SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
5
5
2
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 31 Tháng Mười 2012 1:30:00 CH

Chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh với Hội khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp thành phố giai đoạn 2012-2015

 

 

Ngày 29 tháng 10 năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp thành phố giai đoạn 2012-2015.

Chương trình nhằm tăng cường phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp thành phố trong việc phát triển ngành lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, động vật hoang dã, mảng xanh thành phố; nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp thành phố, góp phần thiết thực vào việc tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, các đơn vị và cá nhân tham gia phát triển và quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã, mảng xanh đô thị góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu của Chương trình là giữ vững và phát triển ổn định diện tích rừng và cây xanh, độ che phủ của rừng và cây xanh từ 39.1% năm 2009 lên trên 40% vào năm 2025, trong đó độ che phủ của rừng từ 18.59% năm 2009 lên 20% vào năm 2025. Phát triển hệ thống công viên, vườn hoa đô thị để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, giao tiếp cộng đồng, nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân thành phố. Diện tích bình quân 7m2/người, trong đó khu vực nội thành 2,4m2/người, các quận mới trên 7,1m2/người, khu dân cư các huyện ngoại thành trên 12m2/người. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân tham gia bảo vệ rừng và cây xanh, đảm bảo ngang bằng thu nhập trung bình của nông dân ngoại thành. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển, bảo vệ bền vững các loại và mảng xanh thành phố. Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trong ngành lâm nghiệp và cây xanh thành phố ở trình độ sau đại học từ 5 đến 10 người vào năm 2015 và đến 50 người vào năm 2020.

Chương trình phối hợp gồm 3 phần, cụ thể như sau:

 

I.    Về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (các đơn vị trực thuộc Sở) phối hợp tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, thành phố về lâm nghiệp. Cụ thể:

- Chương trình chuyên đề về lâm nghiệp xã hội, cây xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, các mô hình nông lâm ngư kết hợp.

- Chương trình thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa của rừng và mảng cây xanh thành phố.

- Tổ chức các lớp tập huấn khuyến lâm nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, cư dân về lâm nghiệp đô thị, cây xanh đô thị, lâm nghiệp xã hội.

- Các qui định về phát triển, kiểm soát và gây nuôi động vật hoang dã; quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý bảo vệ công trình thủy lợi, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu …

2. Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp thành phố phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện tốt công tác trên. Vận động hội viên tham gia đầy đủ các lớp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của nhà nước.

 

II.Về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và phát triển lâm nghiệp:

 

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp thành phố:

- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh vùng nuôi phục hồi rừng, cải tạo, nuôi dưỡng và phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, quy chuẩn cho các vùng gây nuôi động vật hoang dã.

- Xây dựng nghiên cứu, cung ứng giống, phương pháp sản xuất giống các loài cây lâm nghiệp có giá trị, năng suất, chất lượng cao.

- Tuyển chọn lai tạo tập đoàn giống cây lâm nghiệp và cây xanh chất lượng cao.

- Chuyển hóa thêm diện tích rừng giống để bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ;

- Bảo tồn và phát triển bền vững diện tích rừng thực nghiệm cây ngập phèn tại trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Tạo;

- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với sâu bệnh hại cây rừng nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới tại Củ Chi và công tác xây dựng Vườn thực vật Củ Chi;

- Tổ chức thực hiện 6 chương trình mục tiêu trọng điểm để bảo vệ, phát triển rừng và các loại cây xanh thành phố:

+ Chương trình quản lý và phát triển bền vững 3 loại rừng và mảng cây xanh thành phố.

+ Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển giống cây lâm nghiệp và cây xanh thành phố.

+ Chương trình cải tạo, chỉnh trang và phát triển mới công viên, cây xanh đường phố.

+ Chương trình nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực

+ Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu

+ Chương trình trồng 500.000 cây ven sông rạch.

- Xây dựng các chương trình đào tạo tập huấn và tuyên truyền về quản ký động vật hoang dã nhằm hạn chế các vi phạm về mua, bán trái phép động vật hoang dã, quản lý chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã.

 

III.Về nâng cao năng lực kinh tế:

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp thành phố:

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông – lâm – ngư cho cư dân ngoại thành để chuyển giao kỹ thuật sản xuất tạo thêm nhiều ngành nghề mới và cơ hội việc làm cho người dân ở vùng nông thôn.

-  Tạo điều kiện và thủ tục thuận lợi để hội viên, cư dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi với các thành phần kinh tế để khuyến khích tham gia việc trồng rừng, trồng cây xanh sử dụng tài nguyên rừng tài nguyên cây xanh và khai thác lâm sản hợp lý từ rừng trong sự nghiệp phát triển lâm nghiệp và mảng cây xanh thành phố

 

Văn phòng Sở (NPS)


Số lượt người xem: 6940    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm