SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
9
0
6
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 08 Tháng Tư 2013 9:30:00 SA

khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ trên địa bàn thành phố năm 2012.

Theo yêu cầu của Tổng cục Lâm nghiệp tại văn bản số 48/TCLN-SDR ngày 09 tháng 01 năm 2013 về việc kiểm tra công tác khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ năm 2012;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ trên địa bàn thành phố năm 2012 như sau:

1. Khái quát chung:

Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.493 ha. Tỷ lệ che phủ rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán là 18,76%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 39,4%, tăng so năm 2011.Trong đó diện tích 3 loại rừng: 

-  Rừng đặc dụng: 29,92 ha  

-  Rừng phòng hộ: 34.826,46 ha

-  Rừng sản xuất: 2.293,26 ha

 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của thành phố phân bố trên địa bàn thuộc 4 quận, huyện gồm:

- Huyện Cần Giờ có 35.489,60 ha; gồm rừng phòng hộ 34.052,33 ha, rừng sản xuất 1.437,27 ha.

- Huyện Bình Chánh có 1.102,10 ha; gồm rừng đặc dụng 29,92 ha, rừng phòng hộ 262,68 ha,  rừng sản xuất 809,50 ha.

- Huyện Củ chi có 503,90 ha; gồm: rừng phòng hộ 490,90 ha, rừng sản xuất 13 ha .

- Quận 9 có 54,04 ha. gồm rừng phòng hộ 20,55ha, rừng sản xuất 33,49ha.

      Diện tích rừng sản xuất của thành phố là 2.293,26 ha nhưng không có quy mô lớn chủ yếu là rừng trồng trong dân (Chủ rừng là đơn vị tập thể thì diện tích rừng quản lý nhiều nhất là  500 ha  là rừng trồng).

2. Kết quả thực hiện năm 2012:

a/ Khai thác gỗ:

- Khai thác gỗ rừng trồng tập trung: 1077,4 m3, trong đó:

+ Khai thác tận dụng trong qua trình thực hiện các biện pháp lâm sinh tại rừng phòng hộ ấp 3 xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh là 340,42 m3

+ Khai thác tận thu cây gãy, ngã đổ trong rừng phòng hộ Cần Giờ là 736,98 m3.

b/ Chế biến gỗ:

- Tổng số cơ sở chế biến trên địa bàn: 272 cơ sở

- Khối lượng chế biến năm 2012, trong đó:

+ Đồ mộc xuất khẩu: 131.193 m3 (theo khai báo của các cơ sở chế biến)

+ Các loại khác: 11,996 tấn (Dăm , mãnh gỗ cây gió bầu)

c/ Tiêu thụ gỗ:

- Đồ mộc xuất khẩu:

 +Tổng sản phẩm                 : 3.846;

 + Khối lượng gỗ các loại      : 131.193 m3.    

- Gỗ tròn tiêu thụ trong nước: 123.978,4 m3.

- Sản phẩm gỗ tiêu thụ trong nước: 53.133,6 m3. 

(chi tiết theo biểu đính kèm) 

3. Đánh giá chung:

3.1/ Tình hình tiêu thụ gỗ trên địa bàn thành phố năm 2012 giảm so với các năm trước, do một số nguyên nhân:

- Lĩnh vực bất động sản bị đóng băng, nhu cầu xây dựng, trang trị nội thất giảm, nhu cầu sử dụng gỗ trong xây dựng, trang trí nội thất giảm.

- Nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên trong nước cạn kiệt, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực gỗ phải nhập nguồn nguyên liệu từ nước ngoài giá cao nên giá thành sản phẩm cao khó tiêu thụ.

3.2/ Đánh giá về hiệu quả và những tác động xã hội trong khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng:

Trên địa bàn thành phố chỉ có khai thác thực hiện lâm sinh; khai thác tận thu; khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ, hiệu quả kinh tế không lớn nên tác động xã hội trong khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng không đáng kể.

3.3/ Tình hình thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ:

- Trên địa bàn trong thực hiện Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT  về việc Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có vướng mắc cụ thể như sau:

+ Rừng phòng hộ là rừng trồng và rừng sản xuất là rừng trồng và cây trồng phân tán trên địa bàn huyện Cần Giờ đều có cây trồng là cây Đước. Vấn đề quản lý lâm sản từ rừng trồng là rừng phòng hộ thì thực hiện đúng theo quy định, tuy nhiên tổ chức, cá nhân có lâm sản khai thác từ rừng sản xuất và cây trồng phân tán khi lưu thông thì sử dụng bảng dự kiến sản phẩm khai thác và bảng đăng ký khai thác, mà không phải thực hiện xác nhận nguồn gốc lâm sản.

+ Khi lưu thông lâm sản, để đảm bảo không bị lợi dụng trà trộn với lâm sản khai thác trái phép từ rừng phòng hộ, phải tiến hành xác minh nguồn gốc gây mất thời gian cho tổ chức, cá nhân có lâm sản.

- Đối với Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản:

+ Lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức được công nhận là “cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản chấp hành tốt các quy định của Nhà nước” thì không cần phải xác nhận lâm sản khi vận chuyển lưu thông (theo Điều 7; Điều 17; điểm a, khoản 4 Điều 26 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT). Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của Nhà nước.

+ Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép: Sản phẩm làm từ gỗ thuộc nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và Nhóm IIA theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Theo khoản 1, điều 8 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh, doanh nghiệp trực tiếp làm thủ tục kê khai xuất khẩu về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp tại cơ quan Hải quan nên Chi cục Kiểm lâm không thống kê được số liệu. ( chỉ nắm được số liệu sản phẩm qua khai báo của cơ sở chế biến )

4. Kết luận, kiến nghị:

Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý lâm sản tại thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Tổng cục Lâm nghiệp tham mưu, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn công tác quản lý lâm sản trong lưu thông tại các khu vực có rừng sản xuất là rừng trồng có cùng cây trồng với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Hướng dẫn tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của Nhà nước theo Điều 7, Điều 17, Điều 26 của Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hướng dẫn quy định việc thu thập số liệu sản phẫm gỗ sản xuất và qua xuất khẩu.

Trên đây là báo cáo tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 


Số lượt người xem: 5406    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm