SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
5
4
7
6
4
Thuỷ sản 30 Tháng Mười Một 2009 4:15:00 CH

Thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

-


   

1. Thức ăn:

Cá tạp là thức ăn truyền thống lâu đời trong nuôi tôm và các lòai giáp xác tại Việt Nam, nhất là các hình thức nuôi quảng canh hay đầm đập. Riêng đối với thức ăn viên công nghiệp được sử dụng khá phổ biến trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh từ năm 1996. Còn thức ăn viên dùng để nuôi tôm Hùm và Ghẹ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa đưa vào sản xuất đại trà.

Trong hệ thống nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh, cá tạp, ruốc và hến được sử dụng làm thức ăn tại nhiều địa phương như: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu…Trái lại, trong hệ thống nuôi thâm canh, thức ăn viên sản xuất công nghiệp đảm bảo các nhu cầu: protein, năng lượng, acid béo thiết yếu, khóang và vitamin, vì thế dược dùng phổ biến; từ đó việc đưa cá tạp vào hệ thống nuôi này hầu như không có, lý do quan trọng nhất là e ngại dịch bệnh và sự khan hiếm cá tạp trong mùa vụ nuôi chính.

Thức ăn tự chế cho tôm tại các nông hộ(home-made feed) với các nguyên liệu sẵn có, cũng đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất ở một số địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế bởi kỹ thuật ép thành viên và không giải quyết tốt thời gian tan rã của viên nên thức ăn tự chế cũng không phát triển được, do đó người nuôi vẫn sử dụng thức ăn viên công nghiệp.

Cá tạp vẫn là nguồn thức ăn chính nuôi cua, tôm Hùm, tôm Sú; nhu cầu hàng năm cho nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam ước tính vào khỏang 200.000-300.000 tấn (theo Edwards-2004), trong đó nhu cầu dùng cho nuôi tôm khỏang 70.000-140.000 tấn. Sản lượng cá tạp lệ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên, trong khi đó việc quản lý đánh bắt lại chưa đồng bộ và thiếu khoa học nên sản lượng ngày một giảm sút, không đáp ứng đủ cho nhu cầu của ngành thủy sản (bao gồm: chế biến bột cá, chế biến nước mắm và chế biến các sản phẩm khác); vì vậy, thay thế nguồn cá tạp trong thức ăn cho tôm và các loài giáp xác thật sự cần thiết.

        Thức ăn viên cho tôm Sú được nhập khẩu vào VN từ năm 1993 và được sử dụng rộng rãi từ năm 1996, đến nay nhu cầu sử dụng hàng năm vào khỏang 200.000-250.000 tấn. Hầu hết thức ăn viên đều được sản xuất trong nước như: Tomboy, CP, Grobest…còn lại một lượng nhỏ là nhập khẩu chiếm 4-5% (điều tra của TS. Lê Thanh Hùng-2005). Đến nay đã thống kê được khoảng 23 nhà máy lớn nhỏ sản xuất thức ăn viên công nghiệp; trong đó đa số là các nhà máy có vốn đầu tư của nước ngòai chiếm thị phần lớn; công suất của các nhà máy này có thể đạt 20.000-30.000 tấn/năm, cá biệt có nhà máy đang triển khai có công suất đến 60.000 tấn/năm (Tomboy ở tỉnh Tiền Giang) và đương nhiên, các nhà máy này đều có cả dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm, cá và gia súc gia cầm. Đối với các nhà máy nội địa thì công suất chỉ khỏang 10.000-15.000 tấn/năm như: Đại Hưng, Thanh Bình, An Phú…Tổng công suất của các nhà máy này khoảng 300.000-400.000 tấn năm, vượt nhu cầu thức ăn hàng năm.

C J Vina Agri

South Korea

Long An

12.000

2003

Ocialis

Pháp

Bình Dương

10.000

2003

Asia Hawaii

VN-USA

Phú yên

20.000

2002

Uni-President

Đài Loan

Bình Dương

60.000

2001

Uni-Long

Đài Loan

Nha Trang

20.000

2000

Grobest

Đài Loan

Đồng Nai

25.000

2001

CP Group

Thái Lan

Đồng Nai

40.000

2001

Tomboy

Đài Loan

TP.HCM

30.000

2002

Cargill

Mỹ

Đồng Nai

10.000

2001

Proconco

VN-France

Cần Thơ

12.000

2000

Cataco

VN

Cần Thơ

12.000

2003

Dabasco

VN

Cần Thơ

20.000

2002

Seaprodex

VN

Đà Nẵng

15.000

1999

(Nguồn:Serene và Merican, 2004)

2.     Nguyên liệu sản xuất thức ăn:

Bao gồm các thành phần chính (chiếm tỷ lệ 80-85%):

-          Bột cá,

-          Bánh dầu đậu nành,

-          Bột mỳ;

Và thành phần phụ là các chất phụ gia (feed additives), gồm: Gluten bột mỳ, bột ruốc hay bột đầu tôm, bột gan mực hay nhuyễn thể, Lecithin, cholesterol, dầu cá, dầu gan mực, Premix vitamin, Premix khóang, Dicalci phosphate, hoạt chất tăng cường khả năng miễn dịch (glucan, nấm men…).

2.1/ Bột cá: được sử dụng với tỷ lệ 25-35%, thay đổi tùy theo mức protein trong thức ăn (thí dụ: đạm thô cho tôm Sú Post larvae là 40% tổng lượng đạm thì tỷ lệ bột cá trong thức ăn là 35%, trong khi đạm thô cho tôm trưởng thành là 28-30% thì tỷ lệ bột cá là 25%). Khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của phụ phẩm động vật như: bột huyết, bột xương, bột phế phẩm gia cầm là điều tất yếu khi bột cá ngày càng khan hiếm và giá cao. Với lượng thức ăn tôm sản xuất hàng năm là 150.000-200.000 tấn thì lượng bột cá cần sử dụng là 40.000-45.000 tấn và nhu cầu nhập khẩu sẽ gia tăng.

Bảng 2: lượng bột cá nhập khẩu của Việt Nam từ 1996-2003 (đơn vị tính:1.000 tấn)

Năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Lượng

-

-

-

14

15

29

20

60

(Nguồn: IFFO Fishmeal and Fish Oil Statistical Yearbook 2004)

2.2/ Bánh dầu đậu nành: được sử dụng với tỷ lệ tối đa 25%, là nguồn cung cấp protein thực vật. Độ tiêu hóa bánh dầu nành ở tôm Sú và tôm Thẻ khá cao do tính ăn tạp của các lòai tôm này. Bánh dầu đậu nành tương đối rẻ và nguồn cung cấp cũng dồi dào từ nhập khẩu, nên không giới hạn tỷ lệ sử dụng.

2.3/ Bột mỳ là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu trong thức ăn tôm, tỷ lệ được sử dụng khỏang 25-30%. Tỷ lệ Gluten trong bột mỳ giúp thức ăn viên có độ bền vững lâu trong nước (lâu tan rã) hơn các nguyên liệu khác (như: gạo, tấm, bắp).

Ngòai 03 nguyên liệu trên, thức ăn tôm rất cần các chất phụ gia khác. Các chất phụ gia này thường có nguồn gốc biển, để gia tăng độ bắt mồi của thức ăn tôm, bổ sung acid béo HUFA (highly unsaturated fatty acid), PUFA (polyunsaturated fatty acid) và gia tăng khả năng kháng bệnh. Tỷ lệ sử dụng các chất phụ gia này thay đổi tùy theo nhà sản xuất.

Những thông tin trên sẽ rất cần thiết, không những cần thiết cho nông dân trong việc chọn lựa thức ăn để nuôi thủy sản mà cũng thật cần thiết cho các nhà quản lý định hướng cho ngành sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi trồng thủy sản.

Phòng Thủy sản

(Trích: “Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản”Trường Đại học Nông lâm TP.HCM)


Số lượt người xem: 17815    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm