SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
4
2
3
1
7
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 06 Tháng Mười Hai 2006 11:30:00 SA

Hội nghị chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Trung Lập Hạ - Củ Chi giai đoạn 2006 – 2010

Sáng 28/11, Hội nghị “ Triển khai đề án chuyển dổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Trung Lập Hạ - Củ Chi giai đoạn 2006 -2010 “ đã diễn ra tại UBND xã. Đến tham dự có các phòng ban Sở NN & PTNT, Tiến sĩ Trần Viết Mỹ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông; ông Nguyễn Ngọc Sáng chuyên viên Ban chỉ đạo Nông nghiệp nông thôn TP; lãnh đạo các đơn vị: Công ty giống cây trồng Miền Nam; Chi cục phát triển nông thôn; Chi cục bảo vệ thực vật TP; Công ty khai thác và dịch vụ thủy lợi; các đơn vị sản xuất kinh doanh; Chủ tịch UBND huyện Củ Chi – ông Út Sơn; lãnh đạo Hội đồng nhân dân; các ban ngành đoàn thể huyện; lãnh đạo và các ban ngành đòan thể xã, cùng đông đảo phóng viên của các báo, đài truyền hình thành phố HCM và hơn 60 nông dân..

Trong xu hướng chung của sản xuất nông nghiệp ngày nay, thì việc chuyển đổi các loại vật nuôi – cây trồng cho năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên đang là xu thế của nền nông nghiệp hiện đại đã và đang được nông dân trong cả nước nói chung và nông dân TP. HCM nói riêng áp dụng một cách có hiệu quả, mà điển hình là xã Trung Lập Hạ - Củ Chi. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận hòa, hệ thống giao thông rộng khắp, thuận tiện, đặc biệt là hệ thống giao thông nội đồng cộng với hệ thống tưới tiêu cho trên 85 % đất nông nghiệp, với 100%  hộ nông dân trong xã sử dụng điện trong sinh hoạt và tiêu dùng, 85%  hộ  sử dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất và hầu hết các hộ đều có máy bơm chủ động trong  việc tưới tiêu cũng như vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Với 69 % hộ thuần nông lại có tay nghề, kinh nghiệm  sản xuất một số loại cây trồng như rau ăn lá, quả, đậu phộng, bắp lai, lúa mà năng suất thu hoạch cao hơn khá nhiều so với các xã khác trong huyện. Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tuy chưa phát triển ở qui mô lớn, nhưng đã hình thành chuỗi nghề phát triển theo mô hình VAC khá hiệu quả. Bên cạnh đó các hộ nông dân trong xã  còn có một số nghề tiểu thủ công  như đan lát, làm bánh tráng…mà lợi ích mang lại từ những nghề  phụ này  giúp bà con nông dân tự nâng cao đời sống cho gia đình. Để đảm bảo từ nay đến năm 2010, toàn xã  đạt được giá trị bình quân 100 triệu đồng/ ha/ năm cần phải có sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp các loại nông sản có giá trị cao theo mô hình khép kín  sản xuất – tiêu thụ theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất  các sản phẩm sạch, chất lương cao đảm bảo phục vụ thị trường trong nước và đủ các tiêu chuẩn  để xuất khẩu…đòi hỏi phải có sự liên kết, nỗ lực trong toàn xã, sự hỗ trợ của huyện và các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và PTNT, trên cơ sỡ đề án chuyển đổi đã được UBNDTP phê duyệt.
“ Với những ưu thế về  điều kiện tự nhiên, lực lượng nông dân cần cù, chịu khó, áp dụng tốt những điều học hỏi được từ KHKT, có tay nghề sản xuất giỏi thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp trên địa bàn xã trong tương lai gần sẽ là một kết quả mang lại nhiều lợi ích nhất cho bà con nông dân; các ban ngành, đoàn thể huyện , sở sẽ sát cánh với bà con nông dân để cùng sản xuất, tìm  ra những hướng đi vững chắc nhất”. Đó là lời nhận xét tại hội nghị mà tiến sĩ Trần Viết Mỹ phát biểu.

 

 

(Trung tâm Khuyến nông )
 
(

Số lượt người xem: 4469    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm