SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
5
4
4
2
5
Thuỷ sản 28 Tháng Chín 2006 5:55:00 CH

Đề tài về nghêu

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xác định các giai đoạn tích tụ và tự đào thải kim loại nặng (Hg, As, Cd, Pb), hợp chất hữu cơ gốc Clor (PCB8, DDT8, ENDOSULFAN) đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu) trong tự nhiên và kiểm chứng trong môi trường nuôi nhân tạo” do GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn – Trung tâm dịch phân tích thí nghiệm – cùng một số cộng tác viên đã bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hội đồng xét duyệt đề tài do Sở KH&CN thành lập tại văn phòng Sở KH&CN vào sáng ngày 10/09/2003.

     

           Nghêu là một trong những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, bếp ăn gia đình cả trong lẫn ngoài nước. Việt Nam được EU (Liên minh Châu Âu) công nhận một số vùng sản xuất nghêu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể xuất sang EU, trong đó có vùng nuôi nghêu Cần Giờ. Đây là vùng nuôi nằm ở gần cửa sông, hứng chịu  nhiều chất thải của khu vực thượng lưu, trong đó có một số nhà máy như Vedan, do đó, môi trường nuôi  nghêu bị biến động lớn, khả năng có thể bị xấu dần đi. Theo nghiên cứu của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, khả năng hấp thu sinh học kim loại nặng của nghêu theo thứ tự: As > Cd > Pb > Hg. Nhằm góp phần đánh giá tác động ô nhiễm môi trường do các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước có chứa kim loại nặng và hợp chất hữu cơ gốc Clor, xây dựng bảng số liệu LC50 về độc tính của một số kim loại nặng và hợp chất hữu cơ gốc Clor đối với nghêu, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu đặc điểm sinh học về sự tích lũy cũng như tự đào thải các chất gây ô nhiễm ở giai đoạn nghêu đang trưởng thành và thời điểm gần thu hoạch theo cách nuôi hiện tại, xác định thời điểm thu hoạch thích hợp nhất để nghêu đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, nhóm nghiên cứu đề tài “Xác định các giai đoạn tích tụ và tự đào thải kim loại nặng (Hg, As, Cd, Pb), hợp chất hữu cơ gốc Clor (PCB8, DDT8, ENDOSULFAN) đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu) trong tự nhiên và kiểm chứng trong môi trường nuôi nhân tạo” do GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn – Trung tâm dịch phân tích thí nghiệm – cùng một số cộng tác viên đã bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hội đồng xét duyệt đề tài do Sở KH&CN thành lập tại văn phòng Sở  KH&CN vào sáng ngày 10/09/2003. Hội đồng xét duyệt do PGS-TS Đoàn Cảnh -  Viện sinh học nhiệt đới – chủ trì cùng với 8 thành viên đã góp ý về nội dung, phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài được dự kiến thực hiện trong hai năm với kinh phí khoảng 250 triệu đồng.


Số lượt người xem: 4770    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm