1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:
Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác:
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/2011/CT-UBND ngày 01/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND ngày 17/3/2011 về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011; Chỉ thị số 04/2011/CT-UBND ngày 10/02/2011 về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2011; Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 09/4/2011 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 19/2011/CT-UBND ngày 21/5/2011 về triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó các sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2011 trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Mùa năm 2011 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09/03/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2020, tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới tại 28 xã đúng tiến độ; Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 về chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và các chương trình trọng điểm của ngành trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
- Tiếp tục kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành, công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn thành phố; tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng các công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước.
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
2.1. Trồng trọt (vụ Mùa năm 2011):
- Lúa: Đã xuống giống 9.302 ha, tăng 23,43% so với cùng kỳ năm 2010.
- Rau: Tổng diện tích gieo trồng là 3.398 ha, đạt 90,71% so với cùng kỳ năm 2010.
2.2. Chăn nuôi:
- Heo: Tổng đàn 322.130 con, đạt 98,8% so với cùng kỳ năm 2010.
- Trâu, bò: Tổng đàn 112.397 con, tăng 2,18% so với cùng kỳ năm 2010; gồm 5.915 con trâu và 106.484 con bò (trong đó có 81.440 con bò sữa, tăng 4,46% so cùng kỳ năm 2010).
- Dê, cừu: Tổng đàn: 4.319 con, tăng 4,22% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó 3.732 con dê và 587 con cừu.
2.3. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra sinh vật hại trên đồng ruộng không để dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại cho nông dân. Triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật, từ đó đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thành phố, không xảy ra các ổ dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi nhập cư, vùng giáp ranh với các tỉnh; đồng thời duy trì việc lập chốt kiểm tra tại các điểm nóng, tăng cường hiệu quả hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành.
3. Các hoạt động chuyên ngành:
3.1. Diêm nghiệp:
Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo đề án quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ muối trên địa bàn huyện Cần Giờ; phối hợp triển khai đề án nâng cao năng lực hoạt động cho Hợp tác xã Muối Tiến Thành, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
3.2. Hoạt động lâm nghiệp, kiểm lâm:
Tổ chức 19 đợt tuần tra quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó phối hợp với chủ rừng 04 đợt, với 67 lượt người tham gia; kiểm tra sổ ghi chép lâm sản xuất nhập xưởng 25 cơ sở; kiểm tra kinh doanh, chế biến lâm sản 27 cơ sở; kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 16.348,055 m3 gỗ các loại; đóng búa kiểm lâm 16.292,132 m3 gỗ tròn; kiểm tra về an toàn chuồng trại nuôi nhốt hổ của Công viên nước Củ Chi, hỗ trợ kỹ thuật Kiểm lâm tỉnh Bình Dương kiểm tra mã số chíp gấu nuôi nhốt của Công ty Hữu Toàn (Bình Dương); tổ chức kiểm tra 24 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã và cấp 08 giấy phép vận chuyển đặc biệt, 24 giấy xác nhận nguồn gốc để làm thủ tục xuất bán nội địa: 1.500 con cá sấu nước ngọt, 265 kg rùa núi vàng, 575 kg rùa đất lớn, 60 kg rùa núi viền, 50 kg rùa sa nhân, 265 kg rùa sê pôn, 1.245 kg rùa răng, 165 kg rùa ba gờ, 50 kg rùa hộp trán vàng, 15 kg rùa hộp lưng đen, 490 kg rắn ráo trâu, 50 kg rắn sọc dưa, 400 kg rắn ráo thường, 10 kg rắn ri voi, 10 kg rắn ri cá, 21 con nhím, 16 con cầy vòi hương, 40 con dúi, 04 con heo rừng lai, 2.350 kg kỳ đà vân; lập biên bản vi phạm 04 vụ và xử lý 08 vụ, tạm giữ 7,683 m3 gỗ xẻ thông thường và tịch thu: 3,422 m3 gỗ tròn thông thường, 0,953 m3 gỗ xẻ quý hiếm, 39 kg địa sâm, 79 con động vật hoang dã thông thường...
3.3. Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y:
- Hoạt động kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật: Kiểm soát giết mổ heo: 44.851 con, kiểm soát giết mổ trâu bò: 120 con, kiểm soát giết mổ gia cầm: 364.240 con; tiêu độc sát trùng: 114.594 m2, tiêu độc xe ô tô: 3.755 chiếc, tiêu độc xe hai bánh: 2.756 chiếc.
- Kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu: Thịt trâu bò: 244.752 kg, thịt heo: 1407.353 kg, thịt gia cầm: 1.538.948 kg, thịt dê cừu: 4.634 kg, phụ phẩm gia cầm: 6.822 kg, phụ phẩm heo: 13.705 kg.
3.4. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:
- Từ đầu năm 2011 đến nay, đã chứng nhận VietGAP đạt 29 hộ với diện tích 20,2 ha, sản lượng dự kiến 2.772 tấn/năm. Lũy kế từ đầu chương trình đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 85 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 03 hợp tác xã: Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợp tác xã Ngã 03 Giòng, Hợp tác xã Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 59,2803 ha, ước tính tương đương 296,15 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 7.785 tấn/năm.
- Tổ chức tập huấn sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP thuộc dự án QSEAP tại xã Phước Thạnh và Phước Hiệp, huyện Củ Chi.
- Chuẩn bị tổ chức Hội thi triển lãm bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 năm 2011 (in ấn tài liệu, làm việc các đơn vị về hợp đồng tài trợ, họp Ban tư vấn...).
- Thực hiện chương trình nông dân hội nhập, phát sóng với chủ đề: “Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015”.
- Khảo sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, nấm để xuất bản Cẩm nang địa chỉ đỏ các điểm sản xuất, kinh doanh rau, nấm trên địa bàn thành phố.
3.5. Hoạt động phát triển nông thôn:
- Tổ chức tập huấn triển khai Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố tại Hội nghị ra mắt Hợp tác xã hoa lan, huyện Củ Chi.
- Tổ chức Hội nghị tư vấn và vận động thành lập Hợp tác xã hoa lan tại huyện Củ Chi; tập huấn kinh tế tập thể tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí còn lại tại 06 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012; trong đó, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết, khảo sát thu nhập hộ gia đình và điều tra mức sống dân cư tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
- Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai xây dựng đề án tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015: Làm việc với Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới 9 xã còn lại của huyện Củ Chi về công tác triển khai xây dựng đề án nông thôn mới và triển khai công tác nhu cầu đào tạo nghề tại các xã; xử lý kết quả điều tra và báo cáo thu nhập hộ tại 09 xã (xã Tân Kiên, xã An Phú Tây, xã Hưng Long của huyện Bình Chánh; xã Hiệp Phước, xã Phú Xuân, xã Phước Kiểng của huyện Nhà Bè; xã Long Hòa, xã An Thới Đông, xã Thạnh An của huyện Cần Giờ); xử lý kết quả điều tra và báo cáo đào tạo nghề tại các xã Đa Phước, xã Hưng Long, xã Tân Phú Trung, xã An Phú Tây, xã Hiệp Phước, xã Phú Xuân, xã Đông Thạnh, xã Trung Lập Thượng, xã Long Hòa, xã Phước Kiểng, xã Quy Đức, xã Tân Kiên, xã Bình Chánh, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông, xã Thạnh An; xây dựng đề án tại 03 xã: xã Hiệp Phước, xã Phú Xuân, xã Phước Kiểng của huyện Nhà Bè; xây dựng đề án và tiến hành điều tra thu nhập hộ, điều tra đào tạo nghề tại 5 xã còn lại của huyện Hóc Môn: xã Bà Điểm, xã Tân Thới Nhì, xã Tân Xuân, xã Trung Chánh, xã Xuân Thới Đông.
3.6. Hoạt động khuyến nông:
- Tổ chức 12 lớp tập huấn: 04 lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau theo quy trình VietGAP tại xã Hưng Long, huyện Bình Chánh; 02 lớp tập huấn về kiến thức chuẩn bị hội thi Khuyến nông viên giỏi lần 2 năm 2011 tại Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh, Trạm Khuyến nông huyện Nhà Bè; kỹ thuật nuôi thỏ tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; kỹ thuật chăn nuôi heo thịt tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh; 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi heo theo GAHP tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi.
- Tổ chức lớp huấn luyện công nghệ sau thu hoạch trên cây rau, hoa cho nông dân và Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông VAC quận 12, Thủ Đức.
- Tổ chức lượng mô hình cơ giới hóa phân tích chất lượng sữa (2 tủ, 4 hộ) tại Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
3.7. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:
- Bình tuyển, lập lý lịch và gắn số tai cho bò sữa, thực hiện được 165 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 4.668 con, đạt 77,8% kế hoạch năm, trong đó các xã nông thôn mới là 740 con.
- Khảo sát khả năng sinh sản, phối giống, năng suất bò sữa nông hộ, đã thực hiện 108 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 3.560 con, đạt 89% kế hoạch năm, trong đó các xã nông thôn mới là 635 con.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa, đã thực hiện 16 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 1.923 con, đạt 96,2% kế hoạch năm.
- Cân đo, giám định ngoại hình đàn bò sữa nông hộ, đã thực hiện 87 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện được 1.770 con, đạt 88,5% kế hoạch năm.
- Tiếp tục theo dõi tính thích nghi 04 giống hoa Đồng Tiền trong nhà kính (hiện đang ra hoa, sinh trưởng và phát triển tốt), các giống rau mới (cà chua, ớt và cải thìa); thu thập bộ sưu tập giống với các giống hoa kiểng và sưu tập, chăm sóc 05 giống hoa sứ cánh kép tại Cơ sở Nhị Xuân, huyện Hóc Môn.
- Tiếp tục thử nghiệm giống cây trồng tại các xã nông thôn mới: 05 giống bí đao với diện tích 1.000 m2 và 02 giống lúa OM 6162, Nàng hoa 9 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh; 06 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (đang tổ chức thu hoạch ở giai đoạn cuối); 05 giống khổ qua với diện tích 1.000 m2 tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi (cây đang trong giai đoạn ra hoa).
3.8. Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 2.922,3 kg, sản phẩm động vật thủy sản 15.226,9 kg, cá cảnh 305.605 con, cá cờ 120 kg.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: 52.688 kg thức ăn công nghiệp; 10.096.902 kg nguyên liệu đã qua chế biến dùng trong sản xuất thức ăn; 13.419 kg chất bổ sung vào thức ăn; 485.754 kg thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản.
- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: kiểm tra hàng năm 02 chiếc; kiểm dịch nội địa 2.650 con ba ba thương phẩm.