 36 máy) tại huyện Bình Chánh; mô hình cơ giới hóa trên cây rau (2 hộ, 1.000 m2 ) tại xã Tân Nhật, huyện Bình Chánh.

- Tổ chức lượng giá: 03 mô hình nuôi tôm sú xen canh với cua dành cho hộ nghèo (3 ha, 6 hộ) tại huyện Cần Giờ; mô hình trồng lan Mokara cắt cành (2 hộ, 500 m2 ) tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; 02 mô hình cơ giới hóa trên cây rau (7 hộ, 7 máy ) tại huyện Bình Chánh.

3.7. Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 2.447,1 kg, sản phẩm động vật thủy sản 19.042,1 kg, cá cảnh 156.649 con, cá cờ 28 kg.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: 20.731 kg thức ăn công nghiệp; 6.133.080 kg nguyên liệu đã qua chế biến dùng trong sản xuất thức ăn; 13.645 kg thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, 782.299 nguyên liệu sản xuất thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản.

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: kiểm tra hàng năm 03 chiếc, cấp giấy phép kiểm tra và gia hạn giấy phép 03 chiếc.


Số lượt người xem: 5417    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm