1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:
- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Mùa năm 2011 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất.
- Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; công tác phòng chống dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM), dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi...
- Tiếp tục triển khai dự án tại 58 xã xây dựng nông thôn mới; thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và các chương trình trọng điểm của ngành trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
- Tiếp tục kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành, công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn thành phố; tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng các công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước.
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
2.1. Trồng trọt (vụ Mùa năm 2011):
- Lúa: Đã xuống giống 7.597 ha, tăng 19,76% so với cùng kỳ năm 2010.
- Rau: Tổng diện tích gieo trồng là 3.281 ha, đạt 98,55% so với cùng kỳ năm 2010.
2.2. Chăn nuôi:
- Heo: Tổng đàn 320.740 con, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2010.
- Trâu, bò: Tổng đàn 112.368 con, tăng 2,14% so với cùng kỳ năm 2010; gồm 5.915 con trâu và 106.455 con bò (trong đó có 81.408 con bò sữa, tăng 4,36% so cùng kỳ năm 2010).
- Dê, cừu: Tổng đàn: 4.319 con, tăng 4,22% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó 3.732 con dê và 587 con cừu.
2.3. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra sinh vật hại trên đồng ruộng không để dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại cho nông dân. Triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật, từ đó đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thành phố, không xảy ra các ổ dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi nhập cư, vùng giáp ranh với các tỉnh; đồng thời duy trì việc lập chốt kiểm tra tại các điểm nóng, tăng cường hiệu quả hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành.
3. Các hoạt động chuyên ngành:
3.1. Diêm nghiệp:
Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo đề án quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ muối trên địa bàn huyện Cần Giờ; phối hợp triển khai đề án nâng cao năng lực hoạt động cho Hợp tác xã Muối Tiến Thành, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
3.2. Hoạt động lâm nghiệp, kiểm lâm:
Tổ chức 25 đợt tuần tra quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó phối hợp với chủ rừng 08 đợt, với 83 lượt người tham gia; kiểm tra sổ ghi chép lâm sản xuất nhập xưởng 29 cơ sở; kiểm tra kinh doanh, chế biến lâm sản 36 cơ sở; kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 4.429,161 m3 gỗ tròn; đóng búa kiểm lâm 4.289,712 m3 gỗ tròn; kiểm tra 17 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã và cấp 01 sổ ghi chép xuất nhập động vật hoang dã, 02 giấy chứng nhận trại nuôi, 04 giấy phép vận chuyển đặc biệt, 15 giấy xác nhận nguồn gốc để làm thủ tục xuất bán nội địa: 400 con cá sấu nước ngọt, 165 kg rùa núi vàng, 86 kg rùa đất lớn, 50 kg rùa núi viền, 08 kg rùa sa nhân, 10 kg rùa sê pôn, 650 kg rắn ráo trâu, 235 kg rắn hổ mang thường, 485 kg rắn sọc dưa, 1.600 kg rắn ráo thường, 710 kg kỳ đà vân, 650 kg rắn ri voi, 55 kg rắn ri cá, 65 con nhím, 12 con cầy vòi hương; lập biên bản vi phạm 03 vụ và xử lý 05 vụ, tạm giữ 3,442 m3 gỗ tròn và tịch thu 3,442 m3 gỗ tròn, 90 con động vật hoang dã thông thường, 608 kg địa sâm...
3.3. Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y:
- Hoạt động kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật: Kiểm soát giết mổ heo: 44.132 con, kiểm soát giết mổ trâu bò: 93 con, kiểm soát giết mổ gia cầm: 382.159 con; tiêu độc sát trùng: 107.768 m2, tiêu độc xe ô tô: 3.744 chiếc, tiêu độc xe hai bánh: 2.789 chiếc.
- Kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu: Thịt trâu bò: 201.505 kg, thịt heo: 14.306 kg, thịt gia cầm: 1.379.791 kg, thịt dê cừu: 7.067 kg, phụ phẩm gia cầm: 1.178 kg, phụ phẩm heo: 14.803 kg.
3.4. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:
- Từ đầu năm 2011 đến nay, đã chứng nhận VietGAP đạt 27 hộ với diện tích 17,64 ha, sản lượng dự kiến 2.403 tấn/năm. Lũy kế từ đầu chương trình đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 83 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 03 hợp tác xã: Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợp tác xã Ngã 03 Giòng, Hợp tác xã Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 56,7203 ha, ước tính tương đương 287,07 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 7.426 tấn/năm.
- Chuẩn bị tổ chức Hội thi triển lãm bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 năm 2011 (in ấn tài liệu, làm việc các đơn vị về hợp đồng tài trợ, họp Ban tư vấn...).
- Thực hiện chương trình nông dân hội nhập, phát sóng với chủ đề: “Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015”.
- Khảo sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, nấm để xuất bản Cẩm nang địa chỉ đỏ các điểm sản xuất, kinh doanh rau, nấm trên địa bàn thành phố.
3.5. Hoạt động phát triển nông thôn:
- Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi và các doanh nghiệp, đoàn thể....
- Hỗ trợ Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh, huyện Hóc Môn hoàn chỉnh các thủ tục đăng ký kinh doanh, tiếp tục xử lý kết quả điều tra ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí còn lại tại 06 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012; trong đó, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết và điều tra mức sống dân cư tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
- Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai xây dựng đề án tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015: hướng dẫn Ủy ban nhân dân 09 xã còn lại của huyện Củ Chi thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới và ký hợp đồng xây dựng đề án; xử lý kết quả điều tra và viết báo cáo thu nhập hộ tại 09 xã xây dựng nông thôn mới (xã Tân Kiên, xã An Phú Tây, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh; xã Hiệp Phước, xã Phú Xuân, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè; xã Long Hòa, xã An Thới Đông, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ); xử lý kết quả điều tra và viết báo cáo đào tạo nghề tại các xã xây dựng nông thôn mới (xã Đa Phước, xã Hưng Long, xã Tân Phú Trung, xã An Phú Tây, xã Hiệp Phước, xã Phú Xuân, xã Đông Thạnh, xã Trung Lập Thượng, xã Long Hòa, xã Phước Kiểng, xã Quy Đức, xã Tân Kiên, xã Bình Chánh, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông, xã Thạnh An); xây dựng đề án nông thôn mới tại 03 xã (xã Hiệp Phước, xã Phú Xuân, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè); xây dựng đề án nông thôn mới và điều tra thu nhập hộ, đào tạo nghề của 05 xã còn lại của huyện Hóc Môn (xã Bà Điểm, xã Tân Thới Nhì, xã Tân Xuân, xã Trung Chánh, xã Xuân Thới Đông).
3.6. Hoạt động khuyến nông:
- Tổ chức 15 lớp tập huấn: kỹ thuật sử dụng hệ thống tưới lan tại phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9; kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý thức ăn cho cá chình tại xã Trung An, huyện Củ Chi; 02 lớp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây xoài tại thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa, huyện Cần Giờ; kỹ thuật chăn nuôi heo theo GAHP tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi; 02 lớp kỹ thuật nuôi nghêu tại thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa, huyện Cần Giờ; kỹ thuật trồng lan cắt cành tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; kỹ thuật sử dụng hệ thống tưới lan tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.
- Tổ chức huấn luyện “Thủy canh cây trồng” cho nông dân và Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông VAC huyện Bình Chánh.
- Tổ chức 02 chuyến tham quan: đưa nông dân huyện Bình Chánh đi tham quan mô hình thỏ tại huyện Củ Chi; nông dân huyện Củ Chi tham quan mô hình cá chình tại xã Trung An, huyện Củ Chi.
- Tổ chức hội thảo biện pháp sản xuất rau an toàn tại phường Thạnh Xuân, quận 12.
- Tổ chức lượng giá các mô hình: 02 mô hình nuôi thỏ tại phường Phú Hữu, quận 9 và phường Bình Trưng Tây, quận 2; mô hình trồng rau gia vị (2,7 ha, 10 hộ); mô hình rau muống nước theo quy trình VietGAP (10 ha, 15 hộ) tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn… Trong đó, mô hình trồng rau muống nước theo quy trình VietGAP (10 ha, 15 hộ) tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất 16 tấn/ha/đợt (01 tháng), giá bán 4.000 đồng/kg, đem lai lợi nhuận trên 36 triệu đồng/ha/đợt (01 tháng) sau khi trừ chi phí.
3.7. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:
- Bình tuyển, lập lý lịch và gắn số tai cho bò sữa, thực hiện được 113 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 4.503 con, đạt 75% kế hoạch năm, trong đó các xã nông thôn mới là 740 con.
- Khảo sát khả năng sinh sản, phối giống, năng suất bò sữa nông hộ, đã thực hiện 162 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 3.452 con, đạt 86,3% kế hoạch năm, trong đó các xã nông thôn mới là 630 con.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa, đã thực hiện 24 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 1.907 con, đạt 95,4% kế hoạch năm.
- Cân đo, giám định ngoại hình đàn bò sữa nông hộ, đã thực hiện 105 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 1.683 con, đạt 84,2% kế hoạch năm.
- Tiếp tục theo dõi tính thích nghi 04 giống hoa Đồng Tiền trong nhà kính (hiện đang ra hoa, sinh trưởng và phát triển tốt), các giống rau mới (cà chua, ớt và cải thìa); thu thập bộ sưu tập giống với các giống hoa kiểng và sưu tập, chăm sóc 05 giống hoa sứ cánh kép tại Cơ sở Nhị Xuân, huyện Hóc Môn.
- Tiếp tục theo dõi giống cây trồng tại các xã nông thôn mới: 05 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 và 02 giống lúa OM 4900, Nàng hoa 9 với diện tích 1.000 m2 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (đã tiến hành thu hoạch và tiến hành xuống 05 giống bí đao với diện tích 1.000 m2); 06 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (đang tổ chức thu hoạch ở giai đoạn cuối); 05 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi (cây đang trong giai đoạn ra hoa); 05 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi (đang tổ chức thu hoạch); 05 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (đã tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu cho nông hộ).