SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
7
6
2
5
Trồng trọt 02 Tháng Năm 2008 1:30:00 CH

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thuốc kích thích tăng trưởng đến cây rau muống nước tại thành phố Hồ Chí Minh


  -

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          - Dư luận cho rằng sử dụng chất kích thích tăng trưởng (KT3) là thần dược làm rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng còn phân nửa mà năng suất không giảm.

          - Có những trường hợp sử dụng KT3 trước thu hoạch chỉ 1 – 2 ngày để làm rau vượt tươi non mà không biết dư lượng KT3 có ảnh hưởng như thế nào.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

          - Đánh giá ảnh hưởng của KT3 đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng rau ăn lá ngắn ngày.

          - Khảo sát dư lượng KT3.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng KT3 đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng rau muống nước (RMN)

          - Nghiên cứu trên RMN là rau ăn lá ngắn ngày có chu kỳ sinh trưởng 25 ngày có phun KT3 và không phun KT3 làm đối chứng. Thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng tại Việt Nam và nông dân sử dụng phổ biến.

          - Bố trí khảo nghiệm: khảo nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức sau:

 

Nghiệm thức

Liều lượng

Ghi chú

1. Atonik 1.8 DD (Sodium (*)) – 15

2. Atonik 1.8 DD (Sodium (*)) – 15

3. Progibb 10 SP (Gibberellic acid 10 %) – 15

4.Đối chứng không phun (O 15 và O 25)

2 ml/5 lít nước

4 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

Phun khi cây ở giai đoạn được 12 ngày.

(*): Sodium – 5 – Nitroguaiacolate 0,2 % + Sodium – O – Nitrophenolate 0,4 % + Sodium – P – Nitrophenolate 0,6 %;

        - Giả thiết là năng suất tăng bằng với năng suất đối chứng không phun ở giai đoạn thu hoạch là 25 ngày.

        - Chỉ tiêu theo dõi:

          + Sinh trưởng: Theo dõi các chỉ tiêu: chiều cao cây, số lá thật, diện tích lá, năng suất lý thuyết, trọng lượng chất khô.

        Phương pháp điều tra: Chọn 5 cây cố định ở mỗi ô, đo đếm các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá thật, diện tích lá.

        + Năng suất: Mỗi ô thu hoạch 1 m2 (1 m x 1 m) vào thời điểm khi cây ở giai đoạn 15 ngày (3 ngày sau phun thuốc).

        Cân trọng lượng, tính năng suất lý thuyết (kg/1.000 m2). 

+ Chất khô: Mỗi ô thu hoạch lấy ngẫu nhiên 100 gr rau tươi, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 100 – 120 0C đến khi trọng lượng không thay đổi.

Cân trọng lượng và tính số gr chất khô.

          2. Thí nghiệm khảo sát dư lượng KT3 sau khi phun xịt 1 – 3 ngày (Theo tài liệu nghiên cứu GA3 là bền vững trong cây trồng)

        - Nghiên cứu trên RMN là rau ăn lá ngắn ngày có chu kỳ sinh trưởng 25 ngày có phun KT3 và không phun KT3 làm đối chứng. Thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc trong danh mục thuốc BVTV sử dụng tại Việt Nam và nông dân sử dụng phổ biến.

        - Luống rau bảo vệ và cách ly nghiệm thức rộng 0,5m. Các nghiệm thức có căng dây phân biệt và kí hiệu bằng bảng cắm.

        - Bố trí khảo nghiệm: khảo nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức sau:

Nghiệm thức

Liều lượng

Ghi chú

1. Atonik 1.8 DD (Sodium (*))

2. Atonik 1.8 DD (Sodium (*))

3. Progibb 10 SP (Gibberellic acid 10 %)

4. Progibb 10 SP (Gibberellic acid 10 %)

4.Đối chứng không phun

2 ml/5 lít nước

2 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

Phun khi cây ở giai đoạn được 20 ngày.

(*): Sodium – 5 – Nitroguaiacolate 0,2 % + Sodium – O – Nitrophenolate 0,4 % + Sodium – P – Nitrophenolate 0,6 %;

        - Giả thiết là năng suất tăng bằng với năng suất đối chứng không phun ở giai đoạn thu hoạch là 25 ngày.

        - Chỉ tiêu theo dõi:

          + Sinh trưởng: Theo dõi các chỉ tiêu: chiều cao cây, số lá thật, diện tích lá, năng suất lý thuyết, trọng lượng chất khô.

        Phương pháp điều tra: Chọn 5 cây cố định ở mỗi ô, đo đếm các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá thật, diện tích lá.

        + Năng suất: Mỗi ô thu hoạch 1 m2 (1 m x 1 m) vào thời điểm khi cây ở giai đoạn 21 và 23 ngày (1 và 3 ngày sau phun thuốc).

        Cân trọng lượng, tính năng suất lý thuyết (kg/1.000 m2). 

+ Chất khô: Mỗi ô thu hoạch lấy ngẫu nhiên 100 gr rau tươi, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 100 – 120 0C đến khi trọng lượng không thay đổi.

Cân trọng lượng và tính số gr chất khô.

        + Dư lượng KT3: Mỗi ô lấy mẫu có trọng lượng 1 kg vào các thời điểm cây ở giai đoạn 21 và 23 ngày.

        Phương pháp lấy mẫu theo 10TCN  367 – 99. Gửi mẫu ngay trong ngày tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

 

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

        1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng KT3 đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng RMN

Bảng 1. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

 

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Chiều cao cây (cm)

12 NST

15 NST

18 NST

21 NST

24 NST

1. Atonik 1.8 DD

2. Atonik 1.8 DD 

3. Progibb 10 SP

4. Đối chứng không phun

2 ml/5 lít nước

4 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

-

23,86

25,06

25,47

26,88

26,47

26,63

32,98

29,55

29,34

30,99

38,84

34,67

37,2

42,3

53,6

43,8

41,9

45,4

60,0

49,1

        Ghi chú: NST: ngày sau trồng

 

Bảng 2. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

 

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Số lá

12 NST

15 NST

18 NST

21 NST

24 NST

1. Atonik 1.8 DD

2. Atonik 1.8 DD 

3. Progibb 10 SP

4. Đối chứng không phun

2 ml/5 lít nước

4 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

-

6,53

6,93

7,07

6,87

7,26

7,50

7,53

7,33

7,26

7,33

8,33

7,73

8,0

8,87

10,07 *

8,33

8,2

9,2

10,4*

8,8

        Ghi chú: NST: ngày sau trồng;         *: khác biệt có ý nghĩa

 

Bảng 3. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

 

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Chiều dài lá (cm)

12 NST

15 NST

18 NST

21 NST

24 NST

1. Atonik 1.8 DD

2. Atonik 1.8 DD 

3. Progibb 10 SP

4. Đối chứng không phun (O15 và O25)

2 ml/5 lít nước

4 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

-

7,08

7,19

6,97

7,14

7,11

7,29

7,48

7,66

7,30

7,50

7,72

7,94

7,52

7,74

7,88

8,06

7,59

7,86

8,04

8,32

        Từ bảng 1, 2 và 3 nhận thấy, giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với đối chứng không có sự khác biệt. Riêng Progibb 10 SP ở 18 NST có sự khác biệt so với đối chứng.

       

Bảng 4. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

 

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Năng suất

(tấn/1.000 m2)

Chất khô (gr)

15 NST

25 NST

15 NST

25 NST

1. Atonik 1.8 DD

2. Atonik 1.8 DD 

3. Progibb 10 SP

4. Đối chứng không phun (O15 và O25)

2 ml/5 lít nước

4 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

-

1,28

1,18

1,32

1,20

2,17

2,00

2,23

2,03

10,7

10,3

10,7

11,7

 

 

 

7,7

        Ghi chú: NST: ngày sau trồng

        Năng suất cây RMN ở các nghiệm thức phun thuốc KT3 tăng cao hơn so với đối chứng 10 %. Kết quả bước đầu nhận thấy thuốc KT3 ở 4 nghiệm thức không có sự khác biệt so với đối chứng về mặt thống kê.

        Tỉ lệ chất khô giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt.

       

2 Thí nghiệm khảo sát dư lượng KT3 sau khi phun xịt 1 – 3 ngày: (Theo tài liệu nghiên cứu GA3 là bền vững trong cây trồng)

Bảng 5. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Chiều cao cây (cm)

20 NST

21 NST

23 NST

25 NST

1. Atonik 1.8 DD -21

2. Atonik 1.8 DD -23

3. Progibb 10 SP – 21

4. Progibb 10 SP – 23

4. Đối chứng không phun (O 21 và O 25)

2 ml/5 lít nước

2 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

39,80

39,97

40,62*

39,22

36,83

42,00

43,43

42,67

41,53

38,8

48,4

49,39*

53,73*

49,67*

43,07

54,07

57,93

60,13*

60,40*

46,33

        Ghi chú: NST: ngày sau trồng          *: khác biệt có ý nghĩa

 

Bảng 6. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Số lá

20 NST

21 NST

23 NST

25 NST

1. Atonik 1.8 DD -21

2. Atonik 1.8 DD -23

3. Progibb 10 SP – 21

4. Progibb 10 SP – 23

4.Đối chứng không phun (O 21 và O 25)

2 ml/5 lít nước

2 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

6,60

7,20

7,07

7,00

6,73

7,20

7,40

7,53

7,47

7,13

7,33

8,06

8,20

8,13

7,67

7,86

8,33

8,26

7,86

7,93

        Ghi chú: NST: ngày sau trồng;         *: khác biệt có ý nghĩa

 

Bảng 7. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Chiều dài lá (cm)

20 NST

21 NST

23 NST

25 NST

1. Atonik 1.8 DD -21

2. Atonik 1.8 DD -23

3. Progibb 10 SP – 21

4. Progibb 10 SP – 23

4.Đối chứng không phun (O 21 và O 25)

2 ml/5 lít nước

2 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

7,97

8,08

8,30*

7,52

7,74

8,39

8,49

8,82*

8,16

8,29

8,73

9,29*

9,61

8,88

8,66

9,51

9,87

10,27*

9,43

9,02

        Ghi chú: NST: ngày sau trồng;         *: khác biệt có ý nghĩa

 

 

Bảng 8. Tác dụng điều hoà sinh trưởng của thuốc đối với một số yếu tố

 

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Năng suất

(tấn/1.000 m2)

Chất xơ

21NST

23 NST

21 NST

23 NST

1. Atonik 1.8 DD -21

2. Atonik 1.8 DD -23

3. Progibb 10 SP – 21

4. Progibb 10 SP – 23

4.Đối chứng không phun (O 21 và O 25)

2 ml/5 lít nước

2 ml/5 lít nước

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

1,69

 

1,83

 

1,97

 

2,0

 

2,08

2,15

8,7

 

9,0

 

9,0

 

9,0

 

9,3

8,7

        Kết quả từ bảng 1, 2, 3 và 4 cho thấy chiều cao cây, chiều dài cây RMN vào giai đoạn 23, 25 ngày sau trồng ở các nghiệm thức phun thuốc có sự khác biệt so với đối chứng về mặt thống kê. Tỉ lệ chất khô giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt. Tuy nhiên, năng suất giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt so với đối chứng.

 

 

 

 

 

Bảng 5. Kết quả phân tích dư lượng Gibberellic acid ở các nghiệm thức thí nghiệm

Nghiệm thức

Liều lượng

 

Kết quả phân tích (ppm)

Phương pháp

phân tích

1. Progibb 10 SP – 15

2. Progibb 10 SP – 21

3. Progibb 10 SP – 23

4.Đối chứng không phun (O 15, O 21 và O 25)

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

1 g/20 lít nước

KPH

KPH

KPH

KPH

LC – 09 – 2007

          Ghi chú: KPH: Không phát hiện

        Ở bảng 5 nhận thấy, khi phun Progibb 10 SP (hoạt chất Gibberellic acid) ở liều lượng 1 g/20 lít nước vào thời điểm 1, 3 ngày sau phun không phát hiện được dư lượng Gibberellic acid.

 

V. KẾT LUẬN

        - Về sinh trưởng: giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với đối chứng không có sự khác biệt. Riêng Progibb 10 SP ở 18 NST có sự khác biệt so với đối chứng.

        - Về chất khô và năng suất: Năng suất cây rau muống nước ở các nghiệm thức phun thuốc KTTT tăng cao hơn so với đối chứng 10 %. Kết quả bước đầu nhận thấy thuốc KTTT ở 4 nghiệm thức không có sự khác biệt so với đối chứng về mặt thống kê. Tỉ lệ chất khô giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt.

        - Về dư lượng KT3: không phát hiện Gibberellic acid ở nghiệm thức
Progibb 10 SP và đối chứng ở giai đoạn 1, 3 ngày sau phun.


Số lượt người xem: 24010    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm