SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
3
7
4
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 Tháng Bảy 2003 9:40:00 CH

Tổng quát về công tác thủy lợi thành phố

Từ sau giải phóng đến nay, ngành thủy lợi TP đã xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống đê ngăn mặn, ngăn triều và phòng chống úng ngập đồng thời cải tạo đất, với 190 Km bờ bao ven các sông rạch lớn (Cần Giờ: 40Km, Nhà Bè: 18Km, Bình Chánh: 95Km, Thủ Đức: 36Km) và khoảng trên 1000 Km bờ bao nội đồng ven các sông rạch nhỏ, kèm theo các công trình phụ trợ như cống, đập ngăn mặn, ngăn lũ, các kênh tưới tiêu… Nói chung trong những năm qua, ngành Thủy lợi thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp cho sản xuất nông nghiệp, tạo và bảo vệ nguồn nước cho tưới tiêu, sinh hoạt, phục vụ lợi ích tổng hợp, phòng chống úng ngập, bảo vệ môi trường, sinh thái trên địa bàn TP.

   

 

Trước ngày giải phóng, sản xuất nông nghiệp của thành phố HCM còn bị hạn chế, sản xuất bấp bênh, chủ yếu dựa vào thời tiết và không chủ động được nguồn nước. Cụ thể:

o    Diện tích hoang hóa trước giải phóng: 50.000ha.

o    Diện tích lúa một vụ bấp bênh:            35.000ha.

 

Từ sau giải phóng đến nay ngành thủy lợi TP  đã có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển nông thôn nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, một số  thành quả điển hình:

o    Vùng đất dọc hai bờ kênh Xáng trên 16000ha úng thủy hoang hóa trước kia đã được cải tạo với 5 trục tiêu chính được nạo vét: kênh cầu An Hạ, kênh Xáng Mới, Bến Mương, Láng The và kênh ngang Chợ Đệm, dẫn nước sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn vào tưới sâu trong nội đồng, cải tạo đất. Đến năm 1977, 1978 đã cấy được vụ Đông Xuân đầu tiên.

o    Cải tạo khu úng thủy hoang hóa Lê Minh Xuân-Gò Xoài-Lê Tấn Sĩ.

o    Khắc phục úng ngập 10.000ha vùng Bến Mương Láng The.

o    Từ năm 1985-1990, TP có các công trình Dầu Tiếng và Trị An. sau khi hai hồ ổn định trong vận hành điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, đẩy mặn, mở rộng diện tích ngọt hóa ở hạ du. Từ năm 1986 ngành thủy lợi đã tận dụng thời cơ nêu trên xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống Thủy nông Củ Chi 12000ha và tiếp tục xây dựng hơn 50 công trình phục vụ trên 57.000 ha diện tích gieo trồng, trong đó có nhiều công trình lớn có tầm cở như cầu máng bê tông cốt thép N31A, kè biển Cần Giờ, hệ thống Hóc Môn Bắc Bình Chánh …

 

Hiệu quả phục vụ đến nay  như sau :

 

o    Diện tích tưới tự chảy trên 13.000ha, đặc biệt là hệ thống thủy lợi kênh Đông – N31A

o    Tạo nguồn nước tưới và đẩy mặn phục vụ trên 25.000ha

o    Tiêu thoát phòng chống úng ngập gần 50.000ha

o    Ngăn mặn và triều cường 14.000ha

o    Cải tạo và đưa vào sản xuất trên 20.000ha đất hoang hóa, ngập phèn lâu đời ven kênh Thầy Cai – An Hạ, hình thành các nông trường quốc doanh ngày càng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

 

Phần lớn các công trình đã đầu tư đã có tác động tốt, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện phát triển các mặt của nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Tạo ra các vùng lúa thâm canh, cao sản ở các huyện ngoại thành với năng suất tăng dần, ổn định các vùng lúa Đông Xuân, tăng diện tích hè thu, ổn định và phát triễn các vùng rau chuyên canh, các loại cây công nghiệp, cây kiểng, cây ăn quả …, góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn: giao thông nội đồng, cải thiện môi trường, môi sinh, giảm nhẹ thiên tai, nước sinh hoạt cho vùng sâu ngoại thành … Hiệu quả rõ rệt đối với khoảng 23.400 ha thuộc 4 huyện : Củ Chi (14.400 ha), Hóc Môn (3000 ha), Bình Chánh (4500ha), Thủ Đức (1500ha). Riêng đối với vùng đất thấp phía Nam thành phố, nói chung là vùng đất có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, thủy văn, nguồn nước,… ngành Thủy lợi thành phố cũng đã có những đóng góp rất tích cực như đã tạo ra vùng lúa tăng vụ Nam Bình Chánh, các vùng lúa cao sản Phước Kiển, Nhơn Đức (Nhà Bè), Lý Nhơn (Cần Giờ) .Mặc dù trong những năm gần đây diện tích đất đai nông nghiệp giảm theo  quy hoạch và do ảnh hưởng đô thị hóa, nhưng năng suất và sản lượng nông nghiệp vẫn tăng đáng kể,  đã thể hiện rõ sự đóng góp tích cực của ngành Thủy lợi  TP.

 

Những công trình tiêu biểu :

 

o    Các hệ thống công trình lớn : Hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, hệ thống thủy lợi N31A, công trình kè bảo vệ bờ biển (Cần Thạnh – Đồng Hòa, Thạnh An) Cần Giờ.

o    Các công trình  thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn quận, huyện : công trình thủy lợi rạch Cầu Già, công trình thủy lợi rạch Ông Đồ, công trình thủy lợi Bắc Bình Lợi - huyện Bình Chánh, công trình thủy lợi Tân Hiệp, công trình thủy lợi Cầu Dừa - Bà Mểnh, công trình kênh tiêu Liên Xã - huyện Hóc Môn, công trình thủy lợi An Phú -Phú Mỹ Hưng, Cây xanh Bà Bếp, Rạch Sơn, Rọc Mía - huyện Củ Chi.

o    Ngoài ra thành phố cũng dành kinh phí để nâng cấp sữa chữa  các công trình phòng chống lụt bão các quận huyện mỗi năm từ 4 ¸ 5 tỷ đồng, duy tu sửa chữa Kênh Đông mỗi năm từ  1 ¸ 3 tỷ đồng . Từ năm 1999 đến nay  thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình  kiên cố hóa trên hệ thống Kênh Đông Củ Chi.

 

Hệ thống thủy lợi Hóc Môn-Bắc Bình Chánh :

 

Đây là công trình lớn với nhiệm vụ ngăn mặn, giữ và dẫn nước ngọt, tiêu úng, xổ phèn, cải tạo đất và cải tạo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân. Diện tích phục vụ 12.197ha kể cả một phần tỉnh Long An, trong đó thành phố 9.700ha.  Quy mô công trình gồm 12 cống đập chính, 7 trục kênh chính tổng chiều dài 70km, 122 kênh cấp 1 tổng chiều dài 122km, 457 kênh cấp 2, tổng chiều dài 306km, 45km đê bao, hơn 1.000 cống đầu và cuối kênh. Đây là công trình vay vốn WB với tổng kinh phí đầu tư 341 tỷ đồng.

 

Công trình đã khởi công từ năm 1994, phần Trung Ương đầu tư thực hiện các hạng mục đầu mối, thành phố đầu tư thực hiện phần nội đồng.  Năm 2001 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang điều chỉnh mở rộng xây dựng bờ bao kết hợp đường giao thông khu vực Nhị Xuân và Tam Tân Thái Mỹ.

 

Đến năm 2002, cơ bản đã hoàn thành phát huy được tác dụng ngăn mặn, lũ, dẫn và giữ ngọt, khắc phục tình hình úng ngập, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

 

Công trình thủy lợi Kênh Đông và N31A:

 

o    Công trình thủy lợi Kênh Đông trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, được khởi công xây dựng từ năm 1985, hoàn thành cơ bản năm 1993 (hiện nay đang triển khai chương trình kiên cố hóa). Đây là công trình có quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là khu vực Huyện Củ Chi. Công trình có quy mô 10.984 ha với 11km kênh chính; 140km kênh loại II (cấp 1 & 2), 257 km kênh loại III (cấp 3, 4 và nội đồng) và 1.300 công trình trên kênh.

o    Công trình đã nâng hệ số sử dụng đất từ 1,2 vòng/năm (1985) lên 2,5 ¸ 3 vòng/năm (hiện nay); nâng năng suất lúa từ 1,2 tấn/ha/vụ lên 4 ¸ 4,5 tấn/ha/vụ, đậu phộng từ 0,8 tấn/ha/vụ lên 2 ¸ 2,2 tấn/ha/vụ.

o    Công trình N31A mở rộng diện tích phục vụ cho hệ thống kênh Đông Củ Chi, phục vụ cho 3.526 ha đất canh tác thuộc các xã Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An và Thị Trấn Củ Chi. Công trình bao gồm kênh đất N31A dài 16,4Km. Tổng kinh phí đầu tư : 74 tỷ đồng. Đến nay công trình đã hoàn thành và đã từng bước đưa vào phục vụ sản  xuất.

 

Công trình đang  được bê tông  hóa  dự kiến hoàn thành cuối năm 2003.

 

Kè đá  ven  biển Cần Giờ :

o    Công trình kè biển Cần Giờ, khởi công năm 1997 và hoàn thành năm 1999, hình thức kết cấu kè đá, tổng chiều dài 13km bảo vệ  chống xói lở bờ biển từ Đồng Hòa đến Cần Thạnh. Công trình đã phát huy tác dụng, đã được thử thách qua cơn bão số 5 năm 1997, không chỉ có hiệu quả bảo vệ bờ biển mà còn tạo được tác động bồi lắng tốt, có triển vọng cho hướng đầu tư lấn biển.  Tổng mức đầu tư đã thực hiện 21,45 tỷ đồng.

o    Công trình kè đá Thạnh An (Cần Giờ) : Đã phát huy tốt việc bảo vệ chống xói lở khu vực dân cư xã đảo Thạnh An.

 

Hiện nay  thành phố đang có nhiều chương trình  và triển khai xây dựng các dự án thủy lợi, giao thông nông thôn, cấp nước, thoát nước, bảo vệ môi trường; triển khai các chương trình về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó có nhiều chương trình dự án lớn như  hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn (Củ Chi, Quận 12, Hóc Môn); chương trình kiên cố hóa kênh Đông,  nạo vét rạch Tham Lương - Bến Cát - Vàm Nước Lên, các dự án kiểm soát lũ, chống xói lở và bảo vệ bờ các sông rạch lớn; các dự án ngọt hóa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng bị nhiễm mặn; các dự án thủy lợi kết hợp phát triển hạ tầng các vùng rau an toàn, cây ăn trái, mía, đậu phộng trồng tập trung, các vùng nuôi thủy hải sản nhất là vùng chuyển đổi lúa 1 vụ năng suất thấp sang nuôi tôm ở Cần Giờ, Nhà Bè.


Số lượt người xem: 6184    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm