SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
0
8
7
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 01 Tháng Ba 2003 3:30:00 CH

Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 ngành thủy sản Tp.Hồ Chí Minh

Trong năm, diện tích nuôi tôm sú tiếp tục phát triển ở khu vực huyện Cần giờ và xã Hiệp phước huyện Nhà bè, UBNDTP đã phê duyệt qui hoạch và hệ thống kênh cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm 6.990 ha ở huyện Cần Giờ và 1.028 ha ở huyện Nhà Bè. Để phòng chống bệnh tôm một cách kịp thời, thành phố đã hỗ trợ 250 triệu đồng để Sở, địa phương chủ động sử dụng. Để phục vụ nuôi tôm hiệu quả, thành phố cũng chấp thuận đầu tư thủy lợi 12,9 tỷ đồng cho huyện Cần Giờ.

 

1. Kết quả thực hiện 2002:

 

o      Tổng sản lượng : 58.706tấn, tăng 13,14%/ 2001, đạt 107,7%/ KH , đạt tốc độ tăng về gía trị 12% so năm 2001. Trong đó lĩnh vự tăng chủ yếu:

o       Nuôi trồng  : 32.706 tấn, tăng 23,65% / 2001, đạt 115,43%KH; Trong đó : nghêu là 28.000 tấn, tăng 8000tấn so 2001; tôm sú : 3.800 tấn, tăng 900tấn so với 2001.

o      Kim ngạch XK thủy sản: Qua số liệu báo cáo của các đơn vị  kim ngạch xuất khẩu thủy sản các đơn vị của thành phố TP: 187triệu USD bằng 116% / 2001, so kế hoạch Bộ thủy sản giao 183 triệu USDđạt 102,18% KH

Về chỉ đạo định hướng phát triển: trong năm UBND thành phố đã có quyết định số 53/2002/QĐ-UB ngày 21/02/2002 phê duyệt triển khai thực hiện chương trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản thành phố từ năm 2002 đến năm 2005, quyết định thành lập ban chỉ đạo cấp thành phố để thực hiện chương trình.

 

2. Một số kết qủa cụ thể:

 

2.1  Nuôi trồng thủy sản:

 

2.1.1 Khu vực lợ mặn :

 

a. Nuôi tôm sú:

Trong năm, diện tích nuôi tôm sú tiếp tục phát triển ở khu vực huyện Cần giờ và xã Hiệp phước huyện Nhà bè, UBNDTP đã phê duyệt qui hoạch và hệ thống kênh cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm 6.990 ha ở huyện Cần Giờ và 1.028 ha ở huyện Nhà Bè. Để phòng chống bệnh tôm một cách kịp thời, thành phố đã hỗ trợ 250 triệu đồng để Sở, địa phương chủ động sử dụng. Để phục vụ nuôi tôm hiệu quả, thành phố cũng chấp thuận đầu tư thủy lợi 12,9 tỷ đồng cho huyện Cần Giờ.

o      Diện tích nuôi tôm Sú năm 2002: 4378 ha,  trong đó huyện Cần giờ 3.888 ha, huyện Nhà Bè 490ha. Sản lượng đạt 3.800 tấn tăng 30,8%/ 2001 ( trong đó huyện Cần Giờ 3.200 tấn, huyện Nhà Bè 600 tấn) và hơn 85% hộ nuôi tôm Sú có lãi. Năng suất bình như sau :

o      Nuôi tôm công nghiệp : 3,5-5 tấn/ ha/ vụ

o      Nuôi tôm bán công nghiệp : 1-1,5 tấn/ ha/ vụ

o      Nuôi tôm ruộng lúa, ruộng cói : 0,4-0,5 tấn/ ha/ vụ

 

b. Nuôi Nghêu-sò :      

Nghề nuôi nghêu trong năm 2002 ổn định về giá cả và thời vụ, lượng thu hoạch 28.000 tấn tăng hơn năm trước 8000 tấn. Đã được EU công nhận là vùng nuôi nhuyễn thể hai mãnh vỏ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nghề nuôi sò huyết cũng có nhiều thuận lợi hơn, nguồn giống tương đối phong phú, sản lượng đạt 370 tấn  tăng 300 tấn so với năm 2001.

 

c. Tình hình cung cấp giống tôm Sú:

Hiện nay trên địa bàn huyện Cần Giờ có 7 trại sản xuất giống tôm Sú, công suất 100 triệu-120 triệu con giống/ năm và 25 cơ sở ương-thuần dưỡng với công suất trung bình 10-15 triệu giống/ trại/ năm (đáp ứng hàng năm từ 350-400 triệu giống)

 

2.1.2 Khu vực nước ngọt:

Tiếp tục chỉ đạo phát triển đối tượng tôm càng xanh,  ở khu vực sản nước ngọt gồm kênh đông huyện Củ Chi, ven sông Sài Gòn-Đồng Nai, quận 9… . Tiếp tục xây dựng các điểm trình diễn nuôi tôm càng xanh ở các khu vực qui hoạch phát triển quận 9, Củ chi.

Ngoài tôm càng xanh, thành phố cũng đang tập trung phát triển cá điêu hồng ở khu vực nước ngọt theo chương trình của Bộ Thủy sản. Thành phố đã nhập 30.000 giống cá phi dòng gift để thay thế đàn giống cũ nhập từ năm 1997, đang tiến hành thử nghiệm 300000 giống tôm thẻ chân trắng.

 

2.2 Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

 

Tổng số tàu thuyền máy  531 chiếc, tổng công suất 44.490 CV, chủ yếu tập trung ở Cần giờ, trong đó tàu có công suất lớn hơn 90CV là 104 chiếc.

Triển khai quyết định 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/ 01/ 2002 của Bộ Thủy sản v/v “ Cấm sử dụng các kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản”, quyết định 14/2001/QĐ-UB ngày 19/ 02/ 2002 của UBNDTP HCM v/v “ Ban hành qui định tạm thờitôm giống, thức ăn nuôi thủy sả, thuốc thú y thủy sản và môi trường nuôi tôm trên địa bàn TP.HCM” cho hơn 100doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng hoá chuyên ngành phục vụ nuôi trồng thủy sản.

CC.BVNLTS phối hợp UBND huyện Cần Giờ tổ chức 4 lớp tập huấn cho hơn 200 hộ nông dân quản lý vùng nuôi tôm tập trung và phối hợp với Cty thuốc thú y trung ương II tổ chức 01 lớp tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tôm Sú; phối hợp với chi cục BVNL các tỉnh bạn như Long an, Bến tre, Tiền giang, Vĩnh long tiến hành thực hiện chỉ thị 01 của Thủ Tướng Chính phủ

 

2.3 Công tác kiểm tra-kiểm dịch

 

            Trong năm đã kiểm dịch được 155 triệu giống tôm Sú; Phối hợp Trung tâm Kiểm tra Chất lượng- vệ sinh thủy sản, Hiệp hội chế biến xuất khẩu  tổ chức mở 03 đợt kiểm tra 91 cơ sở sản xuất kinh doanh giống tôm Sú, các cửa hàng kinh doanh thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản và điều tra  năng lực thiết bị các nhà máy đông lạnh và khô.

2.4 Chế biến thủy sản:

Mặc dù có khó khăn trong các tháng đầu năm qui định  kỷ thuật về dư lượng kháng sinh đối với một số thị trường Mỹ, EU, các tháng cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực, thủy sản khô xuất khẩu sang thị trường châu Á ổn định và tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc. Chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu và nội địa ngày càng được cải thiện do hầu hết các nhà máy đều chú trọng đến quản lý chất lượng sản phẩm bằng hệ thống HACCP, GMP, SSOP…..

Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu không chỉ tập trung xuất khẩu mà còn nghiên cứu nhiều sản phẩm thủy sản chế biến ăn liền, nữa ăn liền phục  vụ cho thị trường nội địa ngày mạnh và đa dạng về sản phẩm. Các đơn vị xuất khẩu đạt vượt so với kế hoạch như : Xí nghiệp Cầu Tre, Cofidex, Cty kinh doanh thủy hải sản, Cty TNHH Trung Sơn,  ….

 

3. Triển khai các dự án đầu tư:

 

Triển khai xây dựng các dự án đầu tư thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm tại 4 xã phía bắc huyện Cần Giờ theo qui hoạch phát triển nuôi tôm đã được Thành phố phê duyệt 6990 ha.

Xây dựng các dự án tiểu vùng thủy lợi phục vụ nuôi tôm ở ấp 2 & 3 xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè theo qui hoạch phát triển nuôi tôm đã được UBND TP phê duyệt 1028ha. Cty Khảo sát Thiết kế -tư vấn đầu tư / T.Cty Biển Đông tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo dự án khả thi nuôi tôm sú 200 ha theo hướng công nghiệp tại xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè trình UBND TP phê duyệt.

Tiếp tục thực hiện triển khai dự án xây dựng trung tâm thủy sản thành phố ở Mương Chuối huyện Nhà Bè, trình Bộ Giao Thông Vận Tải thoả thuận về địa điểm xây dựng cảng. Hoàn chỉnh dự án đầu tư Trung tâm giống thủy sản nước ngọt, nước mặn thành phố tại huyện Củ Chi và Cần Giờ do Tổng Cty Nông nghiệp Sài Gòn thực hiện đang trình UBND Thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP, dự án xây dựng Trung tâm giao dịch chợ tôm Cần Giờ do Cty CHOLIMEX làm chủ đầu tư đã hoàn thành và hoạt động từ tháng 4 năm 2002; đây là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, thông tin giá cả thị trường, nơi cung cấp thuốc thú y thủy sản, vật tư kỹ thuật, thức ăn phục vụ nuôi tôm, phục vụ bà con yên tâm sản xuất. Mặc dù đây là mô hình mới nhưng đến nay đã thực hiện được 30 phiên giao dịch với hơn 750 tấn tôm.

 

 4. Công tác khuyến ngư:

 

Trong năm 2002, Trung tâm NC-KHKT & KN thành phố đã có nhiều cố gắng làm tốt công tác khuyến ngư, đã tổ chức 67 lớp tập huấn với hơn 3.000 lượt bà con tham gia; tham quan hội thảo hơn 5.000; thực hiện 50 điểm trình diễn thực nghiệm, kinh phí hơn 800 triệu đồng, trong đó đầu tư cho nông dân nuôi tôm Sú ở Cần Giờ 416 triệu đồng, Nhà bè 123 triệu đồng, còn lại là đầu tư nuôi tôm càng xanh ở Củ Chi, quận 9…

Chương trình khuyến ngư tập trung làm tốt công tác tập huấn – hứong dẫn kỹ thuật- xây dựng điểm trình diễn phát triển 2 đối tượng nuôi chính là chính tôm Sú và tôm Càng xanh. Ngoài ra hiện nay đang phát triển nuôi cá điêu hồng ở cả 2 khu vực nước ngọt và nước lợ.

Tiếp tục xây dựng các mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh ở khu vực kênh đông huyện Củ Chi,  quận 9 và ven sông Sài Gòn – Đồng Nai phục vụ phát triển chương trình nuôi tôm càng xanh 2002-2005 đã được UBND TP phê duyệt.

 

5. Công tác nghiên cứu KHKT:

 

Hoàn chỉnh đề tài " Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Cần Giờ-Nhà Bè trình hội đồng nghiệm thu trong tháng 12. Đây là đề tài vừa nghiên cứu vừa triển khai nên kết quả nghiên cứu và những giải pháp thực hiện được thực hiện khá tốt. Triển khai đề tài “ Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác lúa-tôm tối ưu và các giải pháp phát triển có hiệu quả, bền vững đối với vùng lúa một vụ kết hợp nuôi tôm ở TPHCM.

Tiếp tục hoàn thiện ứng dụng công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh bằng phương pháp nước xanh cải tiến chuyển giao cho các hộ nông dân qui mô bình quân 1 triệu post/năm và nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh bằng phương pháp nước trong góp phần đa dạng hoá mô hình sản xuất giống tôm càng xanh phục vụ chương trình nuôi.

6. Đánh giá chung:

Mặc dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết các tháng đầu năm, tuy nhiên nhìn chung do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của thành phố trong năm qua, các chỉ tiêu đặt ra chủ yếu phấn đấu cơ bản đã hoàn thành, ngành đã có nhiều chuyển biến và có bước phát triển tương đối khá, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, tăng trưởng chung toàn ngành.


Số lượt người xem: 5543    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm