SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
3
7
7
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Tám 2003 3:25:00 CH

Nuôi trồng thủy sản thành phố 6 tháng đầu năm 2003 tiếp tục phát triển

Nuôi thủy sản nhất là nuôi tôm sú vụ I- 6 tháng đầu năm ở Cần Giờ, Nhà Bè tiếp tục phát triển khá nhanh, với diện tích 5,075 ha (tăng hơn 600ha so cuối năm 2002), đã có 3.600 hộ nuôi tôm sú, số lượng giống thả 470 triệu con, sản lượng 6 tháng đầu năm đạt 3.884 tấn tôm sú, tăng hơn ba lần so với 6 tháng đầu năm 2002 và đạt hơn tổng sản lượng tôm sú năm 2002 (năm 2002 sản lượng tôm sú đạt: 3800 tấn).

   

 

Về tình hình các trại sản xuất và thuần dưỡng giống tôm sú cung ứng cho bà con 02 Huyện Cần Giờ, Nhà Bè theo kết quả điều tra đến nay đã có 49 cơ sở sản xuất và thuần dưỡng tôm sú giống hoạt động (trong đó có 8 cơ sở sản xuất, 41 cơ sở thuần dưỡng; Trung tâm khuyến nông thuộc Sở đã hoàn tất hỗ trợ đầu tư 80 triệu đồng cho 2 trại sản xuất ) có khả năng cung ứng hơn 750 triệu post/năm. Như vậy số lượng con giống sản xuất và thuần dưỡng đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tại chỗ (nhu cầu giống tôm sú năm 2003 khoảng 700 triệu con).

 

Đến năm 2004 trại sản xuất tôm sú giống của Tổng Công ty NNSG, Công ty CP Công nghệ An Sinh, trung tâm giao dịch thủy sản Cần giờ thuộc cholimex sẽ đưa vào hoạt động khả năng đáp ứng 1tỷ post/năm, đảm bảo đủ nguồn giống cung ứng tại chỗ và cung ứng cho các tỉnh khu vực.

 

Dự án trại giống nước lợ, mặn: tập trung sản xuất giống tôm sú và một số loài thủy đặc sản , diện tích 1,6 ha, Công ty thủy sản Việt long Sài gòn đang xúc tiến các thủ tục yêu cầu cho dự án (trình duyệt dự án, phối hợp với UBND huyện Cần giờ, các ngành lập phương án đền bù) tháng 7/2003 trình Thành phố .

 

Dự án trung tâm giống thủy sản nước ngọt ở Củ chi: thuộc hệ thống quốc gia với diện tích 13.5 ha để thực hiện công tác lưu trữ nguồn gen, nghiên cứu khoa học công nghệ về giống thủy sản, nhập giống và sản xuất giống, cung cấp con giống chất lượng cao và chuyển giao công nghệ cho các vùng nuôi thủy sản, UBNDTP đã quyết định phê duyệt dự án, hiện đã tiến hành lập phương án đền bù; phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập thiết kế kỹ thuật

 

Trong công tác quy hoạch thủy lợi nuôi tôm: Tiếp theo các Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nuôi, UBND Thành phố đã có quyết định về việc duyệt dự án quy hoạch thủy lợi vùng nuôi tôm sú ở 04 xã phía Bắc Huyện Cần Giờ đến  2005 với tổng diện tích là 6.990 ha và Huyện Nhà bè là 1.200 ha. trong đó:

 

-  Đối với  huyện Cần giờ : UBND thành phố đã ghi vốn 12,9tỷ huyện làm chủ đầu tư các công trình đầu mối phục vụ nuôi tôm, năm 2003 huyện đang triển khai tiếp 4 dự án đầu tư và các công trình đầu mối khác

 

-  Đối với  huyện Nhà Bè: Thành phố đã phê duyệt quy hoạch hệ thống kênh mương cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm tại xã Hiệp Phước đến năm 2010 với tổng diện tích 1.028 ha, hiện huyện đã được duyệt 02 dự án (500 ha), đang tiếp tục hoàn tất duyệt dự toán thiết kế để phấn đấu trong quí thi công.

 

- Nhằm khuyến khích nuôi tôm sú phát triển bền vững, trong thời gian qua ngành nông nghiệp thành phố đã tập huấn kỷ thuật cho 5000 lượt bà con, 16 cuộc hội thảo cho 800 lượt, 43 điểm trình diễn thực nghiệm cho bà con nuôi tôm sú đáp ứng nuôi hiệu quả và phòng tránh dịch bệnh.

 

Hiện nay để tiếp tục xây dựng mô hình nuôi tôm sú bền vững, xác định cần phải nuôi luân canh,  ngành đang tập trung chỉ đạo Khuyến nông TP triển khai xây dựng 20 mô hình luân canh tôm sú - cá rô phi đỏ ( cá điêu hồng) và lúa - tôm sú ở hai huyện Cần Giờ và Nhà Bè; 20 mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn Quận 9, Củ Chi và Huyện Bình Chánh. Đối với mô hình nuôi cá rô phi đỏ Công ty Thủy sản Việt Long cung cấp giống rô phi đơn tính, thức ăn và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ dân (đã hoàn tất thả giống giữa tháng 6/2003, năng suất dự kiến đạt 10-15 tấn ha/vụ ).

 

Về một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý giúp ngành phát triển:

 

- UBND TP đã ban hành Quyết định số 56/2003/QĐ-UB ngày 25/4/2003 về các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố.

 

-  Nhằm dự báo tình hình yếu tố môi trường nước ở những vùng nuôi thủy sản trọng điểm, Sở chỉ đạo Chi cục Bảo vệ NLTS thực hiện công tác kiểm dịch giống ở hai trạm Cần Giờ và Nhà Bè và định kỳ (2 lần/tháng) lấy mẫu nước 6 điểm gồm có: Rạch Đôn, Tắc Tây Đen, Kinh Bà Tổng, Voi Tiều (Lý Nhơn), Rạch Đước (Tam Tôn Hiệp) Rạch Đước (Kinh ngay- Bình Khánh) ở đầu nguồn môi trường ao nuôi xét nghiệm một số chỉ tiêu: độ cứng, độ kiềm, mức độ ô nhiễm, vi rút gây bệnh… thông báo cho các cơ quan  địa phương và khuyến ngư  để có thông báo đến hộ nuôi.

 

- Về hoạt động của Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ với phiên giao dịch đầu tiên 24/4/2002, là nơi gặp gỡ giữa bà con nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý; thông tin giá cả, thị trường, thông báo giá sàn trong mỗi phiên dịch ; Trung tâm cũng là nơi cung ứng thuốc, thức ăn, hóa chất,  kiểm dịch thủy sản, dịch vụ hậu cần cho nghề nuôi… Từ khi trung tâm hoạt động đến nay nghề nuôi tôm có thêm chổ dựa đáng tin cậy về giá cả, thị trường tiêu thụ, trong 6 tháng đầu năm 2003 Trung tâm đã hoàn tất xây dựng thêm nhà lồng chợ và đang triển khai vận động các thương lái, công ty vào kinh

Mặc dù có nhiều yếu tố bất lợi trong 6 tháng đầu năm ( về thời tiết, sự cố tràn dầu…), nhưng do có sự tập trung chỉ đạo và phối hợp hỗ trợ của các ban ngành, quận huyện liên quan, thủy sản TP có những chuyển biến tích cực đúng hướng chỉ đạo là tăng tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp TP ( 6 tháng đầu năm sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng 5,8%, tốc độ tăng giá trị  39%). Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đều đạt trên 50% kế hoạch năm, tình hình sản xuất và thuần dưỡng giống thủy sản tại chỗ, trong đó giống tôm sú đáp ứng đủ cho nuôi trồng, các biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, kiểm soát giống đang được Sở nông nghiệp – PTNT, ban ngành chức năng và UBND các huyện tích cực thực hiện để phục vụ nuôi tôm bền vững 


Số lượt người xem: 5460    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm