SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
6
3
6
1
9
TIN TRỒNG TRỌT 12 Tháng Bảy 2012 1:40:00 CH

Tình hình sản xuất nấm tại thành phố Hồ Chí Minh

 

1. Tình hình sản xuất nấm trên địa bàn thành phố:

 

 

 

 

 

1.1 Kết quả sản xuất nấm trên địa bàn thành phố:

 

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 100 hộ, cơ sở sản xuất nấm tập trung chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ.

Về chủng loại nấm rất đa dạng, gồm: Nấm Linh Chi, Nấm Bào ngư, Nấm Rơm, Nấm mèo, Hoàng Kim, Hồng Ngọc, Hầu Thủ,…

Quy mô sản xuất nấm nhỏ lẻ, trung bình 578 m2/cơ sở. Năng suất nấm tùy từng chủng loại: Nấm rơm trồng trên giá thể rạ là 8 tấn/lứa/ha, nấm rơm trồng trên bông phế phẩm 20 tấn/lứa/ha, nấm bào ngư 60 tấn/lứa/ha, nấm linh chi 25 tấn/lứa/ha.

 

1.2 Những mô hình trồng nấm có hiệu quả:

 

Trên địa bàn thành phố đã xuất hiện một số mô hình trồng nấm đạt hiệu quả cao, kết hợp sản xuất phôi nấm và sản xuất nấm nguyên liệu, cụ thể:

- Mô hình sản xuất nấm của Trại nấm Phú Bình, tại Ấp Phú Bình, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi với diện tích 1 ha, chủng loại là nấm Linh Chi, nấm Bào Ngư, doanh thu đạt 450 – 600 triệu đồng/ha. Cơ sở tự sản xuất phôi nấm để sản xuất và cung cấp cho một số trại nấm khác. Tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, số lượng nhỏ bán cho siêu thị.

- Mô hình sản xuất nấm của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Nấm Việt, địa chỉ tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi với diện tích 8 ha, chủng loại gồm nấm Linh Chi, nấm Bào Ngư, Hoàng Kim, Hoàng Linh Chi, Thượng Hoàng, doanh thu đạt 400 – 850 triệu đồng/ha. Công ty tự sản xuất phôi nấm để sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm ở một số cửa hàng thuốc Đông y, siêu thị, thương lái.

- Trại sản xuất nấm của Công ty TNHH Linh Chi Vina, địa chỉ tại tỉnh lộ 12, Thạnh Lộc, Hóc Môn với diện tích 4 ha, chuyên sản xuất các loại nấm dược liệu như nấm Linh Chi, Vân Chi, Hầu Thủ, Thái Dương, Thượng Hoàng, doanh thu đạt 450 – 850 triệu đồng/ha. Công ty mua phôi nấm tại các đại lý bán giống và sản phẩm được tiêu thụ tại một số cửa hàng thuốc Đông y, các Công ty dược và một số các doanh nghiệp như Công ty Trang Sinh, Xí nghiệp Cầu Tre.

 

3.3 Các chính sách hỗ trợ phát triển nấm:

 

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị như Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 về phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, Quyết định 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2020, Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 về ban hành Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015.

Trung tâm Khuyến nông tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm theo quy trình an toàn trên địa bàn thành phố.

 

2 Thuận lợi và khó khăn:

 

a) Thuận lợi:

- Điều kiện khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho việc trồng nấm, có thể sản xuất 10-12 lứa/năm.

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm nấm ngày càng cao, vì vậy đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định.

- Ngành sản xuất nấm rất thích hợp với nền nông nghiệp đô thị, do không cần diện tích lớn, ít tốn nhân công, ít ảnh hưởng đến môi trường (do ít sử dụng hóa chất);

b) Những khó khăn:

- Chất lượng nguyên liệu sản xuất nấm không ổn định đặc biệt là chất lượng phôi giống và nguyên liệu rơm rạ đối với các cơ sở sản xuất nấm rơm.

- Đa số các hộ sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất chưa được đầu tư hạ tầng.

 

2.1 Những giải pháp cụ thể:

 

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của nhà nước và thành phố về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thủ tục vay vốn sản xuất theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011.

 

- Về kỹ thuật: Phối hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh để nghiên cứu, sản xuất các giống nấm phù hợp với điều kiện khí hậu của thành phố, cho năng suất cao và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời tổ chức tập huấn về kỹ thuật sản xuất nấm theo quy trình VietGAP.

 

- Về hoạt động xúc tiến thương mại: Tố chức các hoạt động giao lưu gặp gỡ giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh nấm nhằm xây dựng mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng nấm theo khu vực tập trung để người trồng nấm có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và hình thành chuỗi liên kết sản xuất chặt chẽ để điều tiết sản xuất và kiểm soát giá đầu ra

 



Số lượt người xem: 37400    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm