SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
5
2
4
8
6
Trồng trọt 21 Tháng Ba 2007 1:40:00 CH

Kết quả thử nghiệm sử dụng kích thích giữ hoa mai lâu rụng Tết nguyên đán 2007

Ông bà ta ngày xưa đã xếp cây mai đứng đầu trong bộ tứ quý “Mai, trúc, tùng, lan” và trong bộ tam hữu “Mai, tùng, trúc”. Vì thế, cây mai từ xưa đến nay là một chủng loại hoa kiểng không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền của người miền Nam. Làm thế nào để hoa mai nở đúng vào dịp Tết là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc sản xuất cây mai.

 

Ông bà ta ngày xưa đã xếp cây mai đứng đầu trong bộ tứ quý “Mai, trúc, tùng, lan” và trong bộ tam hữu “Mai, tùng, trúc”. Vì thế, cây mai từ xưa đến nay là một chủng loại hoa kiểng không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền của người miền Nam. Làm thế nào để hoa mai nở đúng vào dịp Tết là  một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc sản xuất cây mai. Vấn đề này đã được những nhà vườn tích luỹ kinh nghiệm và giải quyết rất thành công. Tuy nhiên, đặc điểm của cây mai là cánh hoa chỉ lưu giữ được từ 1-3 ngày tuỳ vào giống. Làm thế nào để lưu giữ cánh hoa lâu rụng trong những ngày Tết, để tăng vẻ thẩm mỹ của cây mai là một vấn đề đã được nghiên cứu với nhiều phương pháp; trong đó áp dụng kích thích tố là một phương pháp đã được nghiên cứu thành công. Vì thế, trong phạm vi thử nghiệm này chúng tôi sử dụng thuốc kích thích tố giúp hoa mai lâu rụng của nghệ nhân Năm Hiếu - Cần Thơ đã nghiên cứu thành công trong nhiều năm nay.

  1.     MỤC ĐÍCH THỬ NGHIỆM

-  Nhằm kéo dài thời gian hoa nở trên cây mai, hạn chế vấn đề rụng hoa và tăng thêm vẻ thẩm mỹ của cây.

-  Góp phần tăng thêm thu nhập cho người trồng mai.

   2.     NỘI DUNG THỬ NGHIỆM

2.1 Đối tượng và vật liệu thử nghiệm:

-  Thử nghiệm trên 2 đối tượng cây (mai tàn và mai ghép) ở cùng một độ tuổi với điều kiện xác định là có 5-10 % số nụ trên cây đã nở hoa.

-  Sử dụng kích thích tố hoa mai (với thành phần Auxin, các nguyên tố đa và vi lượng …) theo khuyến cáo của nghệ nhân Năm Hiếu.

2.2  Bố trí thử nghiệm:

     -  Thử nghiệm được bố trí theo kiểu T – Test (có 2 nghiệm thức: đối chứng: không phun kích thích tố, và nghiệm thức 1: phun kích thích tố có nồng độ 2 %) với 5 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với một hộ nông dân tham gia thử nghiệm. Cụ thể:

§         Quận 12 và quận Gò Vấp: sử dụng 5 chậu mai (gồm 2 cây mai tàn và 3 cây mai ghép) cùng độ tuổi (3 tuổi) và tỉ lệ hoa nở trên cây tương đương nhau (5 % số hoa trên cây đã nở)

§         Quận Thủ Đức và quận 9: sử dụng 10 chậu mai (gồm 5 cây mai tàn và 5 cây mai ghép) cùng độ tuổi (4 tuổi) và tỉ lệ hoa nở trên cây tương đương nhau (5 % số hoa trên cây đã nở)

   -  Thời gian phun: phun 1 lần vào buổi sáng (14/02/2007 – 16/02/2007)

2.3 Phạm vi thử nghiệm:

Các hộ trồng mai trên địa bàn quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức và quận 9.

2.4 Xử lý số liệu:

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và MSTATC.

2.5 Các chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian hoa lưu giữ trên cây (ngày)

-   Màu sắc hoa

  3.     KẾT QUẢ:

Qua thử nghiệm, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:

3.1  Thời gian hoa lưu giữ trên cây:

Đặc điểm ra hoa của các giống mai khác nhau; bình quân thời gian mai nở rồi lưu lại trên cây của cây mai tàn dài hơn cây mai ghép từ 1-2 ngày. Đến mùng 2 Tết thì 80 % số nụ trên 2 nhóm cây đã nở đồng loạt.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, các nghiệm thức đối chứng (không phun kích thích tố) thì cánh hoa đã rụng vào mùng 3 (cây mai ghép) hoặc mùng  4 Tết (cây mai tàn). Các chậu có phun kích thích tố cho đến mùng 8 các cánh vẫn còn lưu trên cây (không rụng).

Ở các nghiệm thức 1 (phun kích thích tố cho các lần lặp lại đều cho kết quả: tỉ lệ cánh hoa rụng khỏi hoa chỉ chiếm tỉ lệ từ 2-3 %

Điều này cho thấy:

-        Sử dụng kích thích tố trên cây mai đã chứng tỏ được khả năng lưu giữ hoa trên cây dài hơn và nếu không có tác động của con người thì các hoa trên cây vẫn không rụng mà sẽ thay đổi màu sắc cho đến khi hoa héo (các cánh hoa đã héo nhưng vẫn không rụng).

-          Kích thích tố hoa mai đã ảnh hưởng đến khả năng kết dính của cánh hoa và đế hoa giúp duy trì thời gian hoa nở.

3.2  Màu sắc hoa:

-          Ở các nghiệm hoa đối chứng, hoa mai nở và rụng sau đó từ 1-2 ngày tuỳ vào giống: và khi cánh hoa rụng màu sắc vẫn còn tươi, màu sắc trên cánh không có sự thay đổi.

-          Ở nghiệm thức 1: Do hoa lưu lại trên cây nhiều ngày nên màu sắc cánh hoa có sự  thay đổi, đặc biệt là những cây để càng lâu (đến mùng 10 Tết) thì các viền xung quanh của cánh hoa luôn có màu đỏ bầm (giống như màu rỉ sắt).

     4.     KẾT LUẬN:

    -  Kích thích tố hoa mai lâu rụng đã khẳng định được thời gian hoa lưu giữ trên cây dài ngày hơn và hoa không rụng dưới bất kỳ tác động nào (người đụng vào, ảnh hưởng của quạt máy, lay động mạnh …). Tuy nhiên, cần lưu ý đến chế độ chăm sóc của hoa mai sau Tết đối với những cây đã sử dụng kích thích tố vì thời gian hoa mai giữ trên cây nhiều ngày cùng với nhiều hoa nên đã làm cho cây bị suy kiệt nhiều hơn so với cây mai bình thường (không sử dụng kích thích tố)

      -  Kích thích tố đã duy trì thêm vẻ thẩm mỹ trên cây mai

      - Kích thích tố này có thể ứng dụng rất tốt đối với những trường hợp cây mai cần vận chuyển đi xa mà cây đã hé nở hoa và những cành hoa đã được cắt rời khỏi thân cây. Đặc biệt là những trường hợp vận chuyển đi xa mà cây đã hé nở hoa thì áp dụng rất tốt mà không sợ hoa rụng.

Tuy nhiên cũng cần có những nghiên cứu, thực nghiệm mở rộng về chăm sóc nhưng cây mai đã qua sử dụng kích thích tố nhằm đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng thuốc kích thích.
(Trung tâm Khuyến nông thành phố)

Số lượt người xem: 14839    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm